Chúng ta thường hay nhìn nhận rằng Thành Cát Tư Hãn là một vị Khả Hãn Mông Cổ rất tàn bạo. Tuy nhiên, một cuốn sách nổi tiếng của giáo sư Jack Weatherford thuộc khoa Nhân chủng học của Đại học Macalester lại cho người ta thấy một Thành Cát Tư Hãn rất khác. Cuốn sách có tên: Genghis Khan and the Making of the Modern World (Tạm dịch: Thành Cát Tư Hãn và sự hình thành nên thế giới hiện đại)

“Genghis Khan and the Making of the Modern World” là một tác phẩm xuất sắc, từng trụ vững ở vị trí Best Seller (tác phẩm bán chạy) của The New York Times trong vòng 2 tuần năm 2004. Trong cuộc thi sách nói trên Audible.com, cuốn sách cũng đứng đầu vào năm 2011, cùng với cuốn tiểu thuyết Matterhorn lấy bối cảnh chiến tranh Việt Nam của Karl Marlantes. Vào ngày 12 tháng 10 năm 2014, “Genghis Khan and the Making of the Modern World” nằm ở vị trí thứ 6 của tờ The New York Times về những cuốn sách điện tử bán chạy nhất. Điều đặc biệt là cuốn sách này khiến cho chúng ta thấy một Thành Cát Tư Hãn làm nên thế giới hiện đại.

Mộc Hoa Lê: Từ nô lệ trở thành danh tướng Đế chế Mông Cổ (P1)
Thành Cát Tư Hãn, bên phải là Mộc Hoa Lê, bên trái là Bác Nhĩ Truật, tại Bảo tàng Thành Cát Tư Hãn ở Ulanbato Mông Cổ. (Ảnh: Maykova Galina, Shutterstock, Royalty-free stock photo)

Trong cuốn sách, giáo sư Weatherford tường thuật về sự nổi lên và tầm ảnh hưởng của Thành Cát Tư Hãn và những người nối nghiệp, cũng như ảnh hưởng của họ lên nền văn minh châu Âu. Khác biệt với định kiến cho rằng Thành Cát Tư Hãn là một vị bạo chúa, Weatherford cho rằng thời kỳ trị vì của vị Khả Hãn này đã có ảnh hưởng vô cùng tích cực về văn hóa tới phương Tây. Ông cũng cho rằng lúc đầu ở phương Tây, Thành Cát Tư Hãn đã từng được mô tả là một “vị vua cao quý và xuất chúng”, nhưng trong thời kỳ Khai Sáng, ông đã bị người phương Tây ma hóa và trở thành một kẻ ngoại đạo tàn ác.

Nguồn dẫn chứng của Weatherford đến từ ba tác phẩm chính:

  • Mongγol-un niγuča tobčiyan: Cuốn sách lịch sử cổ xưa nhất của Mông Cổ vẫn còn tồn tại đến ngày nay, viết vào giai đoạn ngay sau khi Thành Cát Tư Hãn qua đời.
  • Ta’ rīkh-i jahān-gushā: Cuốn sách lịch sử viết bởi sử gia người Ba Tư Ata-Malik Juvayni, trong đó có một phần mô tả về người Mông Cổ và cuộc xâm lược của họ.
  • Jami al-Tawarikh: Cuốn sách lịch sử viết bởi sử gia Ba Tư – Do Thái Rashid-al-Din Hamadani.

Bối cảnh

Các học giả phương Tây ngày nay thường cho rằng Thành Cát Tư Hãn là một vị bạo chúa, còn người Mông Cổ là những kẻ dã man, đã hủy hoại rất nhiều nền văn minh phương Tây. Thực ra, điều này bắt nguồn từ cách mà quân Mông Cổ đối xử với tầng lớp lãnh đạo phương Tây thời bấy giờ. Người Mông Cổ đã thẳng tay giết chết các tầng lớp thống trị để khuất phục các nước mà họ xâm chiếm. Vì thế, những người còn sống đã viết về lịch sử với một sự oán giận đối với người Mông Cổ.

Đưa châu Âu đến thời kỳ Phục Hưng
Tranh vẽ về việc quân Mông Cổ cắt tai kẻ thù làm chiến lợi phẩm. (Tranh: Wikipedia, Public Domain)

Vào năm 1979, Paul Ratchnevsky từng viết về cách mà Thành Cát Tư Hãn đã xây dựng nên các liên minh, sự công bằng của ngài trong việc phân chia chiến lợi phẩm, cũng như sự bảo trợ của ngài cho khoa học. Tương tự, Saunders và H. H. Howorth đã đưa giả thuyết rằng đế chế Mông Cổ đã cống hiến cho sự mở rộng tương tác tri thức giữa Trung Quốc, Trung Đông, và Châu Âu.

Trong cuốn “Genghis Khan and the Making of the Modern World”, Weatherford đã khám phá ra cách người Mông Cổ đối xử với dân chúng (nông dân, người buôn bán nhỏ, và các thương nhân) dưới sự trị vì của họ. Ông cho rằng sự trị vì này thậm chí còn ít tàn khốc hơn so với quý tộc Châu Âu vì thuế nhẹ hơn, sự bao dung đối với các phong tục và tín ngưỡng địa phương, cũng như sự quản lý hợp lý, và một nền giáo dục toàn cầu cho nam giới.

Những lợi ích này được áp dụng trực tiếp cho phần dân chúng đầu hàng ngay lập tức trước quân Mông Cổ. Phần dân chúng chống lại sự đô hộ của họ có thể bị tàn sát để răn đe những thành phố, làng mạc khác. Những cuộc tàn sát này là một trong các phương thức tâm lý chiến để cảnh báo cho phần dân chúng chưa bị chinh phục. Tuy nhiên, sự khủng bố đó lại được các sử gia sau này tô vẽ cho tất cả những thành phố mà người Mông Cổ đi qua.

Di sản của Thành Cát Tư Hãn

Giáo sư Weatherford đã khám phá ra rằng Thành Cát Tư Hãn và đế chế Mông Cổ đã đặt nền móng cho thời kỳ Phục Hưng ở châu Âu, nó bao hàm tất cả các phương diện như thương mại, nghệ thuật, kỹ thuật, thậm chí là thuốc súng. Hơn nữa Weatherford tin tưởng rằng ý niệm Phục Hưng ấy không phải là của Hy Lạp hoặc La Mã, mà là khái niệm đến từ đế chế Mông Cổ, là điều tới từ phương Đông.

Đưa châu Âu đến thời kỳ Phục Hưng: Có một Thành Cát Tư Hãn rất khác
Thành Cát Tư Hãn. (Tranh: Wikipedia, Public Domain)

Các khía cạnh chính bao gồm:

Thiên văn học: Tri thức mới từ những bản viết tay của Marco Polo hay bản đồ chi tiết về các sao của Ulugh Beg tới từ phương Đông đã chứng minh được rằng hầu hết kiến thức cổ điển mà người phương Tây nhìn nhận là hoàn toàn sai lầm.

Tiền giấy: Các thực nghiệm của Mông Cổ tại Ba Tư ở Il-Khanate.

Nghệ thuật: Các tu sĩ dòng thánh Francis, những người có kết nối rộng với triều đình Mông Cổ, và nghệ thuật Mông Cổ/Ba Tư đã tác động lên Giotto di Bondone và các học trò của mình, nhiều đến mức mà thánh Francis được vẽ với trang phục Mông Cổ – “được bọc trong lụa theo nghĩa đen”. Và, trong minh họa năm 1306 về chiếc áo choàng của Chúa ở Padua, phần trang trí vàng được vẽ với các chữ Mông Cổ từ bia đá Phagspa được Hốt Tất Liệt cho phép. Bên cạnh đó, người Mông Cổ cũng giúp truyền bá khái niệm về dàn nhạc, và giúp tạo nên các nhạc cụ như violin, đây chính là nền móng cho dàn nhạc giao hưởng phương Tây.

Dân chủ và chính quyền: Các thay đổi của Hốt Tất Liệt ở Trung Quốc đã phân hóa quyền lực và đưa đến sức mạnh chính trị cho các nông trại đơn lẻ. Đây là một trải nghiệm dân chủ đầu tiên ở Trung Quốc – Cải cách ruộng đất một cách chuẩn mực nhất, điều chỉ được thực hiện dưới thời Quốc Dân Đảng ở Đài Loan (trái với cuộc cải cách đẫm máu ở Trung Quốc đại lục). Chính quyền bộ lạc của Mông Cổ cũng có nhiều nhân tố dân chủ. Các Hãn của người Mông Cổ được lựa chọn bằng các hội đồng giống với việc “bầu cử” như các phiên bản của người La Mã. Hơn nữa, các Hãn đã cai trị dựa trên ý định của mọi người.

Quân sự: Sử dụng các chiến thuật khác nhau tới từ các nền văn hóa khác nhau. Quân đội Mông Cổ chỉ mang theo những thứ họ cần thiết nhất vì họ có được kiến thức, những thông tin cần thiết để đánh bại quân đội đối phương. Khi các chiến thuật và vũ khí truyền thống của người Mông Cổ không còn phù hợp để tấn công các thành phố, Thành Cát Tư Hãn đã thay đổi bằng cách sử dụng các vũ khí lớn từ Ba Tư, Trung Quốc, và Ả Rập, cũng như phát triển các chiến lược khác.

Sau khi Thành Cát Tư Hãn chinh phục các quân đội và đế chế khác, ông đã thêm vào quân đội của mình nhiều người khác nhau, nhờ đó tạo nên các chiến thuật chiến tranh cũng như ý kiến sáng tạo một cách đa văn hóa. Nói theo một cách khác, ông đã thay đổi chiến thuật quân sự truyền thống và tạo nên một đội quân hỗn hợp hơn để đánh bại và chinh phục các đế chế khác.

Họ đã tạo nên một kho vũ khí toàn cầu để đối ứng được với hoàn cảnh mà họ gặp phải. Ví dụ như, máy bắn đá là một công cụ chiến tranh vô giá thời Trung Cổ để tấn công bao vây, tương tự như máy phóng đá, được sử dụng để quăng những tảng đá nặng phá hủy tường thành. Người Mông Cổ lấy được tri thức này từ Ả Rập, và sau đó đã thuê người Ả Rập đồng hành với mình để tạo ra máy bắn đá khi cần thiết.

Tín ngưỡng: người Mông Cổ chấp nhận hầu hết các tôn giáo ở thời kì ban đầu của Đế chế Mông Cổ, và thường bảo trợ một vài tôn giáo tại cùng thời điểm. Vào thời điểm của Thành Cát Tư Hãn ở thế kỷ 13, hầu như mọi tôn giáo đều thấy những người cải đạo, từ Phật giáo sang Thiên Chúa giáo, từ Ba Tư giáo sang Hồi giáo. Để tránh xung đột, Thành Cát Tư Hãn thành lập một tổ chức để đảm bảo sự tự do tôn giáo, cho dù bản thân ông cũng có tín ngưỡng riêng. Dưới sự kiểm soát của ông, tất cả các lãnh tụ tôn giáo đều được miễn thuế cũng như các dịch vụ công.

Thương mại: Người Mông Cổ là những người sống du mục trên thảo nguyên, nên họ sống xa xỉ với những vật phẩm đến từ thuế đối với phần dân số đã bị chinh phục. Nhưng Weatherford cũng chỉ ra rằng người Mông Cổ tìm cách phát triển kinh tế, khuyến khích cấp dưới kinh doanh, thay vì tăng thuế. Từ đó, họ đã phát triển hình thức thương mại mang tầm quốc tế. Người châu Âu sau đó 2 thế kỷ đã tìm cách đòi lại thương mại quốc tế có lợi đã mất khi đế chế Mông Cổ sụp đổ.

Khoa học kỹ thuật: Không chỉ vậy, người Mông Cổ dưới thời Thành Cát Tư Hãn đã giúp khuyến khích phát triển khoa học, cải thiện nông nghiệp và các phương thức sản xuất. Nhiều phát minh có được từ việc kết hợp kỹ thuật và công nghệ từ những nền văn hóa khác nhau nằm trong đế chế rộng lớn này. Đặc biệt, kỹ thuật in ấn được phát triển vào thời kỳ này cũng là chìa khóa cho phương Tây tạo nên thời kỳ Phục Hưng.

Weatherford cho rằng đế chế Mông Cổ đã làm được những việc sau:

  • Sự khoan dung tôn giáo chưa từng có
  • Sự phân biệt chủng tộc giữa người Mông Cổ và các dân tộc khác là nhỏ
  • Ít can thiệp vào phong tục và văn hóa bản địa
  • Ý tưởng cai trị trên cơ sở đồng thuận xuất phát từ các bộ lạc Mông Cổ
  • Nền văn hóa do người tài trị vì
  • Nền văn hóa thượng tôn pháp luật
  • Sự tài trợ mạnh mẽ cho giao thương Á – Âu
  • Việc xây dựng đường xá để hỗ trợ giao thương
  • Nền văn hóa đầu tiên thúc đẩy tri thức toàn cầu
  • Hệ thống thư tín quốc tế đầu tiên
  • Sự mở rộng mạnh mẽ đầu tiên của việc sử dụng tiền giấy
  • Giảm tra tấn ở các hệ thống hình sự
  • Đức tin vào miễn trừ ngoại giao cho đại sứ/phái viên

