Mỹ: Lạm phát tăng mạnh, nhiều công ty có kế hoạch tăng giá sản phẩm
- Văn Long
- •
Tỷ lệ lạm phát mới nhất ở Mỹ đã tăng 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 2008. Các thương hiệu nổi tiếng như Pepsi cho biết họ sẽ tăng giá để bù đắp ảnh hưởng của việc tăng cao chi phí nguyên liệu, năng lượng và vận chuyển.
Theo số liệu do Cục Thống kê Lao động Mỹ công bố ngày 13/7, tỷ lệ lạm phát tại Mỹ trong tháng Sáu đã tăng mạnh 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn nhiều so với mức 2% mà FED lưu ý. So với hồi tháng Năm thì mức tăng này là 0,9%. Thực trạng xác nhận cảm xúc thực sự về leo tháng giá cả mà nhiều người Mỹ lo ngại khi họ mua hàng hóa.
Trong vài tháng qua, tỷ lệ lạm phát ở Mỹ đã liên lục tăng, do giá hàng hóa đã tăng đáng kể so với thời điểm dịch bệnh COVID-19 tồi tệ nhất cách đây một năm. Vào năm ngoái, thời điểm dịch ở mức tồi tệ nhất thì nhiều doanh nghiệp đã cắt giảm hoạt động và đôi khi giảm giá để chào mời khách hàng.
Ngài ra còn những yếu tố khác cũng đang đẩy giá cả leo thang, tiêu biểu là chi phí hậu cần tăng hay doanh nghiệp buộc phải trả lương cao hơn để thu hút người lao động, do đó những chi phí này phải đẩy vào người tiêu dùng.
Những lĩnh vực trước đây bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh hiện đang tăng giá đáng kể như xe hơi, du lịch hàng không, khách sạn, cho thuê xe hơi và giải trí…
Thực phẩm được quan tâm nhất vì là nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày.
Hôm 13/7, công ty mới nhất cảnh báo về việc phải tăng giá để đối phó với lạm phát là Pepsico.
Nhà sản xuất đồ uống có trụ sở tại New York này giải thích rằng vì chi phí nguyên liệu, nhân công và vận chuyển đã ăn vào biên lợi nhuận của công ty, đây sẽ là vấn đề lớn trong năm nay. Trong cuộc họp báo cáo kết quả kinh doanh quý II, Phó chủ tịch kiêm Giám đốc tài chính của Pepsi là Hugh Johnston cho biết: “Chúng tôi đang đối mặt với áp lực lạm phát không ngừng leo thang”.
Trong trả lời phỏng vấn từ Yahoo Finance, ông Johnston cũng nói rằng Pepsi dự kiến sẽ điều chỉnh giá vào tháng Chín, đồng thời cho biết thêm: “Tôi nghĩ rằng các sản phẩm của chúng tôi đáng để chi nhiều tiền hơn, chúng tôi nghĩ rằng người tiêu dùng cũng sẽ làm như vậy”.
Giám đốc điều hành của Pepsi, ông Ramon Laguarta chỉ ra rằng hiện Pepsi có hai lựa chọn để ứng phó tác động của áp lực giá cả: kết hợp quản lý thu nhập ròng và tăng năng suất; quản lý thu nhập bao gồm vấn đề tăng giá.
Conagra, một trong những công ty thực phẩm đóng gói lớn nhất ở Bắc Mỹ cũng đưa ra tuyên bố, CEO Sean Connolly cho biết trong một báo cáo tài chính rằng công ty đã cập nhật các kế hoạch để đối phó với chi phí đầu vào cao hơn. Lạm phát leo thang đã làm tăng rất nhiều chi phí ước tính của công ty. Ông Connolly nói: “Mặc dù chúng tôi hài lòng với công việc kinh doanh ban đầu trong quý trước, nhưng sẽ có chênh lệch giữa việc bị ảnh hưởng bởi chi phí cao hơn và bắt đầu hưởng lợi từ vấn đề điều chỉnh giá”.
Chênh lệch này dự kiến sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của Conagra trong 6 tháng tới, vì vậy công ty đã hạ dự báo cho năm tài chính 2022, do đó tác động đến giá cổ phiếu của Conagra.
Một cuộc khảo sát của Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York cho thấy người tiêu dùng kỳ vọng thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình sẽ tăng lên, đặc biệt là đối với những hộ gia đình có thu nhập hàng năm trên 100.000 USD.
Dữ liệu mới được FactSet công bố cho thấy trong số 26 công ty thuộc S&P 500 trong ngành hàng tiêu dùng, 18 công ty cho biết họ đã tăng giá sản phẩm hoặc chuẩn bị làm như vậy để đối phó gia tăng lạm phát gần đây.
Ví dụ, CEO Miguel Patricio của công ty thực phẩm và đồ uống lớn thứ năm thế giới là Kraft Heinz cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Tạp chí Time rằng công ty đang xem xét khả năng tăng giá. Ông bày tỏ lo lắng, nhưng cũng đang hành động để giảm khả năng phải thúc đẩy tăng giá sản phẩm. “Chúng tôi đang cân nhắc có thể tăng giá hay không, chúng tôi đang nghiên cứu các phương án trên cơ sở này”, ông cho hay.
Văn Long, Vision Times
Xem thêm:
Từ khóa Dòng sự kiện lạm phát ở Mỹ Hàng hóa tăng giá