Người Trung Quốc hiện đang có một “làn sóng di dân”, mỗi năm có rất nhiều người di cư đến Mỹ; bên cạnh đó cũng có không ít sinh viên Trung Quốc đến Mỹ du học. Vậy thì rốt cuộc sẽ có những điều gì xung đột về văn hóa sau khi đến đất nước này?

Chúng ta hãy cùng xem những trải nghiệm mà một du học sinh người Hoa chia sẻ trên trang “Duyên gặp gỡ tại nước Mỹ”.

1. Ở Mỹ, từ tiểu học đến tiến sĩ, giáo viên đều không bao giờ bàn luận với học sinh về điểm số, thành tích học tập của một ai đó, cũng có nghĩa là không có ai biết được bạn thi bao nhiêu điểm cả (trừ khi bạn muốn cho họ biết).

2.Mỗi cá nhân đều rất giữ bí mật về sự thất bại và thành công của bản thân. Biểu hiện của mọi người ở bất cứ phương diện nào cũng là độc lập. Điều này khác với một số nền văn hóa mà ở đó người ta thích khoe khoang sự giàu có bản thân và chia sẻ thành tựu của mình với người khác.

3.Trải nghiệm mua hàng ở cửa hàng bán lẻ không tốt lắm. Ở Mỹ, dù bạn đến mua hàng ở Nordstrom hay Bloomingdales cũng sẽ không có ai đến giúp bạn. Ở Mỹ, mua sắm không phải là việc khiến bạn giải trí, mà ngược lại khá vất vả, hoặc chỉ đơn giản là mua hàng mà thôi.

black friday shutterstock 337424894 image
(Ảnh minh họa: Shutterstock)

4.Có lẽ đây là ý kiến riêng của tôi, vì tôi vẫn chỉ là một thực tập sinh, nhưng ít nhất là trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, không có ai xem thường bạn khi bạn không hiểu.

5.Trước khi đến Mỹ, tôi nghe nói sinh viên ở trường Đại học Johns Hopkins vô cùng hiếu thắng, họ sẽ xé trang quan trọng trong sách ở thư viện để sinh viên khác không đọc được. Nhưng thực tế thì tôi đã có trải nghiệm hoàn toàn ngược lại. Các bạn sinh viên hợp tác với nhau rất tốt, họ lập các nhóm nhỏ để cùng học và làm bài tập cho đến khi mọi người trong nhóm đều hiểu bài. Tôi nghĩ rằng có thể vì môn học quá khó khiến cho việc các sinh viên hợp tác cùng nhau trở nên rất có ý nghĩa, như vậy có thể giúp nhau học tập.

6.Họ có quan điểm đạo đức rất mạnh, mỗi cá nhân đều rất đứng đắn. Nếu có người không thể nộp bài tập kịp giờ, họ sẽ nộp bài tập chưa làm xong lên chứ không đi hỏi đáp án vào phút cuối. Mọi người cảm thấy tự hào với sự nỗ lực của chính mình, vì vậy nên sẽ không gian lận.

7.Người giàu luôn giữ dáng, người nghèo thì rất mập. Quan niệm này là vì thức ăn rẻ đều chứa nhiều chất béo, còn người có tiền sẽ không ăn thức ăn rẻ, họ có xu hướng ăn ở những nơi đắt tiền hoặc lành mạnh hơn. Không may là ở Mỹ bạn sẽ phải tiêu rất nhiều tiền vào việc giữ sức khỏe.

8. Những người mập thường không nhận được sự tôn trọng mà họ đáng có. Mập lên thường có nghĩa là cơ thể của bạn không được tôn trọng. Nếu bạn gầy (và cao, không phải kiểu vô cùng cao), mọi người sẽ tôn trọng và đối xử tốt với bạn hơn. Nếu bạn có hình thể đẹp thì cũng sẽ được phục vụ tốt hơn. Tôi đã giảm từ 95 kg xuống còn khoảng 67 kg. Sau khi gầy đi, nhìn chung là mọi người đối xử với tôi tốt hơn. Lấy một ví dụ rất nhỏ, nhân viên phục vụ của Starbucks sẽ chú ý hơn khi làm thức uống cho tôi.

9.Nữ sinh không lăng nhăng, hoàn toàn khác với phim Hollywood.

10. Trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật thiếu người Mỹ gốc Phi. Tôi nghĩ là vì họ không có đủ cơ hội, hoặc do hoàn cảnh gia đình v.v…

11.Ở Mỹ, đa số nhà đều làm bằng gỗ, rất ít nhà được làm bằng gạch.

12.Tôi rất thích tập thể thao hoặc vận động ngoài trời – đây là việc rất California, nhưng tôi chú ý thấy rằng các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau đạp xe, leo núi, chèo thuyền, cắm trại, v.v… Người Mỹ vô cùng tự hào về phong cảnh thiên nhiên của mình và sử dụng cũng như bảo vệ tài nguyên thiên nhiên rất tốt.

Đến Mỹ du học mới có thể tự mình tìm hiểu "sự thật về mảnh đất này"
(Ảnh: Một người Trung Quốc du lịch New York/Pixabay)

13. “Không uống cà phê không được” – mỗi sáng đều có rất nhiều sinh viên và nhân viên công sở xếp hàng đợi ở các cửa hàng Starbucks.

14.Cách định giá hàng hóa ở cửa hàng không có ý nghĩa kinh tế học, vì chúng không tồn tại quan hệ tuyến tính. Ví dụ như 1 lon CocaCola có giá 1 đô la, 12 lon lại là 3 đô la.

15. Đa số các cửa hàng đều có dịch vụ đổi trả: bạn bè của tôi (ở Trung Quốc) đều tỏ vẻ không thể tin được. Khi tôi nói với các bạn rằng tôi có thể mua bất cứ món hàng nào bao gồm cả thực phẩm, sau đó vẫn được trả hàng hoàn tiền trong thời hạn, dù bạn không có lý do nào cụ thể đi chăng nữa. (Đa số các cửa hàng đều có mục lựa chọn nguyên nhân trả hàng là “người mua đổi ý”).

16.Thực phẩm rất đa dạng: một siêu thị điển hình có ít nhất 100 loại pizza đông lạnh, nhưng vẫn không thể khiến tôi thèm ăn món này được.

17.Nước soda còn rẻ hơn nước đóng chai. Nước có ga còn rẻ hơn nước thường! Trên đường cao tốc liên bang cứ cách vài km đều có các trạm nghỉ có chuỗi cửa hàng và siêu thị lớn.

18.Nếu so sánh giá của rau củ quả và thức ăn nhanh thì thức ăn nhanh thật sự là quá rẻ.

19. Phần ăn rất nhiều.

20.Đâu đâu cũng có cờ Mỹ: Họ mặc quốc kỳ lên người, thậm chí còn in lên bikini, điều này thật sự khiến tôi phải kinh ngạc.

21. Ngày lễ quá thương mại hóa: Mỹ đã đạt đến tầm cao mới. Cũng giống như Black Friday vậy, hơn nữa cả năm đều có những sản phẩm bán vào dịp Giáng sinh hay Lễ Phục Sinh v.v…

22. Đây là một xã hội gần như không có giai cấp: tôi để ý thấy rằng đa số người Mỹ đều có mức sống như nhau. Mọi người đều có đủ thức ăn, mua sắm ở cùng nơi. Tôi thấy nhân viên sửa ống nước, lao công, công nhân xây dựng đều có xe hơi. Các giai cấp trong xã hội đều gần như tương đồng. bạn có thể thấy các nhân viên phục vụ dùng iPhone v.v…

Đương nhiên là có thể tôi sai, nhưng việc được vay tiền ngân hàng là rất dễ dàng ở quốc gia này. Trong đa phần các trường hợp, bất cứ ai cũng mua được bất cứ thứ gì, đương nhiên ngoài những thứ như Maserati… Vì vậy, vật chất không thể đại diện cho địa vị được.

Thanh Long

Xem thêm: