4 phương pháp đi bộ có hiệu quả trị bệnh
- Thanh Xuân
- •
Một số nghiên cứu chuyên sâu đã phát hiện ra, nếu kiên trì đi bộ nhanh mỗi ngày sẽ có hiệu quả trong việc phòng chống các bệnh như: tiểu đường, giảm đột quỵ, bệnh alzheimer. Nghiên cứu tại đại học Loughborough, Anh còn phát hiện ra rằng, đi bộ nhanh mỗi ngày có thể cải thiện khả năng miễn dịch, giảm 30% nguy cơ bị cảm lạnh.
Đi bộ đúng cách làm cho hệ cơ bắp dẻo dai, các khớp vận động tốt, hệ tuần hoàn lưu thông thông suốt và mạnh mẽ, rất tốt cho những người bị bệnh lý về tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, làm mạnh mẽ và an tĩnh thần kinh, phòng tránh nhức đầu, mất ngủ, trầm cảm…
Vậy những cách đi bộ nào có hiệu quả trị bệnh?
1. Đi bộ nhanh phòng ngừa được nhiều loại bệnh
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giảm nguy cơ đột quỵ, phòng ngừa các bệnh alzheimer, tiểu đường và một số bệnh khác. Điều tra của đại học Loughborough (Anh) chỉ ra: đi bộ nhanh mỗi ngày có thể cải thiện khả năng miễn dịch, giảm 30% nguy cơ bị cảm lạnh; theo một nghiên cứu đăng trên “Tạp chí Ung thư lâm sàng” (Journal of Clinical Oncology) của Mỹ cho biết, những bệnh nhân mắc bệnh ung thư vú thường đi bộ mỗi ngày có tỷ lệ sống sót cao hơn 45% so với những bệnh nhân khác; đối với phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh, đi bộ nhanh có những hiệu quả nhất định cho sức khỏe.
Đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mãn kinh, hiệu quả của việc đi bộ nhanh càng rõ rệt, ở giai đoạn này, phụ nữ phải đối mặt với nguy cơ mắc một số bệnh tăng cao như: cao huyết áp, tiểu đường, máu nhiễm mỡ. Nghiên cứu của đại học Harvard chỉ ra, phụ nữ thuộc độ tuổi trung niên, mỗi ngày đi bộ nhanh từ 45 phút tới 1 tiếng đồng hồ, có thể giảm 40% nguy cơ đột quỵ (hay tai biến mạch máu não).
2. Đi giật lùi có thể làm giảm tình trạng đau eo, lưng
Đi bộ giật lùi xuất hiện từ những năm 1970, lúc đó, một số vận động viên điền kinh đã dùng phương pháp này để điều trị phục hồi chấn thương. Sau đó đã có một số chuyên gia thể thao cho rằng đây thực sự là một phương pháp tập thể dục hiệu quả. Đi bộ giật lùi có thể giúp chúng ta luyện tập các vùng cơ thường ngày ít vận động như cơ lưng và thắt lưng, tạo nên hiệu quả cân bằng cho việc vận động. Đối với những người thường ngồi nhiều, sử dụng biện pháp này có hiệu quả làm giảm đau mỏi thắt lưng và toàn thân.
3. Tập cách bước đi kiểu người mẫu có tác dụng giảm táo bón
Đây là kiểu đi bộ với hai chân nối nhau trên một đường thẳng đòi hỏi người đi phải khéo léo vận động cơ thể, trong khi nhớ đi luôn giữ thẳng lưng.
Tập cách bước đi kiểu mèo phải giữ cho phần trên cơ thể thoải mái, phương pháp đi này sẽ giúp xoay vùng hông, tăng lực vào phần eo, kích thích tới các chuyển động tiêu hóa, có tác dụng phòng ngừa táo bón.
Với phương pháp này chúng ta không cần sử dụng quá lực quá lớn, bạn có thể tích hợp với quá trình đi bộ nhanh, đi khoảng nửa km là đủ. Trong phương pháp này phải bảo đảm cân bằng thân thể, động tác không cần quá nhanh để tránh té ngã hoặc tổn thương mắt cá chân.
4. Đi bộ bước lớn, vung hai tay, có tác dụng phòng ngừa gù lưng
Thanh niên ngày nay do thường sử dụng điện thoại, máy tính nên dễ bị gù lưng. Người lớn tuổi thì các cơ lưng bị yếu, chùng dễ dẫn tới biến dạng cột sống, gù lưng. Những lúc như vậy, hãy thực hiện phương pháp đi bộ bước lớn, vung hai tay, như vậy có thể giúp các cơ eo được thư giãn, còn có thể luyện tập các cơ lưng và cơ bụng. Áp dụng phương pháp này phải chú ý giữ thân mình thẳng, cằm hướng về phía trước, ngẩng cao đầu, hai vai duỗi ra phía sau, độ dài của các bước chân tương đương với độ vung hai cánh tay. Trung bình mỗi phút thực hiện 80~90 bước là thích hợp.
Thanh Xuân:
Xem thêm:
Từ khóa bệnh tim mạch đi bộ tác dụng của đi bộ tập thể dục đi bộ