Kinh Dịch là cuốn sách đứng đầu Tứ Thư Ngũ Kinh của Nho gia, là cuốn sách mà cuối đời Khổng Tử nghiên cứu thâm sâu – “Nếu cho ta sống thêm vài năm nữa, thì cho dù 50 tuổi học Dịch cũng không phải là sai lầm” (Luận Ngữ – Tử Hãn). Kinh Dịch bao hàm các phương diện văn hóa cực kỳ toàn diện, từ tu tâm dưỡng tính, luân lý đạo đức, văn sử, đến đạo pháp… Cuốn sách này tựa như đánh thông một con đường xâu chuỗi các khía cạnh của nền văn minh tiền sử, và cho thấy bóng dáng của những điều cao thâm hơn. Bởi vậy trong sách cổ không thiếu những câu chuyện về việc sử dụng Kinh Dịch trong việc bói toán, đoán mệnh.

Đoán mệnh Ăn một vạn con cừu, Chữ Tín là sinh mệnh thứ hai của con người
(Tranh minh họa: Họa sĩ Cừu Anh đời Minh, Public Domain)

Trong “Lương Tứ Công ký” của Trương Thuyết thời nhà Đường có ghi lại câu chuyện “Lương Vũ đế xạ phúc”. “Xạ” có nghĩa là đoán, và “phúc” có nghĩa là che giấu. “Xạ phúc” chính là tùy ý giấu một vật, sau đó để mọi người sử dụng Kinh Dịch bói quẻ, đoán xem thứ được giấu là vật gì.

Trong những năm niên hiệu Thiên Giám của Lương Vũ Đế, có một lần Lương Vũ Đế đã lệnh cho người dấu một vật, rồi cùng với bá quan đoán vật được giấu đó.

Khi đó Thái Sử vừa bắt được một con chuột nên đã bí mật bỏ con chuột vào hộp, niêm phong lại và dâng lên Vũ Đế để làm “vật được giấu”.

Vũ Đế xuất được quẻ gốc là quẻ Thủy Sơn Kiển (Cấn ở dưới, Khảm ở trên), ngoại trừ Hào thứ hai, năm Hào còn lại đều động, vì vậy nó trở thành Quẻ Hỏa Lôi Phệ Hạp (Chấn ở dưới, Li ở trên). Sau khi Vũ Đế bói xong, ông lại ra lệnh cho quần thần bói.

Vũ Đế và tám vị đại thần khác đem chiêm từ (lời đoán) mà họ đã viết ra đặt lên trên chiếc đệm cói, rồi lệnh cho Khuể Sấm cũng tham gia bói. Khuể Sấm nói với Vũ Đế: “Thánh nhân Bói quẻ là dùng Tượng để phân biệt sự vật, Hoàng thượng đã bói một quẻ rồi, thì không cần bói lại quẻ khác, xin theo quẻ của Hoàng thượng để tiến hành dự đoán”.

Vũ Đế đồng ý. Khuể Sấm bèn dựa vào quẻ mà Vũ Đế đã bói mà viết ra chiêm từ. Sau khi viết xong, Khuể Sấm cũng đặt lên đệm cói và lui về một bên.

Sau khi tất cả mọi người bói xong, liền mở “vật được giấu”, và tuyên đọc chiêm từ của mọi người để xem chiêm từ của ai là chính xác nhất.

Chiêm từ của Vũ Đế nói:

“Đầu tiên được quẻ Kiển sau đó được quẻ Phệ Hạp, điều nói đến ở đây là thời gian. Phần dưới của quẻ Kiển là quẻ Cấn, phần trên là quẻ Khảm, đây chính là Tượng quái. Trong Tượng quái của quẻ Khảm bao gồm u tối, che giấu và trộm cắp, và cầm tinh tương ứng với nó là con chuột, vì vậy trong đó là một con chuột. Trong thời gian được biểu thị bởi quẻ Kiển nó đi ra hoạt động trộm các thứ để ăn, vì sự hoạt động của nó trở thành Tượng của quẻ Phệ Hạp, Tượng quái của quẻ Phệ Hạp bao hàm hình phạt và trừng trị kẻ ác, vì vậy nó bị bắt.

Trong quẻ Phệ Hạp có bốn hào là vô tội, một hào là ‘lị gian trinh’ (gian là phải biết khó khăn, trinh là giữ chính bền vững), năm hào này không có liên quan gì đến trộm cắp; chỉ có hào thứ sáu được đoán là hung, hào từ là ‘Hà hiệu diệt nhĩ’, có nghĩa là đeo cùm và cắt tai. Đây là vì trộm cắp mà gặp tai ương, cho nên con chuột này chết”.

Sau khi đọc Chiêm Từ của Vũ Đế xong, các quần thần đều khâm phục. Vũ Đế cũng rất đắc ý vì mình đã bói trúng.

Tiếp đó, Vũ Đế lại cho mở Chiêm Từ của tám vị đại thần khác, không ai bói trúng cả.

Cuối cùng là chiêm từ của Khuể Sấm. Ông bói trúng, nhưng khác với Vũ Đế, Khuể Sấm viết thêm:

“Thời gian này hiện tại đúng là khớp với ngày cát của vương tướng, vì vậy nhất định là chuột sống. Tượng của quẻ do quẻ Kiển (Khảm trên, Cấn dưới) biến thành quẻ Phệ Hạp (Li trên, Chấn dưới), tức là quẻ Khảm trên trở thành Li, và quẻ Cấn dưới trở thành Chấn. Khảm có Tượng là âm và tối tăm u ám, Li có Tượng là sáng sủa tốt đẹp, Cấn chứa Tượng tĩnh lặng, Chấn chứa Tượng chuyển động; tức là từ bóng tối đến ánh sáng, từ tĩnh lặng đến chuyển động. Lẽ ra chuột phải hoạt động trong bóng tối và ở yên vào ban ngày, nhưng bây giờ trở thành hoạt động giữa ban ngày. Vì mất thuộc tính của nó, cho nên chắc chắn bị bắt. Điều này nói rõ các sự việc và đạo lý đằng sau nó.

Tháng 8 là Kim, là tháng vượng Kim, Kim sinh Tý, mà con chuột là Tý, con số đại diện cho Kim là 4, vì vậy đây nhất định phải có 4 con chuột. Li là mặt trời, mặt trời quá ngọ thì sẽ chếch về hướng tây. Tượng từ trong Hào thứ ba của Quẻ Li nói rằng mặt trời chếch về phía tây, thì nó sẽ không tồn tại lâu. Hào Từ ở Hào thứ tư nói rằng, sau khi chết thì vứt bỏ. Vì vậy khi mặt trời chệch về phía tây thì con chuột sẽ chết”.

Thấy rằng Khuể Sấm bói được chuột sống, còn chính xác hơn của Lương Vũ Đế, chỉ có điều bói được bốn con, nên mọi người đều thắc mắc. Khuể Sấm nói: “Hãy mổ con chuột này ra”.

Vì Lương Vũ Đế tín Phật, không thích sát sinh, nên không đồng ý mổ con chuột sống. Khi mặt trời ngả về tây, quả đúng con chuột ấy chết thật. Lúc này Lương Vũ Đế lệnh cho người mổ bụng chuột ra, thì thấy trong bụng chuột lớn còn mang ba con chuột con.

Theo “Giải thích Chu Dịch, Bát Quái và chữ viết thần truyền: Toán quái và bói chữ
Đăng trên ChanhKien.org

Xem thêm:

Mời nghe radio: