Quan sát và phân tích tình hình hiện tại của Trung Quốc, không khó để nhận thấy đã xuất hiện “4 điều chưa từng có”.

Bac Kinh do nhu mau
Bầu trời Bắc Kinh rạng sáng 16/12/2024 lại xuất hiện màu máu, có quan điểm cho đây là dấu hiệu của thảm họa. (Ảnh: Chụp màn hình video)

1. Cuộc thanh trừng quân đội ở cấp cao chưa từng có

Tại Đại hội 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), ông Tập Cận Bình đã tái đắc cử thành công, biến ĐCSTQ thành thiên hạ của “quân đội nhà Tập”, đồng thời đề bạt hàng loạt thân tín trong quân đội. Thế nhưng, cũng chính từ sau Đại hội 20, trong vòng vài năm ngắn ngủi, một loạt các cuộc thanh trừng trong hàng ngũ lãnh đạo quân đội đã diễn ra liên tiếp, xét cả về tần suất lẫn quy mô thì các cuộc thanh trừng này đều đạt mức chưa từng có kể từ sau Cách mạng Văn hóa.

Từ lượng lớn thông tin được phơi bày có thể thấy, đợt thanh trừng đầu tiên bắt đầu từ năm 2023 và kết thúc giữa năm 2024, nhắm vào lực lượng tên lửa, không quân, bộ phận hỗ trợ chiến lược và lãnh đạo trong ngành công nghiệp hàng không vũ trụ. Trong vòng một năm, ít nhất 9 vị tướng cùng nhiều lãnh đạo cấp cao trong công nghiệp quốc phòng đã bị cách chức. Các nhân vật trung tâm là cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ngụy Phượng Hòa và Lý Thượng Phúc, cả hai đều là thân tín cũ của Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trương Hựu Hiệp. Dư luận từng cho rằng “phe Thiểm Tây” đại diện bởi ông Trương Hựu Hiệp sẽ bị xử lý, song người hưởng lợi trong lần thanh trừng này lại là “phe Phúc Kiến” (phe Tập Cận Bình).

Đợt thanh trừng thứ hai bắt đầu từ tháng 11/2024 và kéo dài đến nay, thì “phe Phúc Kiến” lại trở thành mục tiêu chính của cuộc thanh trừng.

Ngày 28/11/2024, quân đội ĐCSTQ xác nhận Ủy viên Quân ủy Trung ương kiêm Chủ nhiệm Bộ Công tác Chính trị, ông Miêu Hoa, bị đình chỉ chức vụ để điều tra do “vi phạm nghiêm trọng kỷ luật”. Tin tức về nhiều tướng thân cận với ông Miêu Hoa xảy ra chuyện sau đó cũng lan truyền trên Internet.

Mieu Hoa
Quân ủy Trung ương ĐCSTQ, Đô đốc Miêu Hoa “ngã ngựa”. (Ảnh chụp màn hình video)

Theo tin đồn từ giới quan trường Bắc Kinh, vụ điều tra Miêu Hoa có thể kéo theo hàng loạt tướng lĩnh cấp cao: Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Hà Vệ Đông, Ủy viên Quân ủy Trương Thăng Dân, Bộ trưởng Quốc phòng Đổng Quân, Tư lệnh Chiến khu Đông bộ Lâm Hướng Dương, Tư lệnh Chiến khu Tây bộ Uông Hải Giang, Tư lệnh Quân chủng Tên lửa Vương Hậu Bân, Tư lệnh Cảnh sát Vũ trang Vương Xuân Ninh, Cựu Tư lệnh Chiến khu Nam bộ Vương Tú Bân, Cựu Chính ủy Lục quân Tần Thụ Đồng, Cựu Chính ủy Hải quân Viên Hoa Trí, Nguyên Ủy viên Quân ủy kiêm Bộ trưởng Bộ Hậu cần Triệu Khắc Thạch, và Tư lệnh Hải quân Chiến khu Đông bộ Vương Trọng Tài, v.v. Tổng cộng có gần 100 tướng lĩnh đương chức và nghỉ hưu bị dính líu và nhiều người sau đó đã “ngã ngựa”.

Ha Ve Dong 3
Hiện có nhiều tin đồn về việc Phó Chủ tịch Quân ủy Trung Quốc Hà Vệ Đông bị bắt điều tra. (Ảnh cắt từ video)

Ngày 13/3 năm nay, sau khi kỳ họp “Lưỡng hội” kết thúc, thông tin từ bên ngoài Trung Quốc tiết lộ rằng Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương xếp thứ hai – Hà Vệ Đông – đã bị đưa đi điều tra. Lần xuất hiện công khai cuối cùng của ông là vào ngày 11/3 tại phiên bế mạc Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc. Đến nay, ông đã mất tích hơn 3 tuần.

Ngày 31/3, tại hội nghị Bộ Chính trị do ông Tập Cận Bình chủ trì, không thấy ông Hà Vệ Đông tham dự. Đến ngày 2/4, các quan chức quân đội cấp cao như Trương Hựu Hiệp, Lưu Chấn Lập, Trương Thăng Dân đã cùng Bí thư Thành ủy Bắc Kinh Doãn Lực tham gia hoạt động trồng cây tại quận Thông Châu (Bắc Kinh), nhưng ông Hà Vệ Đông tiếp tục vắng mặt, điều này càng củng cố thêm tin đồn ông đã xảy ra chuyện.

Nhà bình luận độc lập Thái Thận Khôn nhận định: hiện nay “việc bắt tướng” trong quân đội ĐCSTQ đã bước vào giai đoạn điên cuồng, và “những người bị bắt không phải là tướng bình thường, hầu hết đều là cấp bậc thượng tướng”. “Cuộc thanh trừng lần này đã đến mức độ công khai hóa, và có thể gọi là tàn khốc chưa từng thấy.”

Cuộc thanh trừng này sẽ kéo dài bao lâu, và còn bao nhiêu người sẽ bị dính líu, vẫn còn là điều chưa rõ.

2. Khủng hoảng trong sự cai trị của ĐCSTQ nghiêm trọng chưa từng có

Ngày 2/4, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức công bố kế hoạch thuế quan đối ứng, trong đó tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ phải chịu thuế mới ở mức 34%. Cộng thêm mức thuế 20% với fentanyl do chính quyền Trump ban hành vài tuần trước, tổng mức thuế suất thực tế Mỹ áp lên Trung Quốc có thể đạt 54%.

Giới quan sát cho rằng trong bối cảnh Trung Quốc đang đối mặt với tiêu dùng nội địa yếu, khủng hoảng bất động sản, và tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ cao ngất, mức thuế này sẽ giáng một đòn chí mạng vào nền kinh tế Trung Quốc. Ngân hàng UBS cảnh báo tăng trưởng kinh tế hàng năm của Trung Quốc có thể giảm một nửa. Citigroup ước tính chỉ riêng cú sốc về xuất khẩu có thể gây thiệt hại trên 15%, khiến tăng trưởng GDP sụt giảm khoảng 2,4 điểm phần trăm.

Kể từ sau Đại hội 18 của ĐCSTQ, ông Tập Cận Bình đã triển khai nhiều chính sách “ngược dòng” để “bảo vệ đảng”, khiến xã hội Trung Quốc rơi vào trạng thái thụt lùi toàn diện, và sự cai trị của ĐCSTQ ngày càng rơi vào khủng hoảng. Sau khi ông Tập tái nhiệm tại Đại hội 20, khủng hoảng này không hề giảm bớt mà ngày càng trầm trọng hơn. Hiện tại, cả về kinh tế lẫn chính trị, đối nội lẫn đối ngoại, khủng hoảng của sự cai trị của ĐCSTQ đều rơi vào tình trạng chưa từng có.

3. Uy tín cá nhân của người đứng đầu ĐCSTQ thấp chưa từng có

Tap Can Binh 1
Ông Tập Cận Bình tại Hội nghị thượng đỉnh G20 2024 hôm 18/11/2024 tại Rio de Janeiro, Brazil. (Ảnh: Buda Mendes/Getty Images)

Khi mới lên nắm quyền, ông Tập Cận Bình từng được nhiều người đặt kỳ vọng. Nhưng cho đến nay, ông đã phá nát mọi cơ hội, các chính sách và hành vi của ông không chỉ làm mất lòng người dân thường, mà còn khiến giới doanh nhân, trí thức, và phần lớn quan chức ĐCSTQ đều bất mãn. Giờ đây, từ trên xuống dưới trong xã hội Trung Quốc, đại đa số đều âm thầm mắng mỏ ông. Uy tín cá nhân của ông Tập đã rơi xuống mức thấp chưa từng có.

Một biểu hiện rõ rệt là: người dùng Internet Trung Quốc, cũng bao gồm cả quan chức, thi nhau đặt biệt danh cho ông, như Tập “Bánh Bao”, “Gấu Pooh”, “Hai trăm cân”, “Hoàng đế Khánh Phong”,... Có thông tin cho rằng những từ khóa nhạy cảm liên quan đến ông Tập hiện nay có ít nhất 2.000 từ, và con số vẫn đang tăng lên.

4. Dị tượng thiên nhiên chưa từng có

Ngày 28/3 vừa qua, Myanmar xảy ra động đất 7,7 độ richter, khu vực Vân Nam (gần Myanmar) cảm nhận rung chấn rõ rệt. Cùng ngày, nhiều cư dân mạng tại Vân Nam đăng ảnh và video mặt trời chuyển sang màu đỏ máu, ảm đạm và nặng nề. Có cư dân cho biết hiện tượng này bắt đầu từ hôm trước động đất và kéo dài nhiều ngày. Trên các mạng xã hội ở Trung Quốc, người dân ở Giang Tây, Hà Bắc, Quảng Đông, Phúc Kiến, Hồ Nam, Chiết Giang, Quảng Tây cũng chia sẻ hình ảnh mặt trời đỏ máu trong thời gian gần đây.

p3634442a587710727 ss
Cảnh trăng máu xuất hiện tại Vân Nam. (Ảnh từ mạng xã hội) 

Từ đầu năm đến nay, Trung Quốc liên tục xuất hiện các dị tượng thiên nhiên như: mặt trăng máu, bầu trời đỏ, nhiều mặt trời cùng xuất hiện, mưa lớn, lũ lụt, hạn hán, sấm sét giữa mùa xuân, vật thể bay lạ (UFO), chim rơi hàng loạt, núi lở, động đất… Tất cả đều chưa từng có tiền lệ.

Từ góc độ văn hóa truyền thống, những dị tượng hay thảm họa tự nhiên  thường được coi là biểu hiện của “thiên nhân cảm ứng” – tức trời đất phản ứng lại với biến động chính trị, xã hội và đạo đức con người. Đặc biệt, các hiện tượng như mặt trăng máu và trời đỏ thường được coi là điềm xấu, tượng trưng cho chiến tranh, hỗn loạn chính trị hoặc đại họa sắp đến.

4 điều “chưa từng có” kể trên, chỉ cần 1 điều xảy ra đã đủ để thấy Trung Quốc đang bất thường, huống hồ là cả 4 cùng xảy ra. Chính vì vậy, tôi cho rằng bức màn khởi đầu cho sự tan rã của ĐCSTQ đã lặng lẽ được kéo lên, và một cơn bão lớn có thể thay đổi Trung Quốc đang tới gần.

Viên Bân
(Bài viết thể hiện lập trường và quan điểm của cá nhân tác giả, bản gốc được đăng trên Epoch Times.)