Sự ma hóa người Mông Cổ

Trong khi các nhà văn và nhà khai phá thời Phục Hưng nhìn Thành Cát Tư Hãn và người Mông Cổ một cách rộng mở, thời kỳ Khai Sáng ở châu Âu đã tạo nên một tinh thần bài Á ngày càng lan rộng và thường tập trung vào Mông Cổ. Họ cho rằng đế chế này là biểu tượng của mọi thứ xấu xa và khiếm khuyết.

Montesquieu đã viết rằng người Mông Cổ đã “phá hủy châu Á, từ Ấn Độ cho đến Địa Trung Hải; và tất cả các quốc gia đã tạo thành phía đông Ba Tư thành một sa mạc.” (The spirit of laws, 1748)

Voltaire, đã biến triều đại Mông Cổ thành một câu chuyện ngụ ngôn với sự xuất hiện của vua Pháp. Ông đã mô tả người Mông Cổ là “những đứa con hoang của lũ cướp, kẻ sống trong những chiếc lều, trên những chiến xa, và trên những cánh đồng.” Họ đã “ghét bỏ nghệ thuật, các phong tục, luật pháp của chúng ta; và vì thế thay đổi toàn bộ chúng; để biến thành một chỗ ngồi tuyệt vời cho một đế chế với sa mạc rộng lớn, như chính họ.”

Nhà tự nhiên học người Pháp với ảnh hưởng lớn Comte de Buffon, trong bách khoa toàn thư của mình về lịch sử tự nhiên, đã hạ thấp ngoại hình và đức tính của người Mông Cổ, và mô tả họ là “là những kẻ lạ của tôn giáo, đạo đức, và sự duyên dáng. Chúng là những kẻ cướp chuyên nghiệp.” Được dịch từ tiếng Pháp sang nhiều ngôn ngữ châu Âu, tác phẩm của ông đã trở thành một trong những nguồn thông tin truyền thống vào thế kỷ 18 và 19.

Nhà khoa học người Scotland Robert Chambers đã viết:

Những vị lãnh tụ của các chủng tộc khác nhau của nhân loại đơn thuần là các đại diện trong các giai đoạn đặc biệt trong sự phát triển ở dạng cao nhất hay là người da trắng… [so sánh với họ] những người Mông Cổ chỉ là một đứa trẻ dị dạng mới sinh.

Điều đáng ngạc nhiên là thời đó, người mắc hội chứng Down được biết đến ngày nay, thường được vẽ mô tả có đặc trưng trên khuôn mặt giống với người Mông Cổ.

Nhìn nhận lại về Thành Cát Tư Hãn

Một trong những người đầu tiên đánh giá lại Thành Cát Tư Hãn là nhà chính trị Ấn Độ Jawaharlal Nehru. Trong một chuỗi thư về lịch sử thế giới viết cho con gái mình từ nhà tù Anh vào những năm 1930, ông đã viết “Thành Cát Tư Hãn, không nghi ngờ gì nữa, là một thiên tài cũng như lãnh đạo quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử… Alexander và Caesar có vẻ nhỏ bé trước ông.”

Đưa châu Âu đến thời kỳ Phục Hưng: Có một Thành Cát Tư Hãn rất khác
Tượng Thành Cát Tư Hãn tại Ulaanbaatar, Mông Cổ. (Ảnh: Maykova Galina, Shutterstock)

Vào năm 2005, Peter Jackson xuất bản tạp chí hàn lâm “The Mongols and the West” (Tạm dịch: Người Mông Cổ và phương Tây), về quan hệ giữa Thiên chúa giáo phương Tây và đế chế Mông Cổ ở thời kỳ Trung cổ.

Antti Ruotsala, một nhà bình luận, đã ghi nhận việc các đánh giá lại về người Mông Cổ cho đến thời điểm đó đều được thực hiện bởi các học giả Đức, mà các công trình của họ không được phổ biến rộng rãi ở phương Tây.

Chỉ đến Weatherford, sự đóng ghóp của Thành Cát Tư Hãn và đế quốc Mông Cổ cho thế giới mới được nhìn nhận lại một cách thật sự hoàn chỉnh.

Quang Minh

Xem thêm:

Mời xem video: