Giới đầu tư Trung Quốc khiến chứng khoán Nhật Bản đạt kỷ lục mới trong lịch sử
- Triệu Lâm
- •
Ngày 22/2, Chỉ số Trung bình Chứng khoán Nikkei đã đạt mới mức cao mới nhất lịch sử 34 năm được thiết lập vào tháng 12/1989, đạt 38.915,87 điểm. Có nhận định, đây là thời điểm bước ngoặt lịch sử của nền kinh tế Nhật Bản sau thời gian tình trạng u ám kéo dài.
Những thông tin cho thấy chỉ số Nikkei tăng vọt khi mới bước sang năm 2024, mức tăng trong hơn một tháng đã lên tới gần 5.000 điểm. Trong nhiều nguyên nhân khiến thị trường chứng khoán (TTCK) Nhật Bản tiếp tục nóng lên có vấn đề đổ bộ của một lượng lớn nhà đầu tư Trung Quốc, được coi là nguyên nhân chính.
Các nhà bình luận thị trường cho rằng sở dĩ các nhà đầu tư Trung Quốc và nước ngoài lạc quan về TTCK Nhật Bản là vì “nền kinh tế Nhật Bản đã thoát khỏi tình trạng giảm phát do vỡ bong bóng kinh tế, đang chuyển sang lạm phát lành tính, mở ra một thời kỳ tuyệt vời”. Cũng có phân tích cho rằng TTCK Nhật Bản đầy lạc quan do xu hướng chung toàn cầu đối đầu với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đặc biệt là leo thang đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc. Nhật Bản là đồng minh quan trọng của Mỹ ở châu Á, “Từ lịch sử cho thấy, tầm quan trọng địa chính trị chắc chắn sẽ mang lại phát triển kinh tế”, tin rằng “chỉ số Nikkei vượt qua điểm cao nhất của nền kinh tế bong bóng chỉ là điểm khởi đầu chứ không phải điểm kết thúc. Chỉ số Nikkei trong năm nay có thể đạt 45.000 điểm”.
Động lực chính: Nhà đầu tư Trung Quốc “giận dữ”
Thị trường đã đồng loạt cho thấy động lực thúc đẩy TTCK Nhật Bản tăng mạnh là do các nhà đầu tư nước ngoài lạc quan về TTCK Nhật Bản. Khi nhắc đến “các nhà đầu tư nước ngoài”, đa số thường nghĩ đến các quỹ hưu trí hoặc quỹ phòng hộ của châu Âu và Mỹ, nhưng lần này yếu tố chính lại khác. Truyền thông Nhật Bản phổ biến đưa tin rằng, “Các nhà đầu tư Trung Quốc đã mệt mỏi và thậm chí tuyệt vọng trước những tổn thất do đầu tư vào cổ phiếu A của Trung Quốc, do đó tiếp tục đổ vào TTCK Nhật Bản với số lượng kỷ lục”.
Sau khi bước sang năm 2024, kinh tế Trung Quốc vẫn chưa cho thấy có yếu tố thuận lợi để thoát khỏi suy thoái, TTCK tiếp tục lao dốc. Ngày 2/2, cổ phiếu A tại Trung Quốc lại giảm mạnh, cuối cùng phá kỷ lục từ tháng 4/2020 khi rơi xuống dưới mốc 2.700 điểm; đồng thời Chỉ số tổng hợp Thâm Quyến cũng giảm xuống dưới 8.000 điểm. Số cổ phiếu sụt giảm tại các TTCK Thượng Hải, Thâm Quyến và Bắc Kinh lên đến gần 5000, cho thấy sự sụp đổ bi thảm trên diện rộng.
Các nhà đầu tư chứng khoán Trung Quốc đang rơi vào tình thế tuyệt vọng mà không biết kêu ai, thậm chí phải vào mạng xã hội Weibo tại Trung Quốc của các cơ quan nước ngoài (như Đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc) để tố cáo chính quyền ĐCSTQ. Trong một bình luận với hơn 5.000 lượt thích, có người đã than vãn: “Ai có thể giúp tôi? Tôi thất nghiệp đã lâu và đang mắc nợ…”
Trong thời gian này, ngày 24/1 bùng nổ tin trong cộng đồng mạng Trung Quốc việc lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình mắc ung thư tuyến tụy, tin đồn này đã khiến nhiều người mỉa mai rằng “chỉ khi ông qua đời mới cứu được thị trường chứng khoán Trung Quốc”.
Trong cơn tuyệt vọng, các nhà đầu tư Trung Quốc đã đổ tiền vào chứng khoán Nhật Bản được theo dõi chặt chẽ thông qua các quỹ ủy thác đầu tư trong nước (ETF). Ngày 10/1, khối lượng giao dịch của Quỹ ETF “China AMC Nomura Nikkei 225” đạt 373 triệu nhân dân tệ (khoảng 51,84 triệu USD), lập mức cao kỷ lục trong quá khứ và vượt mức trung bình của năm qua tới 10 lần.
Một số nhà đầu tư Trung Quốc phàn nàn với truyền thông Nhật Bản rằng, chính quyền ĐCSTQ can thiệp sâu vào TTCK, cho rằng “TTCK Trung Quốc bị Chính phủ can thiệp quá nhiều, gây hạn chế vai trò của thị trường”, cho rằng TTCK Nhật là một thị trường khỏe mạnh.
Nhà bình luận kinh tế Nhật Bản Kondo Sunsuke từng làm quản lý quỹ tại Ngân hàng Đầu tư Nomura trong 25 năm, đã viết mô tả hiện tượng này, “Các nhà đầu tư Trung Quốc tức giận đã khiến TTCK Nhật Bản tăng vọt”, và cho hay hiện tượng này đã bắt đầu từ nửa cuối năm ngoái.
Chủ tịch Ngân hàng Nhật Bản: Kinh tế Nhật Bản thoát khỏi tình trạng giảm phát
Trong “30 năm mất mát”, cổ phiếu Nhật Bản không tăng giá đã trở thành quan điểm cố hữu của người Nhật, nhưng việc chỉ số Nikkei phá vỡ “mức trần” đã được duy trì trong hơn ba thập kỷ khiến cách tư duy đó bắt đầu thay đổi.
Chiến lược gia đầu tư người Nhật Bản là Ryoji Musya nói với Nikkei CNBC: “Chỉ số Nikkei vượt qua điểm cao nhất của nền kinh tế bong bóng chỉ là điểm khởi đầu chứ không phải điểm kết thúc, năm nay chỉ số Nikkei có thể đạt tới 45.000 điểm”.
Ông đề cập đến ba lý do chính dẫn đến kết luận này:
–Thứ nhất, các yếu tố nội tại mà nền kinh tế mạnh mẽ của Nhật Bản sở hữu, bao gồm việc nền kinh tế Nhật Bản đã thoát ra khỏi tình trạng khó khăn giảm phát, chứng khoán Nhật Bản bị định giá thấp nên có tiềm năng mua lớn, các công ty Nhật Bản đã hoàn thành cải cách chuyển đổi để có được mô hình kinh doanh nâng cao lợi nhuận.
-Thứ hai là địa chính trị, an ninh, và các yếu tố khác như sự đối đầu ngày càng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc, Nhật Bản với tư cách là đồng minh quan trọng của Mỹ ở châu Á đang trở thành nước hưởng lợi lớn nhất từ xu hướng chung chống ĐCSTQ, lại một lần nữa trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao.
-Thứ ba, cuộc cách mạng công nghiệp mới đã duy trì được tăng trưởng của kinh tế thế giới, Mỹ luôn ở vị trí chủ đạo, hợp tác với Mỹ về an ninh và kinh tế xuất hiện cục diện giống như tình hình thời nổ ra Chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953) giúp có lợi cho phát triển kinh tế của Nhật Bản.
Tuy nhiên, do động lực thúc đẩy chỉ số Nikkei tăng mạnh được cho là từ các quỹ nước ngoài như nhà đầu tư Trung Quốc, do đó có quan điểm cho rằng vì các quỹ nước ngoài thường theo đuổi lợi ích ngắn hạn, do đó không có nghĩa nền kinh tế Nhật Bản đã thực sự thoát ra khỏi vũng lầy “di chứng bong bóng”.
Về vấn đề này, chiến lược gia trưởng Takashi Hiroki của Monex Securities cho biết trên nền tảng X rằng, có 7 lý do chính khiến TTCK Nhật Bản tăng mạnh:
- Chuyển từ giảm phát sang lạm phát.
- Chuyển đổi quản lý doanh nghiệp Nhật Bản, hướng tới “thị trường vốn toàn cầu chuẩn mực”.
- Những thuận lợi ở điểm 1 và 2 đã kích thích giới đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường Nhật Bản.
- Nguồn vốn đang chuyển từ Trung Quốc sang Nhật Bản.
- Chứng khoán Mỹ đạt mức cao mới.
- Việc Ngân hàng Nhật Bản tiếp tục nới lỏng tiền tệ sẽ giữ tỷ giá đồng Yên Nhật ở mức thấp hơn, điều này sẽ có lợi cho TTCK.
- Hiệu quả hoạt động mạnh mẽ của doanh nghiệp Nhật Bản.
Ông Hiroki phát biểu trong một chương trình truyền hình phỏng vấn: “Trong 30 năm qua, giảm phát sau sự bùng nổ của nền kinh tế bong bóng đã trở thành lực cản đối với nền kinh tế Nhật Bản, nhưng hiện Nhật Bản đang ở bước ngoặt từ giảm phát sang lạm phát, giảm phát đã là chuyện dĩ vãng, hoạt động của các doanh nghiệp Nhật Bản bước vào xu hướng đi lên và mở ra một thời kỳ tuyệt vời để đầu tư, đây là lý do cơ bản khiến các quỹ nước ngoài lạc quan về TTCK Nhật Bản”.
Ông bày tỏ sự lạc quan rằng nền kinh tế Nhật Bản đã bắt đầu bước vào lộ trình tăng trưởng bình thường, nếu năm nay TTCK Nhật Bản vượt 40.000 điểm và có thể đạt 43.000 điểm thì cũng không phải điều bất ngờ.
Liên quan đến câu hỏi liệu nền kinh tế Nhật Bản đã thoát ra khỏi vũng lầy giảm phát chưa, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Kazuo Ueda đã giải thích rõ tại cuộc họp Ủy ban Ngân sách Hạ viện vào ngày 22/2, ông nói về kỳ vọng giá cả từ năm 2024 rằng, “Sẽ tiếp tục xu hướng đi lên vào năm 2023”, ông nhấn mạnh “(nền kinh tế Nhật Bản hiện tại) đang ở trong tình trạng lạm phát chứ không phải giảm phát”. Ông chỉ ra bối cảnh kinh tế này cho thấy chu kỳ tích cực sẽ được củng cố, đồng thời ám chỉ rằng các điều kiện để hủy chính sách lãi suất âm đang dần hoàn thiện.
Từ khóa Thị trường chứng khoán nhà đầu tư Trung Quốc Dòng sự kiện chứng khoán Nhật Bản