Tại Liên hoan Sáng tạo Quốc tế Cannes Lions hôm 19/6, CEO Elon Musk của Tesla và SpaceX và là giám đốc công nghệ mạng xã hội X đã nhận lời phỏng vấn độc quyền với Mark Read – CEO của  tập đoàn truyền thông hàng đầu thế giới WPP. Trong trả lời phỏng vấn, ông Musk nói sâu về xu hướng phát triển của AI và cho biết ông không có đầu tư gì vào bất kỳ vấn đề nào khiến con người bất tử và không quan tâm đến chuyện này.

r shutterstock 2419142689
Ông Elon Musk tại New York, Mỹ, ngày 30/1/2024 (Ảnh: photosince / Shutterstock)

AI sẽ tiến hóa hơn nhiều trong năm tới, loài người bất tử là vô nghĩa

Không có gì bất ngờ việc AI là chủ đề nóng tại Liên hoan Sáng tạo Quốc tế Cannes Lions, ông Musk dự đoán sẽ sớm có những đột phá trong lĩnh vực này: “Tôi nghĩ đây sẽ là cuộc cách mạng mang tính đảo lộn. Vào năm tới sẽ thấy AI có tiến bộ đáng kể, những thay đổi sẽ chóng mặt hơn trong 5 năm tới. Những công ty có thể tích hợp và sử dụng công nghệ AI một cách hiệu quả nhất sẽ giành chiến thắng”.

Trong khi Google ra mắt chức năng AI Overview thì ChatGPT đã đạt được tiến bộ đáng kể, ông Musk dự đoán trong lĩnh vực công cụ tìm kiếm thì AI sẽ vượt qua Google: “Điều này sẽ cách mạng hóa việc tìm kiếm trên Internet. Một khi AI có thể cung cấp kết quả được tinh chỉnh rút gọn chính xác và phù hợp hơn với người dùng thì mọi người tự nhiên chuyển sang sử dụng AI”.

Ông cũng cho biết ông không quan tâm đến sự bất tử. Ông nói với CEO Mark Read: “Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều sẽ kết thúc vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Nếu chúng ta quá theo đuổi tuổi thọ có thể khiến xã hội loài người mất tính linh động, sơ cứng, gây cản trở con đường có những tư tưởng mới, vì người già thường bảo thủ. Hãy tưởng tượng nếu một số người có sức tàn phá mạnh nhất trên thế giới có thể sống vô thời hạn, bạn có muốn những kẻ đó sống mãi?

Trên thực tế, ngay từ năm 2021, ông Musk đã thẳng thừng tuyên bố cái chết của con người là “cần thiết”, loài người không nên “theo đuổi tuổi thọ một cách mù quáng”.

Theo Business Insider, ông Musk tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn rằng ông tin “mỗi người sẽ chết vào một lúc nào đó” và chuyện này rất cần thiết, ai muốn sống thọ có thể chú trọng bảo vệ sức khỏe, nhưng nhìn chung tuổi thọ loài người không nên quá lâu vì như thế sẽ khiến xã hội sơ cứng, do giai tầng lãnh đạo sẽ tìm kiếm giữ mãi đặc quyền.

Nhưng đồng thời, nhiều người nổi tiếng như ông Musk ở Thung lũng Silicon và những gã khổng lồ công nghệ có hứng thú với vấn đề tuổi thọ, họ cố gắng sử dụng tài sản để chống lại tác động của lão hóa, chẳng hạn như các CEO Jeff Bezos, Peter Thiel và Sam Altman đều đầu tư vào các công ty nghiên cứu sự đảo ngược quá trình lão hóa ở cấp độ tế bào. Ông Sergey Brin của Google cũng cố gắng đầu tư để chống lại các bệnh như ung thư và bệnh Parkinson.

Ngoài ra còn có các doanh nhân, chẳng hạn như CEO Bryan Johnson của Kernel đang cố gắng làm chậm hoặc thậm chí đảo ngược quá trình lão hóa bằng cách áp dụng kế hoạch dinh dưỡng nghiêm ngặt, tập thể dục và lối sống lành mạnh.

Ông Musk từ lâu đã coi tỷ lệ sinh thấp là “một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với nền văn minh”, ông đã cảnh báo rằng xã hội có thể có nguy cơ “sụp đổ” nếu mọi người không tích cực sinh con.

“Tôi là người đặt tên OpenAI”

Trong cuộc phỏng vấn, ông Musk lưu ý lại rằng chính ông là người đặt tên cho OpenAI, đồng thời chỉ trích quỹ đạo phát triển của công ty sau khi Musk rời đi.

Năm 2015, ông Musk đồng sáng lập OpenAI, nhưng 3 năm sau ông rời đi do khác biệt về quan điểm. Ông thường xuyên bất đồng với CEO hiện tại của OpenAI là Altman về định hướng tương lai của AI, thậm chí còn đâm đơn kiện vì công ty đi chệch khỏi ý định ban đầu, nhưng mới đây Musk đã rút đơn kiện.

Nói về mục đích ban đầu tạo ra OpenAI, ông Musk tiết lộ rằng đó là nhằm chống lại sự thống trị của Google trong lĩnh vực AI: “Đây từng là một thế giới đơn cực do Google thống trị”. Ông nói thêm rằng ý định ban đầu của OpenAI là một tầm nhìn tốt, “Open” có nghĩa là “nguồn mở” và cái tên này do tôi đặt ra. Đây không phải lần đầu tiên ông Musk đề cập đến vai trò của bản thân về đặt tên OpenAI, ông từng nói về vấn đề này trong một bài đăng năm 2023.

Ông Musk một lần nữa bày tỏ lo ngại về tình hình hiện tại của OpenAI và mỉa mai: “Ngày nay nó đã trở thành một công ty AI theo đuổi lợi nhuận tối đa và đóng mã nguồn. Điều này hoàn toàn trái ngược với ý định ban đầu thành lập. Tôi không hiểu vì sao họ đã đi đến mức đó”.

Thái độ này thể hiện việc ông Musk không cùng quan điểm với hướng phát triển hiện tại của OpenAI. Ban đầu OpenAI là một tổ chức phi lợi nhuận, vào năm 2019 đã chuyển đổi thành một công ty “có lợi nhuận tối đa” với mục đích gây quỹ và thu hút nhân tài, cùng năm đó đã thiết lập mối quan hệ hợp tác với Microsoft và được đầu tư ban đầu 1 tỷ USD.

Kể từ khi ChatGPT chính thức ra mắt vào tháng 11/2022, chỉ sau hai tháng đã thu hút 100 triệu người dùng. Có thông tin cho rằng Microsoft sau đó đã đầu tư hơn 10 tỷ USD vào công ty AI này.

Musk đã chỉ trích việc thương mại hóa ngành công nghiệp AI. Ông nói về những rủi ro bảo mật mà AI có thể gây ra khi nó liên quan đến các tổ chức vì lợi nhuận. Vào năm 2020 Musk từng lo ngại rằng DeepMind của Google có thể khống chế thế giới.

CEO Altman của Open AI đầu tư cho chống lão hóa

Cả người sáng lập OpenAI là Sam Altman và người sáng lập Amazon là Jeff Bezos đều đẩy mạnh đầu tư vào việc kéo dài tuổi thọ.

Năm 2023, chuyên gia toàn cầu về nghiên cứu chống lão hóa và là giáo sư di truyền học tại Trường Y Harvard là ông David Sinclair đã công bố một khám phá mới trên tạp chí khoa học Cell (Tế bào). Ông đã chứng minh lão hóa không phải do đột biến tích tụ mà do tổn thương tế bào, dẫn đến mất đi các hướng dẫn quan trọng cần thiết cho hoạt động.

Năm ngoái ông Sinclair nói trên tờ Harvard Gazette: “Trong 20 năm qua, con người đã phát hiện ra nhiều yếu tố làm chậm quá trình lão hóa và thậm chí phát triển được một số loại thuốc để sử dụng cho vấn đề này, khiến tôi lạc quan sẽ xuất hiện người đầu tiên có thể sống tới 150 tuổi”.

Trên thực tế, rất lâu trước khi ông Sinclair công bố nghiên cứu, nhà sinh vật học Shinya Yamanaka (đoạt giải Nobel) đã phát hiện ra 4 loại protein có thể làm trẻ hóa tế bào, thu hút nhiều cải tiến mới.

CEO Altman được tiết lộ vào năm 2023 rằng, năm 2022 rằng ông đã huy động được 180 triệu USD đầu tư cho công ty khởi nghiệp công nghệ tế bào Retro, khẩu hiệu của Retro là “Hãy để con người sống thêm 10 năm nữa”; trước đó vào năm 2021, tỷ phú Jeff Bezos đã đầu tư 30 tỷ USD cùng với các nhà đầu tư Nga để thành lập Altos Lab – một công ty nỗ lực nghiên cứu cách làm cho tế bào trẻ hơn.