Trong sách Luận Ngữ của Nho gia có ghi lại rằng một người hỏi Khổng Tử: “Nếu như có người nói với người có lòng nhân rằng có ai đó bị ngã xuống giếng, khi nghe vậy thì người đó có nhảy xuống theo để cứu người không?” Đức Khổng Tử trả lời rằng: “Sao lại phải làm như vậy? Người quân tử tìm cách cứu người, nhưng không để người khác hãm hại, có thể sẽ bị lừa dối bởi điều có lý, nhưng không thể bị hại bởi lời xằng bậy được”.

Đạo trị quốc của cổ nhân: Bình dị dễ gần thì dân tất theo
(Tranh minh họa: Bảo tàng Cố Cung Quốc gia Đài Loan, Public Domain

Người quân tử chú trọng lấy thiện tâm đối đãi người và thăng hoa tâm tính, từ đó hoàn thiện bản thân, đồng thời tạo nên những ảnh hưởng tốt với người xung quanh, thế nên mọi người sẽ tôn trọng người quân tử, những người thiện lương sẽ vui vẻ thân cận người quân tử. Người quân tử có tấm lòng nhân ái cũng sẽ không thấy chết mà không cứu, nhưng ai có thể đảm bảo rằng nhất định sẽ cứu được? Ai có thể đảm bảo rằng khi có nguy nạn thì nhất định sẽ giải quyết được? Cũng lại nói có rất nhiều khổ nạn đều là do sự việc do bản thân cá nhân đã làm không tốt mà tạo thành, đều là những việc tự mình làm ra, người quân tử có thể thay họ mà hoàn trả nợ ấy không? Người quân tử không phải không biết đạo lý này, vì vậy người quân tử dựa vào tâm thiện, cố gắng làm cho những người quanh mình hiểu được đạo lý làm người, khiến họ có thể tránh việc tự mình tạo ra nguy nạn rồi phải tự chịu, đó mới là việc người quân tử xem trọng.

Người quân tử là cứ nhất định phải bận rộn đi khắp nơi để cứu người sao? Dù nguy hiểm thế nào cũng phải đi ư? Hơn nữa là cứ phải xông vào nơi nguy hiểm để cứu người ư? Nếu không như thế thì không phải là người quân tử sao? Cách suy nghĩ này phản ánh tâm thái của người đặt câu hỏi. Thậm chí khi đạo đức xã hội trượt dốc, người ác có thể vì tâm tật đố mà hãm hại người quân tử, giăng bẫy lừa dối để trêu đùa người quân tử, thậm chí còn dùng tiêu chuẩn nhận định của mình để phê phán người quân tử, phỉ báng người quân tử, bôi nhọ người quân tử.

Nhưng người ác xưa nay khó mà hiểu được người quân tử! Kỳ thực người quân tử sao có thể dễ dàng bị mê hoặc, không xem xét nguyên nhân, không tự mình nhận thức rõ ràng đúng đắn sự việc, không lý trí suy xét, mà chỉ vì kích động nhất thời mà nhảy xuống giếng? Người nhân không phải kẻ thiếu lý trí, vì vậy người quân tử không bị tùy ý lừa gạt, càng không phải là người mù quáng. Người quân tử nghiêm cẩn tuân thủ pháp độ, có uy nghiêm của mình, họ có những điều có thể làm, cũng có những điều không thể làm.

Mỗi người đều có vận mệnh của mình, tự mình cần phải có trách nhiệm với sinh mệnh của mình, người quân tử xuất thiện tâm mà giúp đỡ người khác chứ đó không phải là điều bắt buộc phải làm bằng được. Bác sĩ thương xót bệnh nhân, nhưng không nhất định phải chữa miễn phí cho bệnh nhân. Người quân tử thông cảm cho chuyện bất hạnh của người khác, nhưng không nhất định phải đi giải quyết cho họ.

Khổng Tử coi Chu Văn Vương là bậc thánh vương điển hình cho đức của người quân tử. Trong Kinh Thi có câu: “Thiên tử cai quản đô thành chu vi mấy nghìn dặm, bách tính đều mong muốn được ở đây” (Thi. Thương tụng. Huyền điểu). Lại nói: “Con chim vàng hót líu lo, nó đậu bên gác núi” (Thi. Tiểu nhã. Miên man).

Khổng Tử bình câu này nói: “Con chim vàng còn biết chọn chỗ mà đậu, chẳng lẽ người ta lại không bằng con chim sao?”

Kinh Thi có câu: “Vua Văn Vương ân đức sâu xa, ôi Ngài cứ kính cẩn mãi không thôi” (Thi. Đại nhã. Văn Vương).

Chu Văn Vương thuận theo Thiên mệnh, trị quốc cẩn trọng, đối đãi với bậc trưởng bối khiêm cung hữu lễ, đối đãi với anh em thì thân ái hữu thiện, đối đãi với con cháu hòa thiện mà uy nghiêm, làm theo nhân ái trị lý thiên hạ, làm cho người dân được cuộc sống sung túc hòa thuận, quốc thái dân an.

Làm quân vương thì hết mình thi hành nền chính trị nhân đức, tạo phúc cho bách tính. Làm thần tử thì nên tận hết chức trách của mình, phò tá quân vương tạo phúc cho bách tính. Làm con thì hết mình hiếu thuận với cha mẹ, kế thừa di chí của tổ tiên. Làm cha mẹ thì nên hết mực yêu thương con cái, nhưng cũng cần có yêu cầu nghiêm khắc, làm bằng hữu với người thì nên thành thực thân ái. Những điều này đều là những điều mà con người nên theo đuổi, là những điều mà người quân tử thật sự chú trọng để trao truyền lại cho mọi người.

Kinh Thi có câu: “Trông kìa trên khúc quanh của sông Kỳ tre xanh tốt rườm rà, có người quân tử thanh tao, như cắt như gọt thật chăm chỉ, như mài như giũa thật tinh tế. Trang nghiêm mà nghiêm chỉnh, uy nghiêm và thân thiết. Vinh diệu rạng rỡ thay! Có người quân tử, mọi người mãi mãi không quên” (Thi. Vệ phong. Kỳ úc).

Bậc quân tử chuyên tâm cầu học, nội tâm cẩn thận cung kính, thần thái trang nghiêm mà nghiêm chỉnh, biểu lộ ra chính khí lẫm liệt, đức hạnh cao thượng tốt đẹp, tận thiện tận mỹ, bách tính đương nhiên sẽ mãi mãi không quên.

Theo “Tinh giải luận ngữ: Người quân tử không thể bị lừa dối
Đăng trên ChanhKien.org

Xem thêm:

Mời xem video: