San Francisco: Ngôi nhà 139 năm tuổi di chuyển trên đường phố
- Lệ Tử
- •
Ở Hoa Kỳ, bạn sẽ hiếm khi thấy một ngôi nhà lớn di chuyển trên đường phố. Nhưng cảnh tượng hiếm có này đã xuất hiện trên đường phố San Francisco vào ngày 21/2. Một ngôi nhà cổ có lịch sử 139 năm được chuyển đến địa chỉ mới, cảnh tượng rất hoành tráng, thu hút nhiều người đến xem và chụp ảnh.
Những người quen thuộc với khu vực Tòa thị chính của San Francisco chắc hẳn đã đã nhìn thấy một ngôi nhà 2 tầng màu xanh nhạt thời Victoria trên đại lộ Franklin, ‘nhân vật chính’ trong kỳ chuyển nhà lần này.
Sáng sớm ngày 21/2, nhiều người dân đã đến số 807 đại lộ Franklin, San Francisco để theo dõi sự kiện hy hữu này. Sau khi cẩu lên, ngôi nhà được gắn vào một chiếc xe nâng khổng lồ. Đoàn xe chặt cây mở đường. Cuối cùng vài giờ sau, ngôi nhà đã được chuyển đến địa chỉ mới cách đó 6 dãy phố.
Trong quá trình di dời, ngôi nhà 6 phòng ngủ, 3 phòng tắm khổng lồ này di chuyển với tốc độ 1,6 km/h. Trong khoảng thời gian đó, nó phải đi qua những con dốc và những khúc quanh. Các kỹ sư đã phải dỡ bỏ một số biển báo hiệu bên đường, cắt tỉa một cây nguyệt quế, để ngôi nhà có thể đi qua một cách thuận lợi.
Theo tờ San Francisco Chronicle, để xin phép tất cả những chuyện này và vô số việc khác, chủ nhân của ngôi nhà này và ông Tim Brown, người môi giới ở San Francisco, đã phải bỏ ra chi phí xấp xỉ 200.000 USD (tương đương 4,6 tỷ VNĐ) và thêm 200.000 USD để thuê đội chuyển nhà. Tổng chi phí di dời là 400.000 USD (tương đương 9,27 tỷ VNĐ).
Được biết, đây là lần đầu tiên một ngôi nhà được di dời ở San Francisco trong vòng 50 năm, nên rất đông người dân cầm điện thoại di động ghi lại khoảnh khắc này.
“It’s like a Mardi Gras procession”: Crowd follows 139-year-old S.F. Victorian's trek to new home. Watch the video and read the full story here: https://t.co/TcLPHigtwb pic.twitter.com/IJacdyB16W
— San Francisco Chronicle (@sfchronicle) February 22, 2021
Ngôi nhà cổ lịch sử này giống như nhiều ngôi nhà thời Victoria khác ở San Francisco, luôn là một trong những tấm danh thiếp của thành phố. Ông Phil Joy, kỹ sư chuyển nhà cao cấp cho biết, sở dĩ ngôi nhà không bị phá dỡ trực tiếp là vì ý nghĩa lịch sử của nó, ví như việc sử dụng chất liệu gỗ rất nguyên thủy có lịch sử 800 năm. Ông mô tả rằng bây giờ không thể tìm được loại gỗ như vậy để xây nhà.
Tại khu đất trống sau khi ngôi nhà chuyển đi, một khu chung cư 8 tầng 48 phòng sẽ được xây dựng.
Ở Mỹ, một ngôi nhà được di dời như vậy không còn móng nhà, chứ chưa nói đến tầng hầm. Trên thực tế, không phải toàn bộ ngôi nhà đều được chất lên xe và chạy trên đường, một số khác sau khi chất lên xe phải đi bằng đường thủy.
Hơn nữa, không chỉ những công trình kiến trúc bằng gỗ của các gia đình nghèo mới phải di dời toàn bộ, ngay cả những ngôi nhà xây gạch tốt hơn một chút cũng có thể được di dời toàn bộ. Chỉ không biết chi phí di dời là bao nhiêu, liệu có rẻ hơn so với việc xây một ngôi nhà mới hay không?
Thông thường, các công ty chuyển nhà ở Mỹ có chi phí đắt đỏ và giới hạn về thời gian. Nếu vượt quá 3 tiếng, bạn sẽ phải trả thêm phí. Bạn có thể đóng gói hành lý ở nhà và để công ty chuyển nhà chuyển đi. Hầu hết người dân bình thường đều thuê xe ô tô và tự di dời. Về cơ bản, với bằng lái xe phổ thông, họ có thể thuê một chiếc xe container tại đại lý, lái xe từ đại lý về địa điểm đã định theo giờ đã định.
Bởi nhân công ở Hoa Kỳ đắt đỏ, nên nhiều người Mỹ đã hình thành thói quen tự mình làm. Một số người ‘lợi hại hơn’ còn tự sơn sửa mái tôn tại nhà. Nếu có cơ hội đến thăm nhà để xe trong một ngôi nhà bình thường của người Mỹ, bạn sẽ thấy rằng họ có đầy đủ dụng cụ, máy khoan điện, máy cắt cỏ, v.v. Về cơ bản, đàn ông Mỹ có thể làm một số công việc của thợ mộc.
Trương Lệ Tử, Vision Times
Xem thêm:
Từ khóa Chuyện lạ San Francisco nhà cổ Chuyển nhà Di dời nhà