5 phương pháp khiến trẻ học được cách khống chế cảm xúc
- Ngọc Trân
- •
Từ hàng trăm năm trước, cổ nhân sớm đã đưa ra kết luận: “Cảm xúc không tốt là do trí huệ không đủ”. Người làm cha mẹ cũng không thể lấy tiêu chuẩn của người lớn để yêu cầu trẻ nhỏ, vì dù sao số sách mà trẻ được đọc qua hay những trải nghiệm mà chúng từng có đều rất hữu hạn. Cha mẹ cần có trách nhiệm dẫn dắt trẻ và cùng chúng bồi dưỡng một loại trí huệ mang tên ‘khống chế cảm xúc’.
Dưới đây là 5 phương pháp giáo dục rất hiệu quả trong việc khiến trẻ học được cách khống chế cảm xúc, đáng để các bậc cha mẹ tham khảo.
1. Cha mẹ cần ổn định
Người xưa thường nói: “Tức giận chính là nô lệ của trái tim”. Muốn trẻ không tức giận, đầu tiên cha mẹ cần lấy bản thân làm gương, tâm thái ổn định. Cho dù trong cuộc sống thường ngày hay khi người khác tức giận với mình, cũng không nên để bản thân làm nô lệ của cảm xúc.
2. Lắng nghe tỉ mỉ
Trẻ nhỏ thông thường sẽ không tức giận một cách vô duyên vô cớ. Vì vậy cha mẹ cần kiên nhẫn lắng nghe trẻ để hiểu rõ nguyên nhân vì sao chúng tức giận. Điều này có thể khiến trẻ thấy bạn là người đáng tin, đáng để dựa dẫm.
3. Đợi trẻ bình tĩnh lại
Người xưa có câu: “Tĩnh có thể khắc phục tính cách nóng nảy, khiến người ta kịp thời lấy lại lý trí”.
Muốn nói chuyện đạo lý với trẻ khi chúng tức giận là chuyện không hề dễ dàng. Khi đó, đừng ngại đợi trẻ trút hết tức giận và cho chúng một chút thời gian để bình tĩnh lại, phản tỉnh bản thân, sau đó hãy kết nối với trẻ. Như vậy, trẻ mới có thể dễ dàng tiếp nhận những điều bạn nói.
4. Đừng vội giáo huấn trẻ
Chúng ta thử nghĩ, bạn vừa bình tĩnh lại sau khi trải qua một số chuyện phiền phức, liền có một người đứng bên cạnh không ngừng nói đạo lý, bạn có cảm thấy thoải mái không?
Tin chắc rằng nhiều người sẽ cảm thấy không thoải mái, mà ngược lại còn cho rằng đối phương đang giáo huấn mình. Khi đó những lời người khác nói đương nhiên rất khó nghe lọt tai.
Vì vậy muốn kết nối với trẻ, trước tiên hãy tìm những điểm tương đồng, ví dụ chúng ta có thể nói:
“Khi mẹ còn trẻ cũng như con, một lần bởi vì chơi đồ chơi….”
“Mẹ hiểu cảm giác của con, mẹ cũng từng trải qua như vậy…”
5. Cần kiên quyết với những dục vọng của trẻ
Sự khác biệt lớn nhất giữa người và động vật chính là người thì có thể tiết chế dục vọng của bản thân, còn động vật thì không thể.
Trong một vài trường hợp cụ thể, cha mẹ cần thực hiện được sự ‘kiên quyết’, bất luận ra sao cũng không thể thỏa hiệp với trẻ. Hơn nữa cần dạy trẻ thói quen phản tỉnh bản thân ngay từ khi còn nhỏ và nhận biết cảm nhận của người khác, như vậy mới có thể kịp thời khiến trẻ ước chế dục vọng của mình, không thể muốn gì làm nấy. Ví dụ: Khi vào siêu thị, trẻ rất thích mua đồ chơi, cha mẹ không thể vì làm vừa lòng trẻ mà lựa chọn thỏa hiệp.
Điều này có thể khiến trẻ hiểu được tín tức mà cha mẹ muốn truyền đạt: ‘Rất nhiều chuyện khóc lóc, làm loạn cũng không có tác dụng gì’.
Như vậy tương lai trẻ sẽ không hơi chút lại khóc lóc đòi hỏi chỉ để thỏa mãn ham muốn của mình.
Mỗi đứa trẻ đều có tính cách khác nhau, khi chúng thể hiện tính cách của mình chính là lúc cha mẹ cần tiến hành các phương pháp giáo dục khác nhau. Nhưng điểm quan trọng nhất chính là các bậc cha mẹ cần nhẫn nại quan sát, phân tích nguyên nhân khiến trẻ tức giận.
Đương nhiên, quá trình này có thể sẽ rất chậm và lâu dài. Dù chỉ là cùng trẻ trưởng thành nhưng cũng là một khóa tôi luyện sự kiên nhẫn cho các bậc làm cha mẹ.
Ngọc Trân
Xem thêm:
Từ khóa Giáo dục con cái Dạy trẻ Cách dạy con khống chế cảm xúc Làm cha mẹ