Dự ngôn về Đấng Cứu Thế trong nền văn minh Ai Cập cổ đại
- Nguyên Tuyền
- •
Đấng Cứu Thế không phải là khái niệm của duy nhất một tôn giáo hay một dân tộc. Trong những nền văn minh cổ đại của rất nhiều dân tộc trên thế giới đều lưu truyền dự ngôn về Đấng Cứu Thế. Phiên bản dự ngôn bắt nguồn từ văn hóa Ai Cập cổ đại dưới đây có thể là một trong những dự ngôn cổ nhất còn được lưu lại về Đấng Cứu Thế.
Lịch sử nền văn minh Ai Cập cổ đại được coi là bắt đầu từ hơn 5000 năm trước. Ngày nay nền văn minh này được coi là đã mất, người Ai Cập ngày nay không lưu giữ lại nền văn minh đã từng xuất hiện trên mảnh đất của họ, có chăng chỉ còn lại những di chỉ và một vài ghi chép. Ví như tác phẩm “Timaeus” của Plato ghi lại việc các linh mục Ai Cập đã nói với người Hy Lạp về nền văn minh thời tiền sử của Atlantis trước trận đại hồng thủy.
Có một nhân vật quan trọng trong văn hóa Ai Cập cổ đại – Thần Thoth. Theo truyền thuyết, ông xuất hiện vào buổi đầu của nền văn minh cổ đại. Ông là người phát minh ra chữ viết của người Ai Cập. Ông có trí tuệ và tri thức phi thường, và được coi là “Thần trí tuệ” và “Chúa tể tri thức”. Ông cũng là một vị tế tư và nhà tiên tri vĩ đại.
Vào thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên, Ai Cập bị cai trị bởi Hy Lạp, và sau đó bị Đế quốc La Mã sáp nhập. Trong thời kỳ này tiếng Hy Lạp trở thành ngôn ngữ chung của Ai Cập. Trong văn học thời kỳ này, Thần Thoth còn được gọi là “Hermes”.
Vào khoảng thế kỷ thứ hai đến thế kỷ thứ ba, có một tài liệu tiếng Latinh được ghi là “Asclepius·The Perfect Discourse”, ghi lại những lời tiên đoán của Thần Thoth – vị Thánh của Ai Cập cổ đại về tương lai của Ai Cập: Sự sụp đổ của nền văn minh và tôn giáo của Ai Cập, đủ loại hỗn loạn ngày tận thế, và cuối cùng là Đấng Cứu Thế của vũ trụ cứu rỗi thế giới, dạy bảo chúng sinh, và thanh lọc vũ trụ. Sẽ có thảm họa, bệnh dịch và chiến tranh trên thế giới, và những người may mắn sống sót sau thảm họa sẽ bước vào một kỷ nguyên lịch sử mới.
Phiên bản cổ xưa của lời tiên tri này mô tả nhiều chi tiết: Sự đối ứng giữa các nền văn hóa cổ xưa của các quốc gia và Thần; khi con người bài xích Thần, không tin vào Thần và đi chệch khỏi văn hóa và đạo đức chính thống, suy nghĩ của họ sẽ đi đến biến dị; đến thời mạt hậu, Thần sẽ không còn quản con người nữa, các tà linh (evil angels) sẽ tàn phá thế giới, hướng con người đi đến tội ác và hủy diệt. Hàm nghĩa của những tà linh (evil angels) này hoàn toàn tương ứng với “Thiên Thần sa ngã” Satan trong Kinh Thánh tiếng Do Thái và Cựu Ước. Lời tiên tri cũng nói rằng, kết quả là thế giới sẽ hỗn loạn, và thời mạt hậu, thế giới sẽ xảy ra thảm họa, bệnh dịch hoặc chiến tranh, con người sẽ phải trả giá cho tội lỗi của mình trong thảm họa… Lúc này, Đấng Cứu Thế của vũ trụ, cũng là vị Thần tối cao đã sáng tạo ra thế giới (Sáng Thế Chủ), sẽ đến và kêu gọi mọi người quay trở lại con đường đúng đắn, người nghe theo những gì được Sáng Thế Chủ dạy bảo sẽ được cứu. Ý chí và trí tuệ của Sáng Thế Chủ – phép tắc bản nguyên căn bản và vĩnh cửu đã tạo nên vũ trụ – sẽ làm cho thế giới và vũ trụ trở lại vẻ đẹp tươi đẹp. Điều này trong văn hóa phương Đông gọi là “Pháp chính càn khôn”.
Lời tiên tri phân biệt rõ ràng các khái niệm về God (Sáng Thế Chủ) với the gods, the Gods (chúng Thần, chúng Thần Chủ), đồng thời đưa ra mô tả chi tiết về God (Sáng Thế Chủ) cứu rỗi thời mạt hậu: “the Master and Father, the first before all, the maker of that god who first came into being” (Chúa Tối Cao, Cha Tối Cao, Đấng Tạo Hóa của hết thảy chúng Thần, tồn tại trước hết thảy). Trong một bản dịch tiếng Anh khác gọi Ngài là “the Lord, the Father and god from the only first god, the Creator”. (Ý nghĩa là: Chúa Tối Cao, Cha Tối Cao, Sáng Thế Chủ tạo ra hết thảy chúng Thần). Rõ ràng là các lời tiên tri cổ xưa đã nói với con người: Đấng Cứu Thế thời mạt hậu chính là Sáng Thế Chủ – vị Thần đã sáng tạo ra vạn vật trong vũ trụ bao gồm cả chúng Thần.
Trên thực tế, những lời tiên tri tương tự về cứu thế thời mạt hậu đã được lan truyền trong nhiều dân tộc và nền văn hóa cổ xưa.
Sau đây là đoạn trích được dịch từ lời tiên tri cổ xưa này. Bài viết này dựa trên bản dịch tiếng Anh xuất bản năm 1924 của Giáo sư Walter Scott (1855-1925, học giả cổ điển người Anh).
* * *
“Lời tiên tri của Thoth”
(Trích đoạn)
(1) Lời nói đầu
Ai Cập là hình ảnh thu nhỏ của Thần quốc Thiên giới trên trái đất, hay nói chính xác hơn là phép tắc tạo hóa của Thần quốc Thiên được truyền xuống vùng đất hạ giới, hình thành nên sức sống của văn hóa Ai Cập. Không, phải nói rằng phép tắc tạo hóa của toàn bộ vũ trụ đều được phản ánh trên vùng đất này trong thế giới của chúng ta, đồng thời nó lại tồn tại trong Pháp giới.
Một ngày nào đó trong tương lai, dù người Ai Cập có tin tưởng và tôn thờ Thần của họ một cách sùng đạo đến đâu, thì cũng sẽ trở nên vô dụng; chúng Thần sẽ rời khỏi trái đất và trở về Thiên thượng; Ai Cập sẽ bị Thần bỏ rơi. Thần không còn ngự trị nữa, và nơi sản sinh ra đức tin từng thịnh vượng này sẽ trở nên cằn cỗi hoang vu.
(2) Nguy cơ của thế giới tương lai
Vào ngày đó, con người sẽ chán đời đến mức không còn coi vũ trụ là đáng để tán thán ngưỡng mộ và tôn kính nữa. Vì vậy, ân sủng quan trọng nhất trong tất cả các ân sủng thiêng liêng – tín ngưỡng tôn giáo – ân sủng không có gì thánh thiện hơn trong quá khứ, hiện tại hay tương lai – sẽ có nguy cơ bị hủy hoại; nó sẽ bị con người coi là một gánh nặng, và bắt đầu coi thường nó.
Khi đó, họ sẽ không còn yêu mến thế giới của chúng ta nữa – thế giới này là sự sáng tạo vô song của Sáng Thế Chủ, vị Thần Chủ tối cao. Công trình huy hoàng này là một tập hợp của sự hoàn hảo và vẻ đẹp, và ý chí của Sáng Thế Chủ được thể hiện trong đó, và ban tặng cho nhân loại phước lành vô tận. Thế giới tươi đẹp này đủ để khiến cho những ai nhìn thấy nó đều cảm thấy tôn kính, khâm phục và ngưỡng mộ không gì sánh được.
Khi đó, con người sẽ thích bóng tối hơn ánh sáng, có người sẽ cho rằng cái chết có ý nghĩa hơn sự sống; con người sẽ không còn thực sự khao khát Thiên quốc nữa, những người ngoan đạo sẽ bị coi là kẻ ngốc, còn những người bất kính với Thần sẽ được coi là thông minh. Thần sẽ được coi là thông minh, kẻ điên cuồng sẽ được coi là dũng sĩ, kẻ xấu sẽ được coi là người tốt.
Tin vào sự bất tử của linh hồn, hoặc hy vọng rằng linh hồn có thể bất tử – những đạo lý mà ta đã dạy các vị này, sẽ bị mọi người cười nhạo, thậm chí còn cố gắng thuyết phục bản thân rằng những điều này không tồn tại. Người ta không còn nói hay tin những lời thuần khiết và thành kính với Thần đó nữa.
Vì vậy, chúng Thần sẽ rời bỏ loài người – điều này thật đáng buồn biết bao! Chỉ thấy tà linh hoành hành trên thế giới, chúng sẽ xâm nhập vào con người, và dẫn dắt con người đáng thương đi đến đủ loại tội ác vô lương tâm, chúng sẽ dẫn dắt con người đi đến chiến tranh, cướp bóc, lừa dối và tất cả những sự tình đi chệch khỏi bản chất thiện lương của nhân loại.
(3) Sáng Thế Chủ cứu rỗi thế giới, thanh lọc trái đất và vũ trụ, nhân loại bước vào kỷ nguyên mới
Khi đó trái đất sẽ rung chuyển, đại dương sẽ gầm thét, các ngôi sao sẽ lệch khỏi quỹ đạo, và chúng Thần sẽ im lặng, hoa quả của trái đất sẽ thối rữa, đất đai sẽ cằn cỗi, không khí sẽ xấu đi và mọi thứ sẽ hỗn loạn, tất cả những điều tốt đẹp sẽ biến mất.
Tuy nhiên, khi tất cả những điều này xảy ra, vị Thần Chủ tối cao, Cha của Thiên thượng, Sáng Thế Chủ có trước vạn vật và tạo nên hết thảy chúng Thần, sẽ quan sát mọi việc xảy ra, bằng ý chỉ chí thiện và quyền năng phi thường của mình, Ngài sẽ cứu độ trong thời loạn thế. Khi đó, Ngài sẽ kêu gọi những kẻ lạc lối, để họ trở về con đường chính Đạo; Ngài sẽ tẩy sạch thế giới tội lỗi: tẩy rửa hết sạch mọi tội lỗi bằng lũ lụt, đốt cháy bằng lửa, bằng chiến tranh và dịch bệnh.
Vì vậy, Ngài sẽ đưa thế giới do Ngài tạo dựng trở lại trạng thái ban đầu, vũ trụ sẽ đón nhận một cuộc sống mới và tươi đẹp trở lại, khiến chúng sinh phải tôn kính và ngưỡng mộ; Vị Thần Chủ tối cao – Sáng Thế Chủ, Đấng Sáng Tạo và và Đấng Khôi Phục của vũ trụ bao la, Ngài sẽ mãi mãi được con người thời đó ca ngợi và tôn kính. Đây là sự tái sinh của vũ trụ, tái tạo vẻ đẹp của vạn vật. Mọi thứ trong vũ trụ và các thiên thể đều được khôi phục lại trạng thái ban đầu, thiêng liêng và khiến người ta kính sợ. Tất cả những điều này sẽ được hoàn thành theo thời gian theo ý muốn vĩnh cửu của Sáng Thế Chủ. Ý chỉ và phép tắc của Sáng Thế Chủ không có sự khởi đầu về thời gian, xuyên suốt thời gian, quá khứ và hiện tại, vĩnh hằng bất biến.
Bởi vì sự tồn tại của Sáng Thế Chủ chính là để thành tựu hết thảy mọi điều tốt đẹp.
Theo “Dự ngôn Sáng Thế Chủ cứu thế thời mạt hậu trong nền văn minh Ai Cập cổ đại“
Đăng trên Minghui.org
Tác giả: Nguyên Tuyền
Xem thêm:
- Tượng Phật Lư Xá Na ở hang Long Môn và huyền cơ thời mạt thế
- Cái chết ở chốn thiên đường và dự ngôn về Chúa Cứu Thế
Mời xem video:
Từ khóa Sáng thế chủ Ai Cập cổ đại Đấng Cứu Thế