Vì sao người Nhật lại gầy hơn người Trung Quốc?
- Yến Nhi
- •
Theo số liệu thống kê cho biết, Trung Quốc là quốc gia có số người béo phì nhiều nhất trên thế giới, ước tính khoảng 90 triệu người trưởng thành bị béo phì. Tuy nhiên đất nước hàng xóm – Nhật Bản, tỷ lệ người béo phì chỉ chiếm 4%. Đây là quốc gia phát triển có tỷ lệ người béo phì thấp nhất thế giới.
Đều là các quốc gia thuộc Đông Á, ẩm thực cũng không có quá nhiều sự khác biệt, vậy tại sao người Nhật lại gầy hơn người Trung Quốc?
1. Chế độ ăn nhẹ và đa dạng
Ẩm thực Nhật đã được ghi nhận là văn hóa phi vật thể của UNESCO, một trong những nguyên nhân chính là ẩm thực Nhật đạt được sự cân bằng về dinh dưỡng.
Ẩm thực Nhật Bản có 5 đặc điểm sau:
- Nhiều sản phẩm từ biển: Nhật Bản là một quốc đảo, các thực phẩm như cá, tôm, cua, rong biển là nguyên liệu thực phẩm chủ yếu trong ẩm thực Nhật, điều này được thể hiện rất rõ ở các món ăn nổi tiếng của Nhật như sushi, sashimi.
- Ăn nhiều rau củ: Tuy giá rau củ ở Nhật không hề rẻ, nhưng người Nhật vẫn rất thích ăn rau, ở các siêu thị luôn có các mặt hàng rau củ được bán giảm giá.
- Hương vị thanh đạm: Ẩm thực truyền thống của Nhật Bản luôn có một nguyên tắc, cho dù chế biến ngon miệng tới mấy cũng không được làm mất đi hương vị vốn có của loại nguyên liệu đó. Dầu ăn và các gia vị cay được sử dụng rất ít, giấm, nước tương, mù tạt được sử dụng nhiều hơn.
- Thức ăn đa dạng và ít dầu: Các phương pháp nấu ăn thường được sử dụng trong ẩm thực Nhật chính là luộc, rang, hấp, luộc sơ, salad gỏi, v.v… hoặc trực tiếp ăn thức ăn sống. So với cách nấu ăn của người Trung Quốc thì dầu được sử dụng ít hơn nhiều, lượng chất béo không dễ vượt mức cho phép.
- Kỹ thuật chiên đặc biệt: Mặc dù cũng có “Tempura” món ăn dùng tôm, bạch tuộc, bí đỏ, củ sen,… được chiên ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên họ yêu cầu lớp vỏ bên ngoài phải được chiên mỏng nhất có thể, hơn nữa sau khi chiên xong phải dùng giấy hút dầu để thấm bớt dầu ra.
2. Ăn chậm, dụng cụ ăn nhỏ
- Tự mang theo bữa trưa: Ở Nhật, cho dù là người trẻ sống một mình, hay là trẻ nhỏ có cha mẹ chuẩn bị bữa trưa mang đi học, việc tự mang đồ ăn theo đều không phải là vấn đề phức tạp. Người Nhật chú ý kết hợp giữa dinh dưỡng và màu sắc, hơn nữa lượng thức ăn không được quá nhiều, có thể để một ít cơm trắng (hoặc cơm nắm), khoảng hai miếng gà nhỏ, thêm một ít rau củ và một ít cà chua.
- Chén dĩa nhỏ: Truyền thống ẩm thực Nhật Bản luôn yêu thích sử dụng các loại chén, dĩa nhỏ làm đồ đựng, lượng thực ăn vì vậy cũng khá ít, mặc dù có nhiều loại nguyên liệu trên bàn, nhưng dễ làm cho chúng ta khi đang dùng bữa có cảm giác là mình đã ăn món đó rồi, chính vì vậy tạo cho mọi người thói quen ăn ít.
- Ăn chậm: Người Nhật ăn thường khá chậm, ngay cả khi ăn đồ ăn vặt, họ đều có thói quen nhai từ từ và ăn từng miếng nhỏ.
3. Chú ý tới giáo dục về thực phẩm
Người Nhật ngay từ khi còn nhỏ đã được giáo dục về thực phẩm (học sinh ngoài được giáo dục về đức, trí, thể, mỹ ra còn được dạy về thực phẩm).
Vậy bắt đầu từ khi nào? Chính từ thời kỳ chăm sóc sức khỏe người mẹ đang mang thai, tới khi bé được sinh ra, học mẫu giáo, tiểu học, trung học….
Ở giai đoạn giáo dục bắt buộc của Nhật Bản, yêu cầu học sinh phải ăn cơm tại trường, hoặc trường có căn tin tự chế biến, hoặc trường sẽ giao nhiệm vụ chế biến cho một công ty thực phẩm.
Thực đơn của trường được chuẩn bị bởi các chuyên gia dinh dưỡng, còn yêu cầu các chuyên gia phải có đủ trình độ, để đặt ra mục tiêu thích hợp về chế độ ăn uống.
Mục tiêu về chế độ ăn uống chính là biến thực đơn trở thành một tài liệu giảng dạy. Thông qua bữa ăn, nhà trường dạy cho học sinh cách kết hợp những món ăn chính + thực phẩm chính + kết cấu món ăn phụ, cũng như đặc điểm dinh dưỡng của các thành phần khác nhau, để học sinh có tình yêu với thức ăn và khả năng chọn thức ăn lành mạnh.
4% béo phì ở Nhật xuất phát từ đâu?
- Tỷ lệ béo phì cao ở những khu vực có giao thông thuận lợi
Ở tỉnh Nagasaki, là nơi tỷ lệ béo phì của nam giới cao nhất ở Nhật Bản, 80% đường là dốc, vì vậy có thang máy miễn phí ở mọi nơi, mọi người đều có thể sử dụng, giảm số lượng người vận động. Hơn nữa, cư dân của tỉnh Nagasaki thích ăn đồ ngọt, chính vì vậy muốn không béo mới là điều khó khăn.
- Đồ ăn Âu Mỹ hóa
Ví dụ, ở tỉnh Okinawa, mặc dù có lịch sử lâu dài của ẩm thực Okinawa, với sự phát triển của thời kỳ hậu chiến, thói quen ăn uống dần dần trở nên Âu Mỹ hóa hơn, các loại dầu mỡ, chất béo cũng được hấp thụ nhiều hơn, dẫn đến tỷ lệ béo phì cao ở phụ nữ Okinawa.
- Nhịp sống nhanh, áp lực lớn
Ví dụ như Tokyo, nhịp sống của người dân ở đây đều khá nhanh, áp lực cũng rất nhiều, vì vậy thói quen sinh hoạt cũng không lành mạnh, ở trên đường phố vẫn có thể nhìn thấy không ít người mập.
- Cách giảm cân kỳ lạ, càng giảm càng béo
Chịu ảnh hưởng của nhiều trào lưu văn hóa và ý kiến xã hội, phụ nữ Nhật cho rằng phải gầy mới đẹp. Vì vậy đã sản sinh ra nhiều sản phẩm giảm cân, sản phẩm chăm sóc sức khỏe kỳ lạ, tuy nhiên những phương pháp này không chỉ không đạt được hiệu quả giảm cân, mà ngược lại còn phản tác dụng làm tổn thương cơ thể.
Đương nhiên, người Nhật gầy như vậy không đơn giản là vì họ dùng thực phẩm lành mạnh, mà còn bao gồm chế độ làm việc, nghỉ ngơi, thói quen vận động, đặc điểm mỗi người, tuổi thọ của toàn bộ dân số được tạo thành từ nhiều yếu tố các mặt tới từ cá nhân hoặc xã hội.
Tuy nhiên thói quen ăn uống lành mạnh chắc chắn có thể giúp giảm cân, duy trì một hình thể khỏe mạnh. Chính vì vậy, những thói quen tốt của họ, chúng ta vẫn nên học tập, chọn lọc những điều tinh túy.
Tổng kết lại chính là:
- Ẩm thực thanh đạm, hãy bỏ thói quen ăn uống không tốt như cho nhiều dầu, nhiều muối, nhiều đường.
- Ăn uống đa dạng, chú ý kết hợp giữa dinh dưỡng và màu sắc bữa ăn, ăn uống lành mạnh và vui vẻ.
- Giáo dục thực phẩm, từ nhỏ phải học biết sự quan trọng của cách ăn uống lành mạnh, phải biết yêu quý thức ăn, yêu quý sự khỏe mạnh.
- Ăn miếng nhỏ, ăn từ từ, thưởng thức bữa ăn ngon, đồng thời cũng phải giảm bớt gánh nặng cho hệ tiêu hóa của đường ruột.
- Vận động thích hợp, không chỉ giúp bạn giảm cân, vận động còn có thể làm giảm bớt áp lực.
Hãy ghi nhớ các cách làm trên để có thể cùng tận hưởng một cuộc sống lành mạnh, nói không với việc tăng cân, béo phì.
Yến Nhi
Xem thêm:
Từ khóa Ẩm thực Nhật Bản Nhật Bản Văn hóa Nhật Bản Người Nhật béo phì