Thành phố Atlantis trong huyền thoại là nơi có trình độ phát triển rất cao, nhưng đã bị nhấn chìm xuống đáy biển chỉ trong một ngày đêm, đây là câu chuyện đã gợi lên sự tò mò của biết bao thế hệ.

Đã có vô số nghiên cứu và tranh luận về vị trí và nguồn gốc của Atlantis trong giới khoa học. Người ta cũng chỉ ra hàng chục địa điểm được cho là nơi mà thành phố Atlantis đã chìm xuống, nhưng tất cả các phát hiện đều có một số điểm nghi vấn. Tuy vậy, những nghiên cứu về lục địa Atlantis của nhà khảo cổ đến từ ĐH Cambridge – Jim Allen thi khác hẳn.

Phần 1: Địa điểm duy nhất đáp ứng được 24/24 tiêu chí về Atlantis

Hình vẽ mô phỏng thành phố Altantis, thủ phủ của lục địa Atlantis (ảnh: atlantisbolivia.org)
Hình vẽ mô phỏng thành phố Altantis, thủ phủ của lục địa Atlantis (ảnh: atlantisbolivia.org)

Atlantis lần đầu tiên được nhà hiền triết Hy lạp cổ đại Plato (khoảng 427-347 TCN) đề cập đến trong câu chuyện giả tưởng về cuộc nói chuyện giữa người thầy của ông – Socrates – với 2 học trò là Timaeus và Critias. Câu chuyện xoay quanh chủ đề xây dựng một chính phủ lý tưởng của thế giới Hy Lạp cổ đại.

Thành phố Atlantis trong lời mô tả của Plato

Plato đề cập rằng người Hy Lạp trong quá khứ đã đánh bại một đối thủ xứng tầm trong chiến tranh. Đối thủ đó là những người đến từ Altantis, một hòn đảo còn lớn hơn Libya và Châu Á gộp lại, nằm ở Đại Tây Dương, đối diện với Các cột đá của Héc-quyn (một địa danh nằm giáp Tây Ban Nha, ở cực Tây Nam châu Âu). Nhưng hòn đảo này đã chìm xuống đáy biển chỉ trong một ngày và một đêm bởi động đất và lụt lội 9.000 năm trước thời của Plato.

Plato kể rằng trung tâm của hòn đảo Atlantis là một bình nguyên hình chữ nhật nằm sát biển, rộng đến 3.000 x 2.000 stade (stade là đơn vị đo chiều dài cổ, vùng đất 3.000 x 2.000 stade tương đương với diện tích từ 200.000km2 đến 600.000km2 tùy theo cách tham chiếu), bao bọc bởi những rặng núi trải dài ra đến tận biển.

Plato cũng đề cập đến một đảo núi lửa nhỏ, nằm sát vùng bình nguyên hình chữ nhật, cách bờ biển 50 stade, là nơi tọa lạc thành phố Altantis. Thành phố Atlantis có 2 dải đất vòng tròn lớn và một miếng đất hình tròn ở trung tâm, nơi có đền thờ thần biển Poseidon. Các dải đất được ngăn cách với nhau bởi hệ thống kênh đào lớn cũng có dạng hình vòng tròn đồng tâm, đóng vai trò như các bến cảng.

Những cuộc tìm kiếm không ngừng nghỉ

Vào tháng 7/2005 tại đảo Milos, Hy Lạp, một hội nghị về Atlantis đã được tổ chức. Tại đây các nhà nghiên cứu Atlantis thuộc nhiều ngành khoa học như khảo cổ học, địa chất, núi lửa, giáo sư của nhiều trường đại học trên thế giới… đã xem xét và phân tích một loạt các địa điểm khảo cổ có khả năng là Atlantis, dựa trên 24 tiêu chí khách quan.

Quang cảnh hội nghị Milos 2005 (ảnh: milos.conferences.gr)
Quang cảnh hội nghị Milos 2005 (ảnh: milos.conferences.gr)

Các nhà nghiên cứu đã phân tích và chứng minh rằng địa điểm của di tích cần phải thỏa mãn 24 tiêu chí được hội nghị liệt kê thì mới có thể thực sự là Atlantis mà Plato mô tả.

Trước khi hội nghị Milos 2005 được diễn ra, có rất nhiều địa điểm khảo cổ được coi là di tích của thành phố Atlantis như đảo Santorini (hay còn gọi là Thera) thuộc Hy Lạp, đảo Azores thuộc Thổ Nhĩ Kỳ, đảo Bimini ở Đại Tây Dương, Đông Nam Á, Dubai, Ấn Độ, thậm chí là ở sa mạc Sahara hay ở Nam Cực…

Trong các di tích này, giả thuyết được nhiều người đồng tình nhất về vị trí của Atlantis đó chính là hòn đảo của người dân Crete, được gọi là Santorini hay Thera. Đây là hòn đảo cách đất liền Hy Lạp vài trăm dặm, thuộc vùng Địa Trung Hải.

Khá giống với những gì Plato viết về những vòng tròn đồng tâm, Santorini có cấu trúc địa lý khá ấn tượng và chúng đã có trước khi núi Minoan phun trào nham thạch, các vòng tròn lồng vào nhau tạo thành các khu vực khác nhau của thành phố, tàu bè có thể qua lại ở các khu vực này bằng các con hào và các kênh rạch của hòn đảo.

Đảo Santorini ở Biển Đen, nơi được coi là di tích của thành phố Atlantis (ảnh: fotosmundo.net)
Đảo Santorini ở Biển Đen, nơi được coi là di tích của thành phố Atlantis (ảnh: fotosmundo.net)

Tuy nhiên, có một số điểm chưa thuyết phục khi nói Santorini là thành phố Atlantis, đó là hòn đảo này không nằm ở biển Đại Tây Dương (biển Atlantic) và diện tích của nó rất nhỏ, chỉ khoảng 73 km2. Tại đây người ta không tìm được dấu vết của một bình nguyên với diện tích trên 200.000km2. So với 24 tiêu chí của hội nghị Milos Atlantis, Santorini chỉ đáp ứng được khoảng 5 tiêu chí.

Cũng tương tự như Santorini, các di tích được cho là thủ phủ của lục địa Atlantis còn lại đều không đáp ứng được hầu hết 24 tiêu chí của hội nghị Milos Atlantis 2005, và điều quan trọng nhất là người ta không phát hiện ra bình nguyên rộng 3.000 x 2.000 stade tại các di tích này.

Đề xuất về thành phố Atlantis của Jim Allen

Năm 2009, nhà nghiên cứu đến từ ĐH Cambridge, nước Anh – Jim Allen cho rằng hòn đảo Atlantis, lục địa lớn hơn cả Libya và châu Á gộp lại trong quá khứ, đối diện với Các cột đá của Héc-quyn chính là Nam Mỹ ngày nay.

Jim Allen cho rằng trên thế giới hiện nay, chỉ có một nơi duy nhất đáp ứng tiêu chí là một bình nguyên hình chữ nhật rộng đến 3.000 x 2.000 stade, được bao bọc bởi các rặng núi chìm xuống biển, đó là bình nguyên Altiplano, thuộc vùng Oruro, Bolivia ngày nay. Trải qua thay đổi của động đất và lụt lội, không còn giữ nguyên được hình dạng chữ nhật ban đầu, nhưng Altiplano hiện nay có hình dáng gần với chữ nhật và diện tích rất rộng của nó là phù hợp với những điều mà Plato miêu tả.

Stade là tên đơn vị cổ, nó có nhiều kích thước khác theo tùy theo tập quán từng vùng. Qua nghiên cứu về đơn vị đo stade, Jim Allen cho rằng đơn vị stade được Plato nói đến khi miêu tả kích thước của bình nguyên này tương đương với 330 bộ (feet) hay khoảng 100m. Như vậy, bình nguyên được Plato nói đến có diện tích 301,7 x 201,2 km, hay khoảng 600.000 km2 (phần dưới sẽ nhắc tới 1 đơn vị stade có kích thước khác nữa).

Theo Jim Allen, bình nguyên Altiplano tại Bolivia không chỉ đáp ứng 24 tiêu chí mà hội nghị Milos Atlantis 2005 đưa ra, mà còn phù hợp với 50 đặc điểm mà Plato đề cập đến trong mô tả của của ông về Atlantis.

Bình nguyên Altiplano ở Bolivia nằm trên dãy núi Andes ở Nam Mỹ (ảnh: atlantisbolivia.org)
Bình nguyên Altiplano ở Bolivia nằm trên dãy núi Andes ở Nam Mỹ (ảnh: atlantisbolivia.org)
Nét đứt thể hiện bình nguyên Altiplano ở Bolivia, có diện tích 3000x2000 stade (ảnh: atlantisbolivia.org)
Nét đứt thể hiện bình nguyên Altiplano ở Bolivia, có diện tích 3000×2000 stade (ảnh: atlantisbolivia.org)
Mô phỏng bình nguyên Altiplano được in ra từ máy tính cho thấy một vùng đất có bề mặt rất phẳng, gần có hình chữ nhật, được bao quanh bởi núi cao (ảnh: atlantisboliva.org)
Mô phỏng bình nguyên Altiplano được in ra từ máy tính cho thấy một vùng đất có bề mặt rất phẳng, gần có hình chữ nhật, được bao quanh bởi núi cao (ảnh: atlantisboliva.org)

Hệ thống kênh đào tại trung tâm của Atlantis

Một điểm quan trọng được Plato mô tả về bình nguyên trung tâm của hòn đảo Atlantis là một con kênh lớn chạy bao quanh và hệ thống kênh đào nhỏ hơn tạo thành hình bàn cờ, phân chia bình nguyên thành các vùng đều nhau có diện tích 10×10 stade (mỗi stade ở đây là 165 bộ, hay khoảng 50m).

Hình vẽ mô phỏng hệ thống kênh đào của bình nguyên (ảnh: atlantisbolivia.org)
Hình vẽ mô phỏng hệ thống kênh đào của bình nguyên (ảnh: atlantisbolivia.org)

Trong mô tả của mình, Plato nói rằng, có một con kênh lớn kết nối với hệ thống kênh của bình nguyên và đổ thẳng ra biển.

Jim Allen cho rằng vùng biển ngay sát bình nguyên Atlantis mà Plato nói đến chính là hồ Poopo ngày nay – hồ nước ngọt lớn thứ 2 của Bolivia. Nước trong hồ chủ yếu được cấp bởi sông Desaguadero vốn được đổ vào từ hồ Titicaca – hồ nước ngọt lớn nhất Nam Mỹ.

Jim Allen cũng cho biết, vùng núi Andes và hồ Titicaca đã từng nằm dưới mực nước đại dương, với bằng chứng là hàng triệu các mẫu sinh vật biển hóa thạch được tìm ở những nơi này. Rất có khả năng vào thời xa xưa, hồ Poopo chính là một phần của đại dương.

Một phần kênh nước ngọt trong quá khứ, hiện vẫn tồn tại và được dùng cho nông nghiệp tại Chipaya, bình nguyên Altiplano (ảnh: atlantisbolivia.org)
Một phần kênh nước ngọt trong quá khứ, hiện vẫn tồn tại và được dùng cho nông nghiệp tại Chipaya, bình nguyên Altiplano (ảnh: atlantisbolivia.org)
Ảnh chụp từ vệ tinh kênh nước kết nối bình nguyên Altiplano đến biển (hồ Poope) (ảnh: atlantisbolivia.org)
Ảnh chụp từ vệ tinh kênh nước kết nối bình nguyên Altiplano đến biển (hồ Poope) (ảnh: atlantisbolivia.org)

Thành phố trung tâm Atlantis

Trong tác phẩm của mình, Plato nói: “Ngay sát khu vực bình nguyên, đối diện với trung tâm, ở một khoảng cách 50 stade (từ bờ biển), có một ngọn núi thấp”, đó chính là nơi thành phố Atlantis được xây dựng.

Plato mô tả thành phố Altantis được xây dựng trên ngọn núi lửa thấp, với kiến trúc 2 dải đất vòng tròn lớn và một miếng đất hình tròn đồng tâm có đường kính 5 stade ở trung tâm thành phố, nơi có đền thờ thần biển Poseidon. Miếng đất trung tâm của đảo nằm trong bức tường được mạ hoàn toàn bằng Orichalcum – thứ kim loại huyền thoại, giá trị chỉ đứng sau vàng. Khoảng cách từ bức tường đá của bến cảng ngoài cùng đến biển là 50 stade.

Mô tả kiến trúc của thành phố Atlantis (ảnh: atlantisbolivia.org)
Mô tả kiến trúc của thành phố Atlantis (ảnh: atlantisbolivia.org)

Theo Jim Allen, ngày nay, thành phố Altantis chỉ còn lại một phế tích nằm ở khu vực được gọi với cái tên là Pampa Aullagas. Nó là một núi lửa hình nón, có đường kính 5 stade (loại stade 165 bộ hay 50m) ở trung tâm, nằm đối diện với trung tâm của bình nguyên Atiplano, cách hồ Poope 50 stades (tương đương 2,5km). Kiến trúc của nó đá bị phá hủy hầu như toàn bộ bởi động đất và thời gian.

Thành phố Altantis nằm trên phế tích Pampa Aullagas, ngay cạnh bình nguyên Altiplano, cách biển (hồ Poope) 50 stade (loại 165 bộ), tương đương 2,5km (ảnh: atlantisbolivia.org)
Thành phố Altantis nằm trên phế tích Pampa Aullagas, ngay cạnh bình nguyên Altiplano, cách biển (hồ Poope) 50 stade (loại 165 bộ), tương đương 2,5km (ảnh: atlantisbolivia.org)

Dựa vào các ảnh chụp vệ tinh và khảo sát thực địa, Jim Allen đã xác định được các phế tích còn lại của thành phố này gồm 3 bến cảng bao xung quanh thành phố – vốn là 3 kênh đào lớn, 2 dải đất hình vòng tròn bao phủ trung tâm và bức tường đá bao phủ dải đất vòng tròn ngoài cùng.

Ảnh chụp vệ tinh các phế tích còn sót lại của thành phố Atlantis tại Pampa Aullagas (ảnh: atlantisbolivia.org)
Ảnh chụp vệ tinh các phế tích còn sót lại của thành phố Atlantis tại Pampa Aullagas (ảnh: atlantisbolivia.org)
Bức ảnh chụp Pampa Aullagas từ phía đông, cho thấy thành phố Atlantis được xây dựng trên “một ngọn núi thoải dần mọi phía” như Plato đã mô tả. Đường thẳng nằm ngang đánh dấu mực nước cổ đại đã dâng lên trong một giai đoạn. Dải cát trắng trên hình nón cho thấy phần này của nó đã bị rơi xuống do động đất (ảnh: atlantisbolivia.org)
Bức ảnh chụp Pampa Aullagas từ phía đông, cho thấy thành phố Atlantis được xây dựng trên “một ngọn núi thoải dần mọi phía” như Plato đã mô tả. Đường thẳng nằm ngang đánh dấu mực nước cổ đại đã dâng lên trong một giai đoạn. Dải cát trắng trên hình nón cho thấy phần này của nó đã bị rơi xuống do động đất (ảnh: atlantisbolivia.org)
Bức ảnh mô tả phần còn lại của các dải đất vòng tròn và lối vào cảng từ phía bắc (ảnh: atlantisbolivia.org)
Bức ảnh mô tả phần còn lại của các dải đất vòng tròn và lối vào cảng từ phía bắc (ảnh: atlantisbolivia.org)

Ngoài ra, Plato cũng mô tả rằng: “sau khi đi qua 3 bến cảng, người ta tìm thấy một bức tường, bắt đầu từ biển, chạy thành một vòng tròn, cách đều bến cảng ngoài cùng một khoảng cách 50 stade”. Jim Allen cũng đã phát hiện ra dấu tích của bức tường này, vốn là một bức tường hay một bờ kè đá bao quanh hòn đảo trung tâm, cách bến cảng ngoài cùng đúng 50 stade. Bức tường này giúp cho đảo trung tâm trong quá khứ không bị ngập vào mùa mưa.

Dấu tích của bức tường hay bờ kè đá cách bến cảng ngoài cùng 50 stade được tìm thấy (ảnh: atlantisbolivia.org)
Dấu tích của bức tường hay bờ kè đá cách bến cảng ngoài cùng 50 stade được tìm thấy (ảnh: atlantisbolivia.org)
Trái: vào mùa khô, nước biển rút ra khiến cho quanh vùng đảo trung tâm không bị ngập, phải: vào mùa mưa, bức tường biển hay bờ kè đá sẽ giúp cho vùng đảo trung tâm không bị nước biển xâm lấn (ảnh: atlantisbolivia.org)
Trái: vào mùa khô, nước biển rút ra khiến cho quanh vùng đảo trung tâm không bị ngập, phải: vào mùa mưa, bức tường biển hay bờ kè đá sẽ giúp cho vùng đảo trung tâm không bị nước biển xâm lấn (ảnh: atlantisbolivia.org)

Xem tiếp Cuộc tìm kiếm lục địa Atlantis (P2): Vì sao Atlantis được mang tên châu Mỹ (America)?

Thiện Tâm tổng hợp

Xem thêm: