Vào năm 335 trước Công nguyên, Alexander Đại đế 21 tuổi đã thống nhất toàn bộ Hy Lạp. Ông đến Athens, nơi mà người thầy Aristotle của ông từng sống. Nơi đây có Acropolis hùng vĩ, đền Parthenon tráng lệ, và các nhà tiên tri và nhà thông thái như Socrates và Pythagoras. Đây là nơi mà Alexander luôn mong ước.

daoduckinh image
(Ảnh tổng hợp)

Alexander tuấn tú, khí chất phi phàm, ai thấy chàng cũng cúi chào cung kính.

Hôm đó, Alexander đang đi dạo trên đường phố Athens thì nhìn thấy một người mặc quần áo rách rưới, đang ngồi dựa lưng vào một chiếc thùng gỗ lớn, một cánh tay chống xuống đất. Ông ta tóc bạc râu dài, mặt mũi lấm lem bụi bặm, trông chẳng khác gì một kẻ ăn mày. Alexander bước tới trước mặt ông, nhưng ông ta vẫn ngồi yên, không hề nhúc nhích. Alexander lịch sự hỏi:
“Xin hỏi, tôi có thể giúp gì cho ông không?”

Người trông như kẻ ăn mày ấy giơ tay phải lên, làm động tác như muốn xua Alexander đi và nói:
“Có thể. Hãy tránh sang một bên, anh đang che mất ánh nắng của tôi”.

Mọi người xung quanh đều cười nhạo kẻ ăn mày hèn mọn và ngu dốt kia. Chẳng lẽ ông ta không biết người đang đứng trước mặt mình là một vị thần chiến tranh, là người được định sẵn sẽ dẫn dắt đội quân quét ngang Âu Á, chinh phục Ba Tư, tiến đến tận nơi trời biển giao hòa – Alexander Đại đế sao?

Thế nhưng Alexander lại im lặng. Chàng quay lưng đi, trầm ngâm một lúc rồi nói:
“Nếu ta không phải là Alexander, thì ta nhất định muốn trở thành Diogenes”.

500px Alexander visits Diogenes in Corinth Diogenes asks him to stand out of his sun 1696
Alexander đến thăm Diogenes ở Corinth (Ảnh: Wikipedia)

Diogenes chính là tên của kẻ ăn mày ấy. Ông là học trò của Socrates và là người sáng lập ra trường phái triết học Khuyển nho (Cynicism) của Hy Lạp cổ đại. Cái thùng gỗ mà ông dựa lưng vào chính là nơi ông ở mỗi ngày. Lý do trường phái của ông được gọi là Chủ nghĩa Khuyển nho là vì ông chủ trương “sống như một con chó”. Tuy nhiên, quan niệm này đã bị con người thời nay hiểu sai. Nhiều trí thức tự xưng là theo chủ nghĩa Khuyển nho thực chất lại đang sống như những “chú chó quỵ lụy” – vừa hèn mọn, vừa cầu cạnh.

Câu nói của Alexander vừa đơn giản vừa sâu sắc:
“Nếu ta không thể chinh phục thế giới, thì ít nhất ta sẽ giống như Diogenes – không để thế giới chinh phục mình”.

Tâm thái của Diogenes có thể được lý giải dễ dàng bằng lời của Mạnh Tử:
“Phú quý không làm sa đọa, nghèo khó không làm lay chuyển, uy vũ không thể khuất phục”.

Sở dĩ ông có thể làm được như vậy là bởi ông đã buông bỏ tất cả dục vọng: nhà cao cửa rộng, mỹ vị xa hoa, quần áo lộng lẫy, ngựa xe huy hoàng, tiếng tung hô của vạn người hay danh tiếng lẫy lừng — trong mắt ông, tất cả đều vô nghĩa. Khi con người bị lạc lối trong dục vọng vật chất, họ cũng đánh mất bản tính thật sự của mình.

id103862216 4081149381017 868x488 1
Đền Parthenon, ngôi đền chính của Acropolis ở Athens, có lịch sử 2.500 năm. (The Epoch Times)

Triết học của Diogenes, xét ở khía cạnh này, có phần tương đồng với tư tưởng của Lão Tử: “tuyệt thánh, bỏ trí, giữ gìn sự mộc mạc, ít ham muốn, giảm toan tính”. Chỉ khi đó con người mới có thể trở về với chân nguyên của mình.

Theo quan điểm của Đạo gia hoặc Diogenes, trên thế gian này chẳng có mấy ai sống một cách chân thật, hầu hết đều bị dục vọng bao bọc. Diogenes từng cầm đèn lồng đi khắp thành phố và nói: “Tôi đang tìm một người thật sự lương thiện”. Người khác cười ông điên rồ, nhưng thực ra ông đang chế giễu sự giả dối của họ.

Kể câu chuyện này là để chỉ rõ rằng, trong thế gian này, mỗi người đều có chí hướng riêng. Có người theo đuổi sự phù hoa của trần thế, cũng có người tìm cầu sự thanh tịnh thoát tục. Trong Phật giáo, có rất nhiều cao tăng đại đức vốn xuất thân từ vương tôn quý tộc. Ví như Thích Ca Mâu Ni trước khi thành Phật là Thái tử của vương quốc Ca-tỳ-la-vệ ở Ấn Độ, tổ sư Thiền tông Bồ-đề Đạt-ma là Thái tử nước Hương Chí, An Thế Cao là Thái tử nước An Tức (tức Ba Tư cổ), đại dịch giả Cưu-ma-la-thập là con trai tể tướng nước Quy Tư. Những người này đều từ bỏ vinh hoa phú quý để tìm cầu sự giải thoát thanh tịnh và tịch diệt.

Alexander là người thông minh. Tuy chàng không thể từ bỏ công danh sự nghiệp và danh vọng thế gian, nhưng chàng có thể hiểu được cảnh giới của Diogenes. Ngày nay, tuyệt đại đa số người ta thậm chí còn không đạt nổi đến cảnh giới của Alexander Đại đế, chứ đừng nói đến việc hiểu được chí hướng “trí tại thanh vân” của Hứa Do – người đã chạy ra sông rửa tai khi nghe nói Vua Nghiêu muốn nhường ngôi cho mình.

Nhiều người vẫn bàn tán rằng nếu Pháp Luân Công sau này nắm quyền sẽ như thế nào. Nhưng Pháp Luân Công là một pháp môn tu luyện của Phật gia, người tu luyện không mưu cầu phú quý ở thế gian, mà là trí huệ của bờ bên kia và hạnh phúc vĩnh hằng. Chính vì lý do đó mà dù chính quyền Trung Quốc có dùng bất kỳ thủ đoạn tàn sát, tra tấn nào, hoặc dụ dỗ bằng danh lợi sắc dục, cũng không thể khuất phục được nhóm người tu luyện này. Bởi vì thủ đoạn của chính quyền tà ác là trần tục, còn cảnh giới của người tu Pháp Luân Công lại là siêu việt thế tục.

Ở một phương diện khác, học viên Pháp Luân Công còn phải làm một người có trách nhiệm với xã hội, theo lời dạy của Đại sư Lý Hồng Chí, tức là phải làm tròn bổn phận của một công dân. Trong công việc tại công ty, trong đời sống gia đình, trong giao tiếp xã hội, trong học tập ở trường… đều phải nghiêm túc và có trách nhiệm, làm tròn vai trò của mình.

Trong nhân gian có nhiều ngành nghề khác nhau, chỉ cần đó không phải là công việc phạm pháp hoặc làm bại hoại đạo đức thì học viên Pháp Luân Công đều có thể làm, và sẽ làm một cách tận tâm tận lực — điều này cũng là yêu cầu của Pháp lý Pháp Luân Công. Tuy nhiên, trong nội tâm họ lại không bị ràng buộc bởi những công việc hay vai trò thế tục này.

Lấy tâm xuất thế để làm tốt việc nhập thế — đây là một quá trình tu luyện vô cùng khó khăn, không phải người chưa từng đọc các tác phẩm của Pháp Luân Công hay chưa từng thực hành tu luyện có thể hiểu được. Nhưng ít nhất về bề mặt, mọi người cũng có thể hiểu rằng: học viên Pháp Luân Công cũng cần học tập, cần làm việc, cần xây dựng gia đình.

Những điều này trong đời sống thế tục không phải là mục đích, mà là trợ duyên giúp học viên Pháp Luân Công tu thân và giúp người khác giác ngộ. Đời sống của họ là tùy duyên — giàu hay nghèo, thuận cảnh hay nghịch cảnh — đều có thể dùng tâm bình thản mà đối đãi, và có thể làm tốt bổn phận của mình trong mọi hoàn cảnh, đối xử tử tế với người khác. Đây cũng là yêu cầu đối với người tu luyện trong Pháp Luân Công.

Lý Ngọc theo NTDTV