Chế biến món ăn từ cá không chỉ làm mâm cơm gia đình thêm ngon miệng mà còn giúp các thành viên tăng cường sức khỏe. Ngày nay, các bệnh dịch nguy hiểm có thể xuất hiện bất cứ lúc nào nên việc chủ động tăng cường sức đề kháng cho cơ thể là rất quan trọng.

Dưới đây là những loại cá bổ dưỡng bạn nên thêm vào thực đơn của gia đình:

1. Cá rô đồng

6 loại cá bổ dưỡng giúp nâng cao sức đề kháng
(Ảnh: Kp Rath/shutterstock)

Theo y học cổ truyền, thịt cá rô đồng có tác dụng bổ khí huyết, ích tỳ vị, rất tốt cho người suy khí huyết, suy nhược cơ thể, tỳ vị yếu, ăn uống không tiêu. 

Trong 100g thịt cá rô đồng chứa 20,3g chất đạm; 1,5g chất béo; can xi; phosphor; sắt; vitamin E; vitamin B1; vitamin B2, vitamin B6, vitamin B12. 

  • Những người suy khí huyết, cảm lạnh, ăn không tiêu nên làm món canh cá rô đồng với rau cải xanh, gừng, gia vị.
  • Trẻ em bị nóng nhiệt chậm lớn nên ăn cháo cá rô đồng kết hợp đậu xanh, gạo tẻ.
  • Bệnh nhân mắc bệnh gút nên ăn canh cá rô đồng với lá lốt, củ cải, nghệ, gia vị.
  • Những người cần thanh nhiệt, chữa ho có đờm nên nấu canh lọc từ nước cá rô đồng với rau má.

2. Cá chẽm

6 loại cá bổ dưỡng giúp nâng cao sức đề kháng
(Ảnh: Goskova Tatiana/shutterstock)

Cá là thực phẩm lành mạnh và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con người. Cá chẽm tươi là một nguồn dồi dào calo, chất đạm, chất béo tổng hợp, chất béo bão hòa, acid béo omega-3, khoáng chất. 

Lợi ích sức khỏe của cá chẽm gồm: tăng cường sức khỏe tim, hỗ trợ giảm cân, điều trị bệnh tiểu đường, tăng sức khỏe xương, trị các bệnh về mắt, hỗ trợ tăng trưởng. Tùy vào nhu cầu sức khỏe và khẩu vị mà bạn có thể chế biến cá chẽm theo nhiều cách. 

Ví dụ như:

  • Với người muốn chữa bệnh tăng huyết áp thì nên ăn cá chẽm om rau cần. Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm cá chẽm, rau cần, cà chua, thơm, rau ngổ, bông chuối, hành lá, cơm mẻ rau ngò, ớt, nghệ, gia vị.
  • Phụ nữ có thai cần chữa phù chân thì ăn canh cá chẽm nấu ngót. Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm cá chẽm, cà chua, cần tây, hành lá, thì là, rau ngổ, ớt, gia vị.
  • Người cần chữa sinh lý yếu, ăn ngủ kém thì nấu canh cá chẽm hoa thiên lý. Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm cá chẽm, hoa thiên lý, mắm muối gia vị.

3. Cá diêu hồng

6 loại cá bổ dưỡng giúp nâng cao sức đề kháng
(Ảnh: Kritchai7752/shutterstock)

Cá diêu hồng có nguồn gốc từ loại cá rô phi hoang dã châu Phi nhưng hiện nay chúng được sử dụng làm thực phẩm phổ biến trên toàn thế giới. Trong 100 gram cá diêu hồng chứa 26 gram protein và chỉ 128 calo. Chúng còn rất giàu niacin, vitamin B12, phốt pho, selen và kali. 

Thịt cá diêu hồng rất lành tính nên có thể phù hợp với hầu hết mọi người. Nếu bạn đang cần đặc biệt chú ý đến một vấn đề sức khỏe thì nên nấu cá theo một công thức cụ thể. Ví dụ như:

  • Nếu bạn muốn chữa viêm gan, vàng da, thấp nhiệt thì nên làm canh cá diêu hồng rau má. Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm cá diêu hồng, rau má, mắm muối gia vị.
  • Người bị viêm đại tràng, táo bón thì nên ăn cá diêu hồng om dưa chua. Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm cá diêu hồng, dưa chua, cà chua, hành tây, hành gừng, mắm muối gia vị.
  • Người thiếu máu nên ăn cá diêu hồng chưng tương hột. Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm cá diêu hồng, nấm mèo, hành tây, đậu phụ, cần tây, hành lá, cà chua, bún tàu, tương hột, gia vị.

4. Cá bống

cá bống
(Ảnh qua suckhoelamdep.vn)

Cá bống giàu protein, ít chất béo, có các vitamin B2, D, E, PP, các chất khoáng như Ca, P, Fe, S, Fe, P, Ca. Trong cá bống có lượng collagen cao nên còn có tác dụng làm đẹp cho phái nữ. 

  • Trẻ em tỳ hư ăn kém, người già mệt mỏi do thiếu đạm, chứng ngoại cảm, nội thương, mệt mỏi ăn kém nên ăn cháo cá bống mú nấu với gạo ngon, đậu xanh, hành hoa, giá đậu, rau mùi gừng hành gia vị.
  • Người ăn kém, chậm tiêu, tiêu chảy, kiết lỵ nên ăn canh cá bống khổ qua. Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm cá bống, khổ qua, khế chua (tùy khẩu vị), mắm muối gia vị.
  • Người tỳ hư thở gấp, mệt mỏi, ăn kém, sau khi ăn đầy trướng bụng, sa tử cung trực tràng nên ăn canh cá bống sâm kỳ. Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm cá bống, hoàng kỳ, đảng sâm, sơn dược.

5. Cá thu

ca thu e1633509258831
(Ảnh: Iakov Filimonov/shutterstock)

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), trong 100g cá thu có các thành phần dinh dưỡng sau: 189 calo; 11,9g chất béo; 89mg natri; 0g carbohydrate; 0g chất xơ; 0g đường; 19g chất đạm. Về vitamin và các khoáng chất, cá thu có vitamin B12, niacin, sắt, vitamin B6, riboflavin, magiê, phốt pho, folate và selen. 

Lợi ích sức khỏe từ cá thu gồm cải thiện sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa thiếu máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. 

Cá thu chỉ cần được kho hoặc sốt cà chua bình thường là đã rất ngon miệng rồi. Nhưng nếu bạn muốn dùng để bổ sung nhu cầu sức khỏe cụ thể thì có thể chuẩn bị theo công thức riêng. Ví dụ:

  • Với người cần cải thiện tỳ phế yếu ho nhiều thì nên nấu canh cá thu, cải bẹ xanh, rau tần ô, rau đắng, gia vị.
  • Với người cần trị chóng mặt mệt mỏi sa sút trí nhớ nên nấu canh chua với cá thu, cà chua, dưa chua, dứa, gia vị.

6. Cá dứa

ca dua e1633509269933
(Ảnh: James Horning/shutterstock)

Trong cá dứa có nhiều vitamin A, E, D và DHA, omega-3 có tác dụng phát triển trí não trẻ, thị lực, chống lão hoá, ngừa bệnh tim mạch, xương cơ khớp. Cá dứa không chỉ là món ăn ngon miệng, giàu dinh dưỡng mà còn giúp chúng ta phòng chống bệnh tật. 

Cá dứa khi được kết hợp với các nguyên liệu hợp lý có thể làm thành bài thuốc ngăn ngừa bệnh tim mạch, ngăn ngừa các bệnh về xương cơ khớp, chữa viêm gan mạn tính, vàng da, chữa bệnh chóng mặt, chữa táo bón, chữa sinh lý yếu, đau lưng mệt mỏi. 

Để tăng cường sức khỏe, bạn thêm thêm cá dứa vào bữa cơm gia đình.

  • Với phụ nữ sau sinh, mệt mỏi sữa ít thì nên ăn cá dứa kho tộ. Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm cá dứa, thịt ba chỉ, nghệ, gừng, hành, mắm, muối, gia vị.
  • Người cần chữa người nóng, mất ngủ nên dùng canh cá dứa hoa thiên lý. Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm cá dứa, hoa thiên lý, hành ngò, mắm, muối, gia vị vừa đủ.
  • Người cần chữa viêm gan mạn, vàng da nên ăn canh cá dứa rau má. Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm cá dứa, rau má, gừng, tiêu, gia vị vừa đủ.

Minh Khuê

Xem thêm: