Cuộc tìm kiếm lục địa Atlantis (P2): Vì sao Atlantis được mang tên châu Mỹ (America)?
- thiện tâm
- •
Lục địa Atlantis trong huyền thoại là nơi có trình độ phát triển rất cao, nhưng đã bị nhấn chìm xuống đáy biển chỉ trong một ngày đêm, đây là câu chuyện đã gợi lên trí tò mò của biết bao thế hệ.
Trong phần 1, chúng ta đã tìm hiểu sơ lược về các bằng chứng quan trọng do Jim Allen tìm ra, khẳng định rằng lục địa Atlantis chính là Nam Mỹ, đồng thời xác định thủ phủ và thành phố trung tâm của lục địa này chính là bình nguyên Altiplano và khu vực Pampa Aullagas thuộc Bolivia ngày nay.
Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu xem trong quá khứ, vì sao lục địa Atlantis được mang tên là châu Mỹ (America) và lý do dẫn đến sự hủy diệt của Atlantis.
Vì sao vùng đất được tìm ra bởi Christopher Columbus mang tên châu Mỹ (America)
Khi Christopher Columbus tìm ra Nam Mỹ vào năm 1492, ông tin rằng mình đã tìm ra Ấn Độ ở châu Á và đặt tên nó là Indias (tiếng Tây Ban Nha nghĩa là Ấn Độ). Sau Columbus, năm 1499, nhà thám hiểm Amerigo Vespucci đã tự khám phá ra Nam Mỹ và quay lại đó vào năm 1502. Khác với Christopher Columbus, Amerigo Vespucci đã ghi chép rất tỉ mỉ về các chuyến đi của mình, ông thực sự tin rằng mình đã tìm ra một lục địa mới và đặt tên mảnh đất này là Thế giới mới – New World.
Sau đó ghi chép về chuyến đi đến Nam Mỹ của Vespucci đã được truyền rộng khắp châu Âu. Đến năm 1507, người vẽ bản đồ thế giới đầu tiên là Waldseemuller chính là người đã đặt lại tên cho New World theo tên của Amerigo Vespucci. Waldseemuller đã “nữ hóa” tên của Amerigo thành America và dùng nó đặt tên cho lục địa mới này.
Vậy thì trước khi chính thức mang tên America, Nam Mỹ được gọi là gì?
Nam Mỹ được gọi là Atlantis trước khi mang tên America
Năm 1552, trong tác phẩm “Historia General de las Indias” (Lịch sử khái quát của Ấn độ), nhà sử học – học giả cổ điển nổi tiếng Franciso Lopez de Gomara, sau một thời gian dài nghiên cứu về lịch sử người Inca đã nói rằng lục địa mà Chrisotopher Columbus mới tìm ra chính là Atlantis mà Plato đã đề cập đến.
Trong tác phẩm “The Discovery and History of Peru” (Lịch sử và sự khám phá ra Peru), năm 1556, Agustin Zarate cũng cho rằng châu Mỹ chính là Alantis mà Plato đã đề cập trước đây.
Điều này cũng được nói đến trong tác phẩm “The History of the Incas” (Lịch sử của người Inca), viết bởi nhà lịch sử và học giả cổ điển vĩ đại Sameiento de Gamboa, được gửi đến vua Philip II của Tây Ban Nha năm 1572 sau một cuộc điều tra chính thức về lịch sử của người Inca với sự hỗ trợ của một vị Quốc vương Peru. Cuốn sách của Sameiento đã nêu rõ rằng Nam Mỹ là Atlantis, và đồng thời ông cũng gọi vùng đất này là “Castile Mới” (“New Castile”), “Tây Ban Nha Mới” (“New Spain”) hay “Atlanticus” hoặc “Đảo Atlantic” (“Atlantic Island”).
Bản đồ thế giới đầu tiên chỉ ra rằng Nam Mỹ là Atlantis được vẽ bởi Sebastian Münster năm 1540. Nó bao gồm 12 bảng nhỏ ghép lại với nhau thành một bảng lớn.
Đảo Atlantis là cái tên phổ biến và được thể hiện trên các bản đồ của người vẽ bản đồ Pháp Nicolas Sanson vẽ và được trình bày ở Paris bởi con trai ông – Guillermo Sanson – vào năm 1661 ở Paris.
Sau bản tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776, cái tên châu Mỹ (America) được chấp nhận và trở nên phổ biến để chỉ cả châu Mỹ (cả Nam Mỹ và Bắc Mỹ) mặc dù nó vốn chỉ được dùng để chỉ Nam Mỹ. Theo đó, cái tên Atlantis bị dần lãng quên và chỉ được nhắc lại trong thế kỷ 20 cùng với việc các nhà khảo cổ đề cập lại câu chuyện của Plato.
Một thực tế mà ít người chú ý khi đặt tên cho Nam Mỹ (America) là: khi đó Nam Mỹ đã có một cái tên được đặt bởi đế chế Inca trước khi người Tây Ban Nha đến. Tên người Inca đặt cho lục địa này là “Tahuantinsuyo” có nghĩa là “Mảnh đất của bốn vùng – Land of the four quarters”. Bốn vùng đất bao gồm Collasuyu, Chichasuyu, Antisuyu và Cuntisuyu.
