Thành ngữ phương Đông cổ xưa có câu: “Thiên luân chi lạc”, tức là niềm vui “Thiên luân”. “Thiên luân” có hai nghĩa, một là để chỉ đạo lý tự nhiên, hai là để chỉ mối quan hệ thân thiết trong gia đình, nhất là khi đoàn tụ. Nói cách khác mối quan hệ gia đình cũng là một phần của Thiên lý vậy. Người phương Đông coi gia đình đoàn tụ là hạnh phúc lớn. Hơn nữa, người phương Đông cũng có truyền thống sinh sống theo gia đình lớn, sinh sống gần nhau trong gia tộc lớn.

Đạo chung sống giữa anh chị em: Nhường nhịn thì sẽ dư đủ
(Tranh: Họa sĩ Diêu Văn Hãn thời Thanh, Public Domain)

Phương Đông thời xưa, trong một mảnh đất rộng, nhiều thế hệ quanh năm suốt tháng chung sống cùng nhau. Ngay cả sau khi anh em đã trưởng thành, họ vẫn không rời đi. Chú bác thân thiện, cha từ con hiếu, chị em dâu tôn trọng nhau, gia đình hòa thuận, tương thân tương trợ, cả nhà vui vẻ.

Nói cho cùng, giữa những người ruột thịt luôn có một loại duyên phận kỳ diệu. Không có gì thân cận, thân thiết và ấm áp hơn việc truyền thừa huyết thống. Khi người thân ở bên nhau, sự hồn nhiên ngây thơ của trẻ nhỏ, sự nhiệt tình, gần gũi của người lớn, sự khoan dung, nhân từ của người già luôn đi kèm với sự mừng vui thanh thản, hạnh phúc và hy vọng, khiến người ta cảm thấy thỏa mãn về tâm linh, vui vẻ về tinh thần, làm cho cuộc sống hạnh phúc.

Người phương Tây hiện đại coi việc đưa con cái về thăm ông bà trong những ngày nghỉ lễ là hạnh phúc gia đình. Kỳ thực thời xưa, khoảng thế kỷ 19, người phương Tây cũng có cách sinh sống theo gia tộc hoặc gia đình lớn. Văn hóa sống độc lập chỉ là một sản phẩm của phương Tây hiện đại. Theo đó, khi trẻ em phương Tây đến tuổi trưởng thành, phần lớn sẽ sống tự lập xa cha mẹ và chỉ thăm gia đình trong một số dịp lễ.

Ngày nay, người phương Đông cũng có học theo cách làm của phương Tây hiện đại. Hơn nữa, mâu thuẫn giữa người với người trong xã hội hiện đại đặc biệt gay gắt, nên người ta khó sống hòa thuận khi có nhiều thế hệ hơn. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người hoài niệm về hạnh phúc gia đình khi có nhiều thế hệ cùng chung sống.

Xét cho cùng, một cuộc hội ngộ ngắn ngủi tất nhiên sẽ đi kèm với một cuộc chia ly không nỡ rời xa. Người trong gia đình hết mực thân thiết, cùng chung huyết thống, sau khi chia tay luôn để lại sự tương tư, cô độc và trống vắng. Ngày nay, hạnh phúc gia đình đích thực là thứ xa xỉ đối với người già ở phương Tây, và hầu hết họ đều già đi trong cô đơn hiu quạnh.

Đối với gia đình mà nói, người lớn tuổi từng trải nhiều, kinh nghiệm dày dặn, mối quan hệ xã hội rộng rãi. Họ có rất nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống có thể truyền thụ lại cho người trẻ. Vì thế có câu nói: “Trong nhà có người già như có báu vật”.

Người già có thể hỗ trợ việc giáo dục trẻ nhỏ. Nói chung, giao con cái cho ông bà là yên tâm nhất. Khi ông bà còn trẻ có thể có những thiếu sót trong việc giáo dục con cái. Thời gian trôi qua và kinh nghiệm nhiều hơn, ông bà càng hiểu rõ điều gì là quan trọng hơn đối với sự phát triển của con trẻ và điều gì mà con cháu sẽ tự nhiên làm được tốt khi chúng lớn lên. Dẫu sao, dưới áp lực của cuộc sống, cha mẹ luôn có những hạn chế khác nhau. Việc chỉ bảo của ông bà có thể bù đắp cho sự giáo dục còn thiếu và giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, an toàn hơn.

Sự truyền thừa từ ông bà qua các thế hệ cho phép vẻ đẹp của gia đình được truyền lại lâu hơn. Những điều “bà nội đã nói” “ông nội đã nói” sẽ làm cho xã hội trở nên nhìn xa trông rộng hơn, hài hòa hơn và ổn định hơn.

Hầu hết người già chỉ khi ốm đau mới cần đến sự chăm sóc của người khác. Có con cái và người thân bên cạnh có thể ngăn ngừa bất trắc và kịp thời cứu chữa, làm cho người già tự tại hơn và an tâm hơn. Cuộc sống dưỡng lão như vậy cũng thích ý hơn và thực tế hơn.

Nói chung, những người thân đã sống lâu năm với người già nên họ hiểu rõ hơn về thói quen sinh hoạt, tính khí, tính cách của người già. Khi người ta sắp qua đời, ai có thể hiểu được những ánh mắt mong đợi, những cử chỉ yếu ớt, những lời thì thầm, những âm thanh mơ hồ giọng quê cha đất tổ hơn người thân? Khi lâm chung, người già được bao quanh bởi những người thân yêu. Thấy con cái, người già cũng ra đi thanh thản không tiếc nuối.

Hạnh phúc gia đình là một lối sống vô cùng tươi đẹp và cũng là phương pháp dưỡng lão hạnh phúc nhất của người già.

Theo “Hạnh phúc gia đình thật đẹp
Đăng trên ChanhKien.org
Tác giả: Đặng Anh Sĩ

Xem thêm:

Mời xem video: