Cuộc chiến rung chuyển mà Tổng thống Trump đang phải đối mặt
- Vị Danh
- •
Cuộc bầu cử của Mỹ tháng 11/2020 không chỉ trở thành tiêu điểm của nước Mỹ, mà còn trở thành tiêu điểm của toàn thế giới. Ngay cả tại Trung Quốc, mức độ quan tâm đối với sự kiện này cũng vượt xa so với bất cứ chủ đề nào khác, mức độ quan tâm trên Weibo đã vượt quá 6,4 tỷ lượt người.
Một fan hâm mộ người Anh đã treo biểu ngữ lớn tại công viên Goodson ở phía bên kia đại dương với nội dung: “Toàn thế giới đều biết rõ ông Trump đã chiến thắng! Nhưng các kênh thông tấn như Associated Press (AP), New York Times, CNN v.v. lại lớn lối đưa tin Biden thắng cử.”
Toàn nước Mỹ và toàn thế giới đều biết rõ về việc gian lận bầu cử, nhưng cớ sao những kênh truyền thông được gọi là “truyền thông dòng chính” lại không biết chuyện này? Giống như việc toàn thế giới đều biết rõ “vụ ổ cứng” của Biden, nhưng các kênh truyền thông dòng chính lại giả bộ không hiểu.
Rốt cuộc ông Trump đã động chạm đến lợi ích của ai? Vì sao những kênh truyền thông dòng chính từng nổi danh một thời lại tấn công ông Trump kịch liệt như vậy? Thậm chí là họ không tiếc hủy đi hình tượng của mình để ngụy tạo tin tức giả!
“Triều đại đỏ” đã len lỏi vào xã hội phương Tây từ những năm 1930
Kể từ những năm 30 của thế kỷ trước, có hai tác phẩm của hai nhà báo Mỹ đã mang đến ảnh hưởng sâu rộng tại Mỹ. Tác phẩm thứ nhất là “10 ngày chấn động thế giới” của John Reed, tác phẩm thứ hai là “Ngôi sao đỏ chiếu rọi Trung Quốc” của Edgar Snow.
Ông Reed là một trong ba người Mỹ được chôn cất tại nghĩa trang cách mạng Kremlin, bản thân ông ta chính là một nhà hoạt động theo chủ nghĩa cộng sản. Theo lời tường thuật của ông ta về cuộc chính biến vào tháng 10 thì cuộc Cách mạng Cộng sản Xô-viết được ví như ‘vạn vật tân sinh’ (mọi vật đổi mới). Ông Snow cũng là người đi theo chủ nghĩa xã hội, cuộc hội đàm giữa Mao Trạch Đông và ông Snow ở hang động tỉnh Thiểm Tây đã tô vẽ ĐCSTQ thành một hình tượng công khai minh bạch, thẳng thắn và cởi mở.
Bắt đầu từ sự kiện “con tàu lịch sử Mayflower”, nước Mỹ đã dựa vào nền tảng tín ngưỡng để kiến lập đất nước, cho nên nước Mỹ còn được gọi là “thành phố trên đồi”, là “quốc gia của Thượng Đế”. Trên tờ đô la Mỹ có in một câu “In God We Trust” chính là để nói lên hàm ý này. Chính phủ Mỹ truyền thống đóng vai trò như “người gác đêm”, là người bảo vệ và duy trì trật tự xã hội, chứ không phải là người sử dụng quyền lực để cướp đoạt lợi ích. Điểm này có hàm nghĩa giống với “thay Trời hành đạo”, “làm theo ý Trời” trong văn hóa truyền thống phương Đông.
Năm 1929, ở phương Tây xảy ra đại khủng hoảng kinh tế trăm năm mới gặp, các công xưởng đồng loạt đóng cửa, người dân thất nghiệp. Sau khi cuộc cách mạng cộng sản diễn ra ở Liên Xô và Trung Quốc bị giới nhà báo nhào nặn tô vẽ, thì nó đã trở thành “phương thuốc mới” để thay đổi thế giới.
“Chính sách Mới” (The New Deal) của Mỹ được truyền cảm hứng từ kinh tế kế hoạch của Liên Xô. Nếu đem so sánh với xã hội truyền thống “vô vi nhi trị” (lấy đạo đức cảm hóa người dân thì có thể bình trị thiên hạ) trước đó, thì Chính phủ Mỹ đã bước sang con đường trở thành đại chính phủ và đi theo chủ nghĩa can thiệp. Nhà tư tưởng phái bảo thủ Dinesh D’Souza đã chỉ ra trong tác phẩm “Lời nói dối lớn” như sau: “Về cơ bản, Chính sách Mới đã gióng lên hồi chuông báo tử cho thị trường tự do của Mỹ.”
Đến năm 1963, Tổng thống Johnson đã khởi động phong trào “Tuyên chiến với đói nghèo” và “Xã hội vĩ đại”. Cương lĩnh của “Xã hội vĩ đại” gần như giống hệt với “Cương lĩnh mới của Đảng Cộng sản Mỹ”.
Cũng vào những năm 1960, cùng lúc Đại Cách mạng Văn hóa diễn ra tại Trung Quốc, thì “ngọn gió cộng sản” cũng đã thổi sang Tây phương, nào là phong cách Hippie đường phố, phản truyền thống, chống đối, phản đạo đức, tình dục, ma túy, nhạc rock ‘n roll, đủ thứ đủ loại cái gì cũng có.
Sau khi những thanh niên trẻ thập niên 60 gặp thất bại trong cuộc cách mạng đường phố, một số người trong bọn họ đã tiến nhập vào các trường đại học và viện nghiên cứu, hoàn thành văn bằng thạc sỹ, tiến sỹ, rồi dần dần gia nhập vào giới chủ lưu, giáo dục, truyền thông, chính khách, thương gia của xã hội Mỹ, giương cao cờ hiệu “chủ nghĩa tiến bộ”, “chủ nghĩa lý tính”, để cho quan niệm chôn giấu gen di truyền của chủ nghĩa xã hội thâm nhập vào xã hội Mỹ, liên tục duy trì cách mạng phi bạo lực trong mấy chục năm trời, rồi lại gọi nó thành “cuộc trường chinh bên trong thể chế”. Các biến thể của chủ nghĩa Marx đã ăn sâu vào xã hội Mỹ, hơn nữa nó đã được trang bị năng lực tự mình sinh trưởng và phát triển.
Sau thập niên 70, 80 của thế kỷ trước, phần lớn những người Mỹ chịu nhận ảnh hưởng của tư tưởng chủ nghĩa cộng sản đã gia nhập vào xã hội chủ lưu, các kênh truyền thông chủ yếu của xã hội Mỹ, các trường đại học và cao đẳng, Hollywood phần lớn đã trở thành đại bản doanh của phe cánh tả. Vào thời Tổng thống Reagan còn tại vị, giới chính trị đã có chút xoay chuyển ra khỏi cánh tả, nhưng sau những năm 1990 thì chính sách lại lần nữa chuyển hướng sang cánh tả, cho đến mấy năm gần đây đã đạt đến đỉnh điểm.
Chủ nghĩa xã hội tiến dần từng bước vào Mỹ, nó đã đạt đến mức độ không còn kiêng nể gì nữa. Lớp trẻ trong trường đại học công nhiên lớn giọng cho rằng chủ nghĩa xã hội là tốt.
“Đạo Trời đền đáp người cần cù” là một chuẩn tắc phù hợp với luân lý thông thường, thế nhưng đối với những người vô Thần luận mà nói, thì con người sinh ra đều như nhau, giàu nghèo bình đẳng, có người giàu thì nhất định là có chiếm đoạt tài sản của người khác. Chính vì thứ “quan niệm hiện đại” này đã khiến cho “ngọn gió chủ nghĩa xã hội” càng diễn càng trở nên kịch liệt.
Trong một trăm năm trở lại đây, nước Mỹ đã trở thành trung tâm văn hóa và kinh tế của thế giới, mỗi từng cử động của Mỹ đều gây ra ảnh hưởng đến toàn bộ thế giới. Mãi cho đến hiện nay, dù cho ma đỏ đang gieo rắc tai họa nhưng nước Mỹ vẫn là quốc gia không có tập trung quyền lực nhất trên thế giới, vẫn là lực lượng cốt lõi duy trì trật tự thế giới, nhưng nếu như vẫn cho phép chủ nghĩa bình quân phúc lợi cao, đóng thuế cao với sự tập trung quyền lực cao độ chiếm cứ vị trí chủ đạo đến mức phớt lờ việc nạo phá thai, đồng tính luyến ái, phổ biến chuyển đổi giới tính, thì thử hỏi nước Mỹ sẽ là một xã hội như thế nào?
Nhà tiên tri nổi tiếng người Pháp Nostradamus sống vào thế kỷ 16 đã từng đưa ra dự ngôn:
“Đến thời trước sau Mars sẽ thống trị thiên hạ. Nói là để có được cuộc sống hạnh phúc cho mọi người.”
Phúc lợi xã hội hiện nay chẳng phải chính là một bộ những thứ kia của chủ nghĩa cộng sản đang tiến hành trong lòng các quốc gia tư bản chủ nghĩa phát triển sao? Chỉ là nó không dùng đến phương thức cách mạng bạo lực.
Cuộc khiêu chiến ông Trump đang phải đối mặt: Trận chiến chính-tà kéo dài gần một thế kỷ
Tổng thống Reagan tiền nhiệm đã từng nói: “Chúng ta vẫn luôn cho rằng xã hội quá phức tạp, không thể dựa vào tự trị, chính phủ do giới tinh anh nắm quyền kiểm soát sẽ tốt hơn so với chính phủ do nhân dân tự vận hành và cùng nhau hưởng lợi. Thế nhưng, khi mỗi người chúng ta đều không thể quản lý chính mình cho tốt thì còn ai có năng lực đi quản chế người khác chứ?”
Rất nhiều nhân sỹ phái bảo thủ hết sức lo lắng cho tương lai của nước Mỹ, bởi vì họ đã nhìn thấy kể từ những năm 1930 trở lại đây, nước Mỹ đã bị triều đại đỏ cộng sản khoác lớp vỏ bọc “chủ nghĩa tự do” ăn mòn vào tận xương tủy, thử hỏi ai có thể quét sạch chứng bệnh trầm kha này?
Chính là ông Trump đã bước ra. Ông ấy nói: “Chúng ta tôn sùng Chúa, chứ không phải tôn sùng chính phủ.”
Ông Trump phục hưng truyền thống, thổi kèn vét cạn đầm lầy, dẫn tới cuộc khủng hoảng của tập đoàn lợi ích và tầng lớp nắm giữ quyền lực. Giới chính khách, các ông trùm đầu sỏ công nghệ, các tập đoàn xuyên quốc gia, giới truyền thông đã quen với những ký kết ngầm giữa lợi ích và quyền lực, cho nên nó đã hình thành một chủng đo lường nhỏ bé, thế nhưng bỗng nhiên lại có “một chú voi to tướng xông thẳng vào cửa hàng đồ sứ”.
Kể từ ngày 16/6/2015, ông Trump mở màn tuyên bố tham gia ứng cử Tổng thống, lúc đó những kênh truyền thông Mỹ quốc bắt đầu không ngừng tấn công ông.
Trên thực tế, đối với nhiều chính trị gia mà nói thì việc ông Trump được bầu chọn giống như một kỳ tích.
Tháng 1/2017, ông Trump tuyên thệ nhậm chức: “Tôi sẽ làm rung chuyển quyền lực của cả hai phía chính trị, bởi vì tôi sẽ không bị mua chuộc. Tôi muốn vực dậy nước Mỹ, khiến cho nước Mỹ vĩ đại và phồn vinh trở lại.” Lời tuyên thệ này đã gây tổn thương sâu sắc đến tầng lớp lợi ích ngoan cố và cơ cấu quyền lực mong muốn đề xướng chủ nghĩa xã hội để thực hiện tập trung quyền lực.
Từ trước đến giờ, ông Trump chưa từng nói vòng vo: “Chúng ta cự tuyệt chủ nghĩa xã hội.” “Chúng ta không cần đến thứ ba phải chính trị kia” (political correctness).
Ông Trump bước vào Nhà Trắng chỉ nói lời chân thật, không có chiến thuật gì cả, điều này khác xa so với những quy định trước đây của Nhà Trắng. Trong quá khứ, những chính trị gia quan trọng như Tổng thống Mỹ thường bị các kênh truyền thông kiềm chế, dù ít hay nhiều họ cũng cho giới truyền thông một chút “thể diện”, mọi người cùng nhau xí xóa cho qua, họ gọi tên nó là “quan hệ công chúng”. Thế nhưng, ông Trump lại không tin vào tà ác, ông ấy trực tiếp đương đầu với “tin giả” của những kênh truyền thông khổng lồ kia.
Cựu Chủ tịch Hạ viện Newt Gingrich thẳng thắn cho biết: “Ông Donald Trump đại diện cho sự kết thúc của ngành truyền thông báo chí giả dối.”
Tuy nhiên, tình huống ông Trump đang phải đối mặt quả là không hề đơn giản chút nào. Rất nhiều bài báo giả đều là “vừa có phần thật, vừa có phần giả”, đối với dân chúng phổ thông mà nói thì chúng có sức thuyết phục và dụ dỗ, do vậy chúng cổ động cho nhiều người hơn nữa nảy sinh hiểu lầm và tâm lý phản cảm đối với ông Trump.
Năm đầu tiên lúc ông Trump vừa mới nhậm chức liền xuất hiện tin giả gọi là “thông đồng Nga”. Dựa theo nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông Mỹ, vào năm 2017, chương trình tin tức phát sóng vào giờ vàng và số lượng bài báo về ông Trump trên trang web của 3 đài truyền hình lớn tại Mỹ là ABC, CBS, NBC đã đạt đến trên 3.430 bài, tổng số giờ phát sóng chiếm gần 100 tiếng đồng hồ (gần 1/3 tổng thời gian phát sóng).
Trong khi đó, tin tức về vụ bê bối chính trị kinh doanh liên quan đến việc mua bán uranium của Đảng Dân chủ mặc dù đã có bằng chứng và kết quả điều tra, nhưng Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông Mỹ cho biết, kể từ tháng 1 cho đến cuối tháng 10/2017, chỉ có đài CBS đã từng đưa tin nhưng thời gian lên sóng vỏn vẹn chỉ có 69 giây đồng hồ ở tiết mục thảo luận “Face the Nation”; còn đài ABC và NBC không hề đưa ra báo cáo gì, họ đã hoàn toàn phớt lờ và che giấu về vụ việc bê bối này.
Tháng 9 năm 2018, New York Times dám lừa trời dối đất, đăng tải bài viết bình luận của một vị quan chức cấp cao của Nhà Trắng tự xưng là “kẻ nặc danh” nhằm tấn công và chỉ trích ông Trump, gây nên sự chia rẽ trong lòng nước Mỹ. Bài viết “nặc danh” thông thường sẽ làm giảm uy tín của kênh truyền thông, thế nhưng giới truyền thông chủ lưu lại tình nguyện làm ra chuyện này.
Một ví dụ nổi bật nhất là vụ luận tội ông Trump, rốt cuộc nó đã kết thúc như một màn hài kịch (vụ việc được khởi xướng vào ngày 24/ 9/2019, sau đó Thượng viện Liên bang đã tuyên ông Trump vô tội vào ngày 5/2/2020).
Ngoài đó ra, với một số bài báo nhỏ bình thường, kênh truyền thông chủ lưu đã vận dụng một lượng lớn hành vi xảo trá, cắt xén bỏ đầu bỏ đuôi để nhằm bêu xấu ông Trump. Trong tổng tuyển cử lần này, sở dĩ có người nguyện ý thay đổi phiếu bầu, vứt bỏ phiếu bầu, là vì vẫn có người còn chưa biết rõ sự thật cho nên đã bị các tin tức giả nhồi nhét “thù hận” đối với ông Trump. Hành động này và việc trước tiên dán áp phích chữ cỡ lớn, chụp mũ, tiếp đến là đấu tố, diễu hành trên phố vào thời kỳ Đại Cách mạng Văn hóa, chẳng phải có cảm giác rất quen thuộc sao?
Từ quy mô gian lận của bầu cử lần này có thể thấy rõ thế lực chống lại ông Trump tụ tập đông chưa từng có để tiến hành liên kết tác nghiệp. Thế lực phản đối Trump đến từ một số tiểu bang (các tiểu bang tại Mỹ có quyền lực rất lớn, có thể kiểm soát cân bằng quyền lực liên bang), một số ban ngành chính phủ liên bang, tuyệt đại bộ phận truyền thông chủ lưu và ba mạng xã hội lớn (Facebook, Twitter, youtube), nhiều tổ chức phe cánh tả và tổ chức chủ nghĩa xã hội như Antifa v.v., cho đến thế lực của ĐCSTQ, bọn họ đã cùng nhau hợp tác cao độ, rồi vụ “ổ cứng máy tính” kinh thiên động địa vẫn còn đang bỏ ngỏ, cuộc bầu cử vẫn còn chưa kết thúc, thế mà “truyền thông dòng chính” đã dẫn đầu tuyên bố Biden thắng cử …
Tuy vậy, con đường của ông Trump hết sức rõ ràng, mọi thứ đều có trật tự không hề hỗn loạn, lực lượng chính nghĩa đang kết tụ lại trợ lực cho màn quyết đấu giữa chính và tà.
Chính khí đang thăng lên, chính nghĩa đang đến
Ngày 13/11 là đoạn thời gian bầu cử đến hồi gây cấn, Chính phủ Trump đã công khai lên tiếng đánh đổ “tường lửa” của ĐCSTQ và nghiêm cấm công nghiệp quân sự của ĐCSTQ xen vào bầu cử Mỹ.
Ông Trump hô to cự tuyệt chủ nghĩa xã hội, không thể khoan dung với ĐCSTQ như nước với lửa. Tuy là ĐCSTQ “bao vây bên ngoài” cuộc tổng tuyển cử nhưng ĐCSTQ vẫn đang dè chừng Mỹ quốc – “cửa sinh” để cho thế giới ra vào. Ông Trump đã nhiều lần lặp lại: “Nếu như Biden thắng cử thì ĐCSTQ sẽ thắng.” Lời nói rất thẳng thắn rõ ràng, nhưng ĐCSTQ vẫn nắm giữ tư cách là đại bản doanh của chủ nghĩa cộng sản trên thế giới hiện nay.
Khoảng năm 2010, nền kinh tế của ĐCSTQ nhảy vọt lên vị trí thứ hai trên thế giới, nó cởi bỏ lớp vỏ ngụy trang “giấu nghề”, tung đòn tấn công bừa bãi, thế mà lại có thể mang tấm bảng quảng cáo to tướng của kênh truyền thông ĐCSTQ là Tân Hoa Xã đặt vào nơi trung tâm của Quảng trường Thời Đại ở thành phố New York, các kênh truyền thông chủ lưu truyền thống cũng lần lượt bị “ăn viên đạn bọc đường” của ĐCSTQ mà gục ngã. Nếu như vẫn cho phép thế lực của ĐCSTQ và thế lực hắc ám chủ nghĩa xã hội Mỹ quốc tụ hợp lại một chỗ thì đó mới là sự bắt đầu của chủ nghĩa vô Thần luận Marx, đấu tranh giai cấp “nhất thống thiên hạ”.
Phản kháng ức chế ĐCSTQ là một trong những thành tựu chủ yếu nhất trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Trump. Chính quyền Trump là Chính phủ Mỹ đầu tiên thật sự nhìn rõ dã tâm lang sói của ĐCSTQ trong mấy chục năm nay.
Chính quyền Trump là Chính phủ Mỹ đầu tiên đã đề xuất:
- Nước Mỹ đã phán đoán sai về ĐCSTQ kể từ đầu những năm 1930
- Tách biệt giữa ĐCSTQ và người dân Trung Quốc
- Đạp đổ “tường lửa” của ĐCSTQ
- Chế tài đối với các quan chức thuộc cấp Phó của ĐCSTQ
Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Trump, Chính phủ Mỹ đã đưa ra nhiều hành động phản kháng ức chế ĐCSTQ, ví dụ như cuộc chiến thương mại, tấn công gián điệp công nghệ của ĐCSTQ, phong tỏa Huawei, điều tra các kênh truyền thông của ĐCSTQ đặt tại Mỹ, đóng cửa tổng lãnh sự quán của ĐCSTQ ở Houston, đóng cửa Viện Khổng Tử v.v. Mặt khác, Tổng thống Trump còn tích cực bảo vệ quyền lợi tự do của người dân Trung Quốc, ông đã ký tên thông qua “Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông”, tiến hành chế tài đối với các quan chức Hồng Kông thân cộng xâm phạm nhân quyền, chỉ trích ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công.
Dưới sự dẫn dắt của nước Mỹ, liên minh quốc tế đối kháng ĐCSTQ dần dần đã hình thành, càng lúc càng có nhiều quốc gia dám đứng ra nói “không” với ĐCSTQ, bố cục chính trị của thế giới đang thay đổi, chính khí đang thăng lên.
Tóm lại, thời kỳ Tổng thống Trump nắm quyền sở dĩ gặp phải trở lực cực lớn là bởi vì ông ấy dám giữ vững duy hộ truyền thống, đánh trả tà ác. Đây không phải là cuộc chiến giữa các đảng phái, mà là sự lựa chọn đạo đức đến từ tầng diện thâm sâu hơn – quay trở về truyền thống và duy hộ chính nghĩa, hay là đi ngược lại với quy phạm chính thống và đứng cùng đội với tà ác.
Lời kết: Cuộc đại chiến chính tà của những năm 1980 đã đi đến vĩ thanh cuối cùng
Vào một ngày tháng 4/ 2011, Taylor, một viên lính cứu hỏa Mỹ đang lúc ở nhà xem tin tức thời sự, khi đó Trump vẫn còn là ông trùm bất động sản, ông ấy xuất hiện trên truyền hình để chia sẻ những suy nghĩ của mình về tương lai nước Mỹ. Taylor hồi tưởng lại: “Bỗng dưng khi đó tôi nghe thấy một giọng nói nói với tôi là: ‘Anh đang lắng nghe tiếng nói của Tổng thống!’”
Taylor vội bước sang phòng đọc sách, lấy giấy và bút ra rồi bắt đầu ghi chép lại những lời dự ngôn của Thần nói với anh ấy:
“Thần đã lựa chọn người này, Donald Trump.”
“Ông ấy sẽ mang lại niềm vinh dự mới mẻ, sự tôn kính và phục hưng.”
“Thế lực phản nghịch với Thần sẽ vì thế mà run rẩy kinh hoàng, khiếp sợ người mà Thần đã chọn. Bọn họ thậm chí sẽ run rẩy kinh ngạc vào lúc ông ấy tuyên bố tham gia tranh cử. Điều đó sẽ giống như mang đến sự kinh hoàng cho cả thế giới trụy lạc.”
“Thượng Đế nói: Này, không ai có thể cản trở việc ta bắt đầu làm …”
Taylor đã viết lại những lời dự ngôn này, nó rất nhanh được lan truyền ra toàn thế giới, và những ai có tín ngưỡng kiên định sẽ không quên sự sắp đặt thần kỳ này. Câu chuyện có thật này đã được chuyển thể thành bộ phim “The Trump Prophecy“.
Ma đỏ nhảy múa điên cuồng trong gần 100 năm trở lại đây, nó cuồng vọng kiêu căng đến thế! Hãy nhìn xem Liên Xô lớn mạnh dường nào, rốt cuộc nó cũng sụp đổ mà không có bất cứ dấu hiệu nào báo trước. Bức tường Berlin kiên cố đến vậy nhưng chỉ trong một đêm liền sụp đổ.
Vào lúc tà ác điên cuồng nhất thì cũng là lúc “bỉ cực thái lai”. Ông Trump – người được Thần lựa chọn, đang hoàn thành sứ mệnh mà ông ấy phải gánh vác. Thần đang bảo hộ ông Trump, sứ mệnh trời ban tất thành!
Vị Danh
(Bài đăng từ vn.minghui.org có biên tập chỉnh sửa, thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả)
Xem thêm:
Từ khóa chủ nghĩa cộng sản xã hội chủ nghĩa bầu cử tổng thống Mỹ 2020 Dòng sự kiện Tổng thống Donald Trump Truyền thông dòng chính gian lận bầu cử Mỹ