Trong ngôn ngữ của người Aztec (đế chế ở miền trung Mexico đã thống trị Trung Mỹ từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 16), “Alt” có nghĩa là “nước”, còn trong ngôn ngữ Quechua (Quechua là nhóm người bản xứ sống ở dãy núi Andes và Nam Mỹ, hiện nay Quechua cũng là một trong những ngôn ngữ chính của Bolivia và Peru), “Antis” có nghĩa là “đồng”.
Cần lưu ý rằng Nam Mỹ là một lục địa có rất nhiều sông ngòi, và vào mùa mưa những vùng đất rộng lớn của lục địa này bị ngập nước, khiến nó thực sự là một lục địa nước.
Tại Nam Mỹ, người ta cũng phát hiện nó có rất nhiều các mỏ đồng với trữ lượng lớn, ngoài ra Antis cũng là tên của một bộ tộc người bản xứ sống ở phía đông của Peru. Tên gọi chính thức của dãy núi Andes cũng được cho là biến đổi từ “Antis”, là một trong bốn vùng đất của đế chế Tawantinsuyo, có tên là Antisuyo, nghĩa là vương quốc Antis.
Sự sụp đổ của thành phố Atlantis trong truyền thuyết Bolivia
Giờ đây, khi đến vùng đất ở “đảo Atlantic” và ghé thăm vùng đất được mô tả là Antis, chúng ta sẽ được nghe kể về một câu chuyện có tên là “truyền thuyết của Desaguadero”, kể rằng một thành phố bên ven hồ, bị trừng phạt bởi các vị thần và đã chìm xuống đáy biển, giống như câu chuyện của Plato.
Trong truyền thuyết của người Bolivia, thần Tunupa của người Aymara, cũng được cho là thần Pachacmac hoặc thần Viracoccha của Quenchua là một vị thủy thần, cai quản các tuyến đường thủy, các dòng sông, con suối và là một vị thần dạy dỗ con người, tương tự như thần Poseidon ở Hy Lạp. Thần Tunupa/Pachacamac đã cố gắng thuyết phục con người hãy ngừng suy thoái đạo đức, nhưng không thành công, vì vậy vị thần tối cao cai quản các vị thần đã quyết định trừng phạt thành phố bằng cách mang đến sấm sét, bão lụt cho thành phố, khiến nó chìm xuống làn nước biển đang dâng cao.
Thần Tunupa/Pachacamac bị buộc vào một chiếc thuyền lau và ném xuống hồ Titicaca, nhưng chiếc thuyền dần đã trôi về phía nam, xuyên qua bờ phía nam của hồ Titicaca và mở ra một tuyến đường thủy, chính là dòng sông Desaguadero đến tận Pampa Aullagas, tại đó thần biến mất dưới làn nước.
Nhiều tài liệu nghiên cứu đã kết luận rằng Altiplano đã chìm dưới làn nước hồ Tauca từ khoảng 14.000 đến 8.000 năm TCN và ở dưới nước hàng nghìn năm bởi nguyên nhân động đất. Phần thấp của núi Atlantis và vùng đất xung quanh nó bị chìm xuống đáy biển, trong khi ngọn núi bị phá hủy bởi động đất.
Như vậy truyền thuyết của Bolivia, câu chuyện của Plato và các nghiên cứu về Atlantis của Jim Allen đều cho thấy sự tương đồng của một thành phố có trình độ phát triển rất cao và biến mất bởi động đất chỉ trong một ngày đêm.
Các khám phá về các di chỉ đá được cắt bằng công nghệ cao ở Tiwanaku, Puma Punku và việc phát hiện các kiến trúc nhân tạo cổ dưới lòng hồ Titicaca năm 2000 và năm 2009 cũng củng cố thêm nhận định này.
Lời kết
Khám phá của Jim Allen đã chứng minh câu chuyện của Plato về thành phố và lục địa Atlantis không phải chỉ là phỏng đoán. Ngày càng có nhiều phát hiện trên thế giới khẳng định rằng trong quá khứ đã từng tồn tại nhiều nền văn minh tiền sử có trình độ phát triển rất cao.
Cùng với thời gian, con người của các nền văn minh đó càng phát triển thì càng trở nên biến dị và bại hoại. Cuối cùng đã dẫn tới thảm họa hủy diệt toàn bộ nền văn minh. Những gì còn sót lại chỉ là những câu chuyện mà người ta cho là truyền thuyết hoặc may mắn hơn là những phế tích hay các di chỉ khảo cổ ngày nay.
Việc trả lại cho lịch sử cái nhìn rõ ràng và chính xác là rất quan trọng để chúng ta có thể “ôn cổ minh kim” (ngẫm việc xưa để nhìn lại ngày nay) và tránh cho mình đi lại những vết xe đổ của tiền nhân.
Thiện Tâm tổng hợp
Xem thêm:
Từ khóa thành phố atlantis văn minh cổ đại Đạo đức Đại Hồng Thuỷ Bolivia