Đừng đánh giá người khác qua ‘câu chuyện thành công’ của họ
- Paul Bois
- •
Nếu xét về những nhân vật thành công nhất nước Mỹ, diễn viên Oprah Winfrey được cho là nằm trong Top 10, cùng với Booker Taliaferro Washington, Walt Disney, và tất nhiên có cả cựu tổng thống Barack Obama.
Oprah Winfrey trên bục nhận giải thưởng Cecil B. DeMille trong buổi lễ trao giải Quả cầu Vàng lần thứ 75 hôm Chủ Nhật (7/1).
Là con của một bà mẹ đơn thân, lớn lên trong một khu phố nghèo tại thành phố Milwaukee, bang Wisconsin, Oprah Winfrey tiếp tục trở thành nạn nhân của lạm dụng tình dục khi mới lên 9 và mang thai ở tuổi 14 để rồi đứa con đầu lòng của cô chết một cách tức tưởi ngay sau khi sinh. Khởi đầu sự nghiệp với công việc ở đài phát thanh, sau đó với tài năng thiên bẩm, Oprah đạt được thành công cả ở lĩnh vực truyền hình và phim điện ảnh, mang lại cho cô danh xưng “Nữ hoàng Truyền thông”. Hiện tại, Oprah Winfrey đang nắm giữ khối tài sản cá nhân trị giá khoảng hơn 3 tỷ USD và khả năng sẽ là ứng viên tổng thổng Mỹ trong cuộc bầu cử năm 2020. Tại lễ trao giải Quả cầu Vàng vào Chủ Nhật tuần trước (7/1), Oprah đã đi vào lịch sử khi trở thành phụ nữ da đen đầu tiên đoạt Giải thưởng Cecil B. DeMille1.
Câu chuyện thành công của Oprah Winfrey đại diện cho điều tốt đẹp nhất của tinh thần tự tạo lập của người Mỹ: giải quyết khi đối mặt với nghịch cảnh, chiến thắng thảm kịch, nghèo khó tới giàu sang, nhưng vẫn cao đẹp dưới áp lực. Cô đã trải qua tất cả những điều đó. Nếu những câu chuyện “thành công” cá nhân là tiêu chuẩn duy nhất mà chúng ta đo lường phẩm hạnh của một người, thì Oprah đúng là đang trên đường trở thành một vị thánh. Đây là cách mà nữ diễn viên Reese Witherspoon đã nói: “Bây giờ tôi chính thức phân chia mốc thời gian như này: Mọi thứ xảy ra trước bài phát biểu của Oprah, [và] mọi thứ sẽ xảy ra sau đó”.
Nhà làm phim Spike Lee cũng đã kể câu chuyện tương tự về ông Barack Obama vào đêm trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2008. Thật vậy, cuộc đời của Tổng thống Obama cũng nằm trong số những câu chuyện “thành công” lớn nhất của người Mỹ. Sinh ra vắng bóng cha, được nuôi dạy bởi bà mẹ, nhà tổ chức cộng đồng tiếp tục trở thành vị Tổng thống da đen đầu tiên của Hoa Kỳ. Giống như Oprah hay Bill Gates, đó là một thành tựu bảo đảm sự tôn trọng của chúng ta.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng họ đảm bảo nhận được sự tôn kính của chúng ta.
Chúng ta hãy thử một thử nghiệm tư duy nhỏ. Đây là một câu chuyện “thành công” cá nhân khác, bạn có thể quen thuộc với điều này hoặc không: Ông là con thứ 4 trong gia đình 6 anh em, với người cha lạnh nhạt cảm xúc; bị trầm cảm sau cái chết của người anh trai yêu quý; thất bại tại học viện khoa học và sau đó trở thành sinh viên ngành nghệ thuật, làm lính gác và rồi trở thành một chính trị gia thành công với kỹ năng thuyết nói có thể nắm giữ trái tim và khối óc của cả một dân tộc.
Ông ta rất đáng được tôn trọng đúng không nào? Tên của ông ta là Adolph Hitler.
Tôi e rằng mình có thể bị cáo buộc cổ súy cho tư duy Hitler, nhưng tôi khẳng định rằng không nên so sánh một ai đó với Hitler. Ví dụ này chỉ nhằm mục đích minh họa cho sự phi lý vốn có trong việc ca tụng con người bằng những câu chuyện “thành công” cá nhân của họ mà không tính đến những gì họ đại diện. Niềm tin, xác tín của chúng ta và những cách thức mà chúng ta thực hiện trên thế giới này mới làm cho chúng ta đích thực là ai.
Không có chút sai lầm nào về điều này, tất cả chúng ta, dù giàu hay nghèo, đen hay trắng, thấp hay cao, yếu hay khỏe, đều cùng hướng tới một cái đích giống nhau: 2 mét dưới bia mộ. Và đó sẽ là điểm đến của chúng ta cho sự vĩnh hằng. Chúng ta sẽ đi về đâu sau khi rời khỏi thế gian này là tất cả những gì chúng ta nên quan tâm và sống mỗi ngày với điều đó trong tâm trí. Lợi ích vật chất, địa vị, thành tựu thế gian, tất cả chỉ đơn giản là một phương tiện để đạt đến điều cuối cùng đó.
Tôi hoặc bất kỳ ai khác đều không thể đánh giá những gì nằm trong trái tim của Oprah Winfrey. Chúng ta chỉ có thể đánh giá qua điều cô ấy nói, những vấn đề nổi tiếng mà cô ủng hộ và cô đã từng làm gì. Bằng cách đo lường đó, chúng ta có thể suy luận rằng cô ủng hộ cho việc tiếp tục duy trì Tổ chức Kế hoạch hóa gia đình Hoa Kỳ sử dụng tiền thuế của dân Mỹ nhưng nhấn mạnh hỗ trợ phá thai hoặc cảm thấy không liên quan tới hành vi đó; phủ nhận đạo đức tình dục; cáo buộc một cách sai trái một phụ nữ vô tội về nạn phân biệt chủng tộc; không sử dụng nền tảng phương tiện truyền thông nào để phơi bày những kẻ lạm dụng tình dục trong ngành giải trí như Harvey Weinstein; và trung thành với tinh thần dị giáo (neo-pagan).
Chắc chắn, Oprah đáng khen ngợi khi dành một khoản tiền lớn cho hoạt động từ thiện, nhưng thẳng thắn mà nói thử hỏi có nhân vật công chúng nào không làm điều này? Gia đình Clinton làm từ thiện; gia đình Trump làm từ thiện; Bill Gates làm từ thiện; Warren Buffet làm từ thiện; George Soros làm từ thiện, cả Hollywood làm từ thiện.
Những người giàu có đóng góp từ thiện là nhiều vô số trong thời đại thịnh vượng của chúng ta. Điều đó không có nghĩa chúng ta phủ nhận sự tốt đẹp trong hành động của họ, nhưng nó cũng không khiến họ nên được thần thành hóa. Đó là lý do tại sao Thiên chúa nói người đàn bà góa bụa đã dâng hai đồng tiền đồng xu là cho đi nhiều hơn cả những người giàu. Người giàu cho đi sự thịnh vượng của họ, nhưng người đàn bà đó cho đi cả gia tài. Văn sĩ, nhà thần học người Anh G.K. Chesterton đã nói rằng: “Họ có thể cho tiền của họ đi, nhưng họ sẽ không bao giờ cho đi tâm hồn của họ, họ là vị kỷ, giấu cảm xúc, khô như xương cũ“.
Kết hợp “thành công” cá nhân với sự thánh thiện chính xác là điều Thiên chúa cảnh tỉnh và ngài đã tuyên bố rằng: “Ích gì nếu một người đoạt được cả thế giới, nhưng lại đánh mất tâm hồn của chính mình”. Nói một cách thẳng thừng: những gì chúng ta vượt qua là không có gì so với những gì chúng ta trở thành. Hoặc có thể diễn đạt trần trụi là: “thành công” cá nhân của bạn là dành cho đống tro tàn của lịch sử và bạn không thể mang nó theo.
Các bạn không tin tôi ư? Vậy hãy nhìn vào các kim tự tháp Ai Cập, các bức tượng hoàng đế La Mã, những ngôi mộ của Pharaoh và sự đổ nát của thành phố Pompeii2 . Như lịch sử đã triển hiện ra, sẽ có hàng chục Oprah, và hàng chục Trump, và hàng chục Bill Gates, và hàng chục Pharaoh, và hàng chục vị vua khác. Các quốc gia sẽ phát triển, rồi lại suy tàn. Các thành phố sẽ bị tàn phá. Sẽ có những anh hùng và sẽ có những kẻ xấu. Sẽ có những tội nhân và sẽ có các thánh đồ.
Đối với bản thân mỗi chúng ta, khi thời khắc của chúng ta đến, khi tất cả đã đi qua, khi chúng ta đi đến đoạn đường đời cuối cùng của mình, tất cả điều đó sẽ có ý nghĩa nếu chúng ta có thể trả lời “CÓ” cho một câu hỏi: Chúng ta có phải là thánh đồ không?
Câu chuyện thành công đó mới là kéo dài vĩnh hằng.
Ghi chú: (1) Giải Cecil B. DeMille là giải Quả cầu Vàng danh dự do Hiệp hội Báo chí Nước ngoài Hollywood trao tặng cho “đóng góp nổi bật cho thế giới giải trí”. Giải thưởng này lần đầu tiên được trao tặng vào ngày 21/2/ 1952 tại lễ trao giải Quả cầu Vàng thường niên lần thứ 9 và được đặt tên để vinh danh người nhận gải đầu tiên – đạo diễn Cecil B. DeMille.
(2): Pompeii là thành phố cổ ở miền tây nước Ý, phía đông nam của Naples. Thành phố bị chôn vùi bởi một vụ phun trào núi lửa Vesuvius vào năm 79 Sau Công nguyên; các cuộc khai quật của khu vực này bắt đầu vào năm 1748 và cho thấy những gì còn lại của các tòa nhà, đồ khảm, đồ nội thất và tài sản cá nhân của cư dân thành phố.
Paul Bois/Dailywire.com
Tân Bình dịch
Xem thêm:
Từ khóa Oprah Winfrey Người thành công Làm từ thiện