Duy vật và duy tâm chỉ còn là một sự phân biệt hẹp hòi mang cái mác “khoa học”
- Quang Minh
- •
Mối quan hệ giữa vật chất và tinh thần vẫn luôn là một đề tài được tranh cãi trong giới tư tưởng học cũng như khoa học từ xưa đến nay. Mặc dù vật chất và tinh thần thường được phân tách mà tìm hiểu, nhưng ngày càng có nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy mối liên hệ mật thiết của hai phạm trù này, một mối liên hệ chặt chẽ vượt quá sức tưởng tượng của chúng ta.
Vật chất là gì? Thế giới của chúng ta, từ những hạt nhỏ nhất như quak, neutron, nguyên tử, phân tử, cho đến những tồn tại to lớn như mặt trời, hành tinh, thiên hà, tất cả đều là vật chất. So với vật chất vốn cụ thể, tinh thần khó định nghĩa hơn. Tuy nhiên, người ta lại thường giới hạn việc định nghĩa tinh thần là thứ nằm bên trong tư tưởng của con người – tồn tại quá nhỏ bé được cấu tạo từ vật chất giữa một vũ trụ tràn ngập vật chất. Bản thân điều này đã khiến cho khái niệm tinh thần bị giới hạn.
Để đưa ra một hiểu biết chính xác hơn, tinh thần còn phải bao gồm cả những đặc điểm, đặc tính của vật chất nữa. Cũng giống tinh thần của con người có bao hàm những “cá tính” như trẻ trung, sôi động hay trầm lắng, nhẹ nhàng; tinh thần của vật chất sẽ bao hàm “cá tính” của nó, như kim loại thì cứng mà dễ gỉ, gốm thì không gỉ nhưng dễ vỡ, nước thì lỏng, đá thì cứng, v.v.
Có người có thể sẽ cho rằng đó là đặc điểm của vật chất, không thể xếp vào phạm trù tinh thần. Nhưng một số nghiên cứu khoa học tiên phong như những nghiên cứu về nước của chủ tịch Học viện Hội Hado Quốc tế, tiến sĩ Masaru Emoto, lại cho thấy rằng vật chất thực sự có tinh thần riêng của nó. Ví dụ như nước sẽ phản ứng khác nhau với âm nhạc, tình yêu, hay sự thù hận.
Đặc trưng của vật chất vốn là sản phẩm của việc con người nhận thức vật chất, tức là sản phẩm của tinh thần. Vậy thì chúng ta còn có thể xếp những đặc trưng của vật chất vào phạm trù vật chất được nữa không?
Bên cạnh đó, những nghiên cứu về tri giác nguyên sinh của nhà khoa học người Mỹ, Cleve Backster, sử dụng máy dò nói dối trên thực vật, cũng cho thấy rằng dù không hề có đại não, nhưng thực vật vẫn có cảm xúc vui-buồn-sợ, có thể phân biệt người này với người khác, nhận biết nói dối, và thậm chí là ngoại cảm. Những thực vật vốn không có đại não kia tại sao lại vẫn có những đặc điểm tinh thần? Các thí nghiệm tương tự đã được thực hiện bởi các nhà khoa học Nga, Mỹ, v.v.
Việc phân tách vật chất và tinh thần một cách tuyệt đối như trong quá khứ có thể sẽ là một sai lầm mang tính cơ bản. Lấy một ví dụ, vật chất nước sẽ có những đặc tính tinh thần cơ bản dễ nhận biết của nó như lỏng, chảy chỗ trũng, gặp nóng thì bay hơi, v.v. Và ngược lại, loại vật chất có những đặc tính như vậy thì được gọi là nước. Điều này để chứng tỏ một việc là vật chất và tinh thần đồng thời tồn tại ngay từ khi sinh ra, nó có thể biến đổi, nhưng không có phạm trù nào là thống trị cả. Vật chất và tinh thần chỉ là hai mặt của một thể thống nhất mà thôi.
Sự tác động qua lại giữa vật chất và tinh thần cũng thường xuyên không được hiểu rõ một cách đầy đủ. Trên bề mặt, người ta có thể dễ dàng lấy ví dụ về việc hoàn cảnh vật chất tác động tới tinh thần của con người ta, như bụng rỗng thì cảm thấy đói, hay bị đánh thì cảm thấy đau, nhưng lại không trực tiếp thấy được sự tác động của tinh thần lên vật chất.
Thực ra, y học cũng đã cho thấy việc tinh thần của một người có ảnh hưởng to lớn tới sức khỏe của họ. Ví dụ như ý nghĩ tích cực làm giảm lượng đường trong máu của bệnh nhân tiểu đường, làm giảm các cơn hen, giảm các triệu chứng viêm kết tràng và cải thiện chức năng miễn dịch ở các bệnh nhân bị nhiễm HIV.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu ở mức vi quan hơn đã cho thấy rằng tinh thần có thể trực tiếp tác động tới vật chất. Ví dụ như trong thí nghiệm của tiến sĩ Emoto về nước, khi người ta tập trung tinh thần vào nước, thì các tinh thể nước đóng băng cũng sẽ có hình dạng khác nhau. Có nghĩa là tinh thần của người ta còn có thể tác động tới những thứ nằm ngoài phạm vi thân thể của họ.
Với những kết quả nghiên cứu tiên phong này, chúng ta đã nhìn thấy một mối liên hệ chặt chẽ giữa vật chất và ý thức, vượt quá sức tưởng tượng của nhân loại trong quá khứ. Việc đặt câu hỏi “Vật chất có trước hay tinh thần có trước?” thường xuyên khiến người ta nhầm lẫn rằng đáp án chỉ có thể là vật chất hoặc tinh thần, tạo nên một cái bẫy logic. Mà sự phân biệt để đưa ra một học thuyết thuần túy duy vật hay duy tâm, hay kết luận một việc là duy vật hay duy tâm, chỉ còn là một sự phân biệt hẹp hòi mang cái mác “khoa học”.
Quang Minh
Xem thêm:
Từ khóa thông điệp của nước tri giác nguyên sinh duy vật và duy tâm