Dịch bệnh ‘viêm phổi Vũ Hán’ (COVID-19) bùng phát nhanh chóng đã bước sang tháng thứ ba, virus corona hiện đã phát tán đến hơn 150 quốc gia trên toàn thế giới. Lúc này, ĐCSTQ bắt đầu liên tục truyền đi “những tin tức chiến thắng”. Nhiều người Trung Quốc vốn từ lâu sống trong sự tuyên truyền của chế độ cũng bắt đầu bàn tán về chuyện “tình trạng dịch bệnh nghiêm trọng ở hải ngoại”.

giang trach dan

Trong vòng một đêm, các cơ quan báo chí nhà nước Trung Quốc tràn ngập những tin tức như Trung Quốc kiểm soát tốt, trong thời gian ngắn đã chiến thắng dịch bệnh; hải ngoại quá tự do dân chủ nên khó kiểm soát; số người nhiễm bệnh và tử vong ở Trung Quốc giảm xuống rõ rệt, số người nhiễm bệnh và tử vong ở hải ngoại vượt qua Trung Quốc và tiếp tục tăng cao. 

Trong khi quốc tế đặt nghi vấn về số liệu Trung Quốc đưa ra và chỉ trích nước này đã che giấu tình trạng dịch bệnh dẫn đến sự phát tán nhanh chóng của virus, thì tờ Tân Hoa Xã lại đăng tải bài viết “Thế giới nợ Trung Quốc một lời cảm ơn”.

Đối với những ai đã quen thuộc với nhiều lần vận động chính trị trong lịch sử của ĐCSTQ, họ rất dễ dàng để nhận ra loại tuyên truyền này. Nhưng còn có rất nhiều người dân trong Đại lục ít có thói quen kiểm chứng thông tin, và dễ dàng tin vào những gì chính quyền dẫn dắt. 

***

Tôi xin kể một câu chuyện xảy ra cách đây không lâu. Một người bạn thân của tôi gọi điện thoại cho cha mẹ anh ấy đang sống ở Đại Lục. Cha mẹ anh ấy cũng như cha mẹ tôi, họ đều là những phần tử trí thức cao cấp.

Anh bạn đó nói trong cuộc điện thoại lần này, cha mình biết rất rõ về tình trạng dịch bệnh ở nước Mỹ, bao gồm cả câu chuyện chiếc du thuyền mới đây, trên tàu có bao nhiêu người, bao nhiêu thuyền viên, bao nhiêu người đã làm xét nghiệm, bao nhiêu người đã chẩn đoán nhiễm bệnh, vì sao không có nhiều người hơn làm xét nghiệm, du khách ở các nước xem xét xử lý thế nào, du khách người Mỹ xử lý trước ra sao, rồi việc xử lý tiếp sau đó thế nào, thuyền viên xử lý thế nào, vì sao phải có nhiều thuyền viên như vậy v.v.

Người bạn hỏi cha anh ấy: “Vậy Trung Quốc thì sao?” Cha anh nói: “Trung Quốc bây giờ rất minh bạch và rõ ràng.”

Anh bạn hỏi tiếp: “Hai hôm trước, người hàng xóm ở trường đại học mà cha mẹ đã từng làm việc nói rằng ở đó có một người đã chết vì viêm phổi Vũ Hán, chưa kịp đưa đến bệnh viện thì đã tử vong. Vậy người đó đã được tính vào số người tử vong do viêm phổi Vũ Hán ở Trung Quốc chưa?”

Cha anh ấy nghe xong liền nói điều con trai mình hỏi là “ngớ ngẩn” và ông ấy làm sao biết được chuyện đó!

Anh bạn ấy đã nói với cha mình: “Con có thể gọi điện thoại cho người ở Mỹ. Ví như nếu cha muốn biết chi tiết thì con có thể gọi điện thoại cho chiếc du thuyền đó. Vậy cha có thể gọi điện thoại cho tổng đài trường đại học nhờ chuyển lời cho gia đình có người qua đời, quan tâm một chút sự tình của họ xem sao.” 

Cha anh ấy không nói được lời nào. Lúc này mẹ anh ấy mới lên tiếng, nói rằng chắc chắn người đó sẽ hỏi chúng ta lý do vì sao lại gọi cuộc điện thoại này.

Vương Hỗ Ninh sau bức màn đen: 4 bước kiểm soát dư luận dịch bệnh

Anh ấy liền nói với cha mẹ mình: “Kỳ thực là trong thâm tâm cha mẹ sợ gọi cuộc điện thoại này.”

“Như vậy, làm sao có thể nói là ‘minh bạch rõ ràng’ được? Cha mẹ thậm chí ngay cả bản thân mình còn sợ hãi cuộc điện thoại như vậy mà không dám thừa nhận. Nhưng trong thâm tâm cha mẹ cũng biết là việc gọi bất kỳ cuộc điện thoại nào đến nước Mỹ để hỏi điều gì đều không hề động chạm đến bất kỳ vấn đề an toàn nào của con, cho nên cái này mới thật sự là minh bạch rõ ràng. Vậy nên lời cha mẹ đang nói đều là ĐCSTQ đang lừa gạt cha mẹ. Cha mẹ chỉ biết quan tâm đến nước ngoài mà không dám quan tâm đến những sự việc xảy ra ngay bên cạnh mình ở Trung Quốc.”

Cha mẹ của anh ấy đều không có lời nào để nói.

Đã có rất nhiều sự việc tương tự đã xảy ra vào chục năm trước đây. Ví như, vào thời đó cha anh ấy tuyệt đối không tin rằng ĐCSTQ bức hại học viên Pháp Luân Công

Anh ấy nói với cha mình: “Nếu như con biết được có người bị bức hại đến chết ở kế bên cha thì cha có dám đi kiểm chứng nó là thật hay giả không?” Cha anh ấy suy nghĩ rồi trả lời: “Cha dám đi.” 

Vài ngày sau, anh ấy nói với cha mình: “Một nữ học viên Pháp Luân Công bị bắt đi chưa tới mười ngày thì mẹ cô ấy phải đến nhận tro cốt. Hơn nữa họ còn đe dọa mẹ cô ấy không được khóc…”

Một tuần trôi qua, một tháng trôi qua, rồi lại một thời gian dài trôi qua nhưng cha anh ấy vẫn chưa hề đi kiểm chứng chuyện này. Cuối cùng, ông ấy đã thừa nhận là không dám đi và lo lắng rằng bản thân sẽ gặp phiền phức vì chuyện đó. Ông ấy cũng miễn cưỡng thừa nhận là có sự việc bức hại học viên Pháp Luân Công đến chết như vậy.

Vì sao bức hại Pháp Luân Công là cuộc bức hại nhân quyền lớn nhất hiện nay?

Mẹ tôi cũng vậy, khi tôi nói với bà về một trường hợp người tu Pháp Luân Công bị nhà nước Trung Quốc bức hại, bà ấy nói là chúng tôi ở nước ngoài thời gian dài, làm sao biết được chuyện trong nước. 

Bà bảo tôi: “Mẹ làm sao không biết chứ? Đó đều là tin đồn nói xấu Trung Quốc chúng ta. Ông con có phải là theo ĐCS không, cha con có phải là người của ĐCS không.”

Tôi nói với mẹ: “Khách quan mà nói thì ông con là ĐCSTQ hại chết, cha con cũng là bị đảng làm hại. ĐCSTQ bức hại sinh viên học sinh trong sự kiện Lục Tứ (Thiên An Môn), hiện nay nó lại bức hại Pháp Luân Công. Người đó gần nơi mẹ ở, họ đều là những người thiện lương, mẹ có thể đi nghe ngóng một chút xem tình huống hiện giờ của họ như thế nào, tự mẹ tận mắt đi xem thử xem sao.”

Một đoạn thời gian sau đó, mẹ tôi nói: “Người đó rất cô độc và khổ sở, chồng đã bị bắt đi vẫn chưa được thả về, những người xung quanh đều biết và âm thầm chỉ cho mẹ xem.”

Bà Gao Weiwei cầm bức ảnh em gái mình, người đã bị chính quyền Trung Quốc sát hại vì đức tin vào Pháp Luân Công, tại Washington hôm 22/6/2018.
Bà Gao Weiwei cầm bức ảnh em gái mình, người đã bị chính quyền Trung Quốc sát hại vì đức tin vào Pháp Luân Công, tại Washington hôm 22/6/2018. (Ảnh: Epoch Times)

Quay lại câu chuyện về việc bùng phát dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán lần này. Vũ Hán phong tỏa thành phố và các địa phương đều cưỡng chế cách ly, nếu kéo dài thì không lâu nữa kinh tế Trung Quốc sẽ sụp đổ. Kinh tế sụp đổ thì ĐCSTQ cũng không thể tồn tại. Đảng biết rõ điều này, nên việc quan trọng hàng đầu là giữ lấy quyền lực. Tiếp đến là hồi phục sản xuất, thế nhưng việc ồ ạt đi làm lại tạo nên nguy cơ bùng phát dịch bệnh lần thứ hai, và con số người dân bị chết có thể sẽ vô cùng lớn. 

Chủ tịch Trung tâm kiểm soát dịch bệnh – nhà khoa học Tăng Quang trong một lần phỏng vấn với “Thời báo Hoàn Cầu”, đã biểu thị rằng trong làn sóng bùng phát dịch bệnh, ngoại trừ khoa học ra thì các quan chức cũng cần phải xem xét đến những vấn đề như chính trị, duy trì ổn định, kinh tế, nhu cầu của người dân vào dịp Tết Nguyên đán v.v. 

Lời nói của Tăng Quang đã lộ rõ lối suy nghĩ phòng chống bệnh dịch của ĐCSTQ, đó là: Mạng người không phải ở vị trí thứ nhất, điều đầu tiên phải suy xét đến chính trị, điều thứ hai là suy xét duy trì ổn định và điều thứ ba là suy xét kinh tế. Mạng người không hề nằm trong ba vị trí đầu tiên. Không hề có sự chân thật dưới chế độ cường quyền.

Nội bộ của ĐCSTQ cũng đã vạch ra chiến lược kéo rời chiến trường viêm phổi Vũ Hán ra hải ngoại để nhằm: (1) Chuyển dịch sự chú ý của người dân trong nước, (2) Mượn cớ tâng bốc bản thân và thổi phồng năng lực xử lý dịch bệnh và mô thức xử lý của bản thân nó (bao gồm cái gọi là ưu thế mang tính chế độ), (3) Chối bỏ trách nhiệm, đổ thừa nguồn khởi phát bệnh viêm phổi Vũ Hán cho nước Mỹ và dốc sức tiến hành tuyên truyền phản đối nước Mỹ.

Trớ trêu thay, vẫn còn rất nhiều người dân Trung Quốc sống trong sự lừa dối và tẩy não của ĐCSTQ ngày này qua ngày khác, đã nếm trải quá nhiều khổ cực nhưng vẫn còn thói quen tin nghe theo đảng và thật sự cho là Trung Quốc đã kiểm soát thành công dịch bệnh.

Chương Minh (Trí thức VN biên tập lại)

Xem thêm: