Có nên nhổ tóc bạc hay không?
- Ngọc Diệp
- •
Tóc bạc trắng là biểu hiện rất bình thường khi chúng ta bước sang tuổi già. Vì tóc của người Châu Á là màu đen, cho nên sau khi tóc bạc thì sẽ lộ ra rất rõ ràng. Nhiều người cảm thấy mất thẩm mĩ nên đã nhổ hoặc nhuộm đen chúng. Tuy nhiên cũng có một số người thắc mắc rằng có nên nhổ tóc bạc hay không.
Sau khi nhìn thấy cọng tóc bạc, hành động của đa số mọi người là nhổ nó đi. Trên thực tế, nhổ bỏ không phải là giải pháp tốt nhất để đối phó với tóc bạc.
Tại sao tóc bạc xuất hiện? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn nhổ nó ra? Tờ Life Times đã phỏng vấn các chuyên gia da liễu để giải thích điều này cho bạn.
Sự hình thành của tóc bạc
Màu sắc của tóc phụ thuộc vào sắc tố melanin trong tế bào biểu bì tạo ra hắc tố ở nang tóc. Trong đó một số tế bào gốc trong nang tóc sẽ đóng vai trò là “kho dự trữ” của các tế bào biểu bì tạo hắc tố.
Khi tóc mọc ra, các tế bào gốc sẽ chuyển hóa thành tế bào biểu bì tạo hắc tố, sản sinh hắc tố và tạo màu cho tóc. Melanin được chia thành Eumelanin và Pheomelanin. Nói chung, càng nhiều hắc tố thì màu tóc sẽ càng đậm và ngược lại.
Tại sao lại xuất hiện tóc bạc?
Các tế bào gốc sắc tố chỉ có thể được kích hoạt trong giai đoạn tăng trưởng tích cực của các nang lông (gia đoạn Anagen), biệt hóa thành các tế bào hắc tố trưởng thành, sau đó tạo ra hắc tố để tạo màu cho tóc.
Theo tuổi tác, các tế bào sắc tố của nang tóc sẽ bắt đầu lão hóa sau nhiều chu kỳ tăng trưởng, khả năng loại bỏ các gốc tự do được tạo ra trong quá trình sản xuất melanin giảm đi và việc cung cấp melanin cho các tế bào sừng liền kề ngừng lại, cuối cùng tóc mọc vào thời điểm này sẽ là màu trắng.
Tại sao tóc bạc mọc quá nhanh?
Sau khi các tế bào hắc tố ngừng sản xuất hắc tố, vẫn còn lại một số hắc tố và chúng ta cũng sẽ thấy rằng một số tóc bạc chuyển tiếp sẽ xuất hiện đầu tiên trong quá trình này.
Tóc bạc mọc nhanh và dày hơn tóc đen là do quá trình vận chuyển sắc tố melanin đến tế bào sừng của nang tóc bị giảm bớt. Thông thường, tóc bạc xuất hiện đầu tiên ở thái dương và tóc mai, sau đó đến đỉnh đầu và cuối cùng là vùng chẩm.
Nguyên nhân chính của tóc bạc là lão hóa. Độ tuổi xuất hiện ở người châu Á là khoảng 30~50 tuổi. Ngoài ra, di truyền một số đột biến gen và các yếu tố khác có thể gây ra tóc bạc sớm.
Yếu tố sinh lý
Việc bổ sung không đủ các nguyên tố vi lượng như thiếu vitamin B12, axit folic, kẽm, sắt; tinh thần căng thẳng kéo dài; làm việc và nghỉ ngơi không điều độ; hút thuốc lá và các thói quen sinh hoạt không tốt khác cũng dẫn đến việc không thể tổng hợp sắc tố melanin từ đó có thể khiến tóc bạc.
Yếu tố bệnh lý
Bệnh bạch tạng, các bệnh tự miễn dịch (như bạch biến, rụng tóc từng vùng, v.v.), rối loạn chức năng tuyến giáp, rối loạn chức năng tuyến yên và các bệnh khác cũng có thể gây ra rối loạn tổng hợp và chuyển hóa melanin.
Nhổ tóc bạc không thể giải quyết triệt để
Nhiều người cho rằng sau khi tóc bạc bị nhổ đi, các nang tóc có thể hoàn toàn loại bỏ và giúp tóc đen mọc trở lại.
Trên thực tế, ngay cả khi tóc bạc được nhổ đi nhưng nếu không giải quyết được nguyên nhân thì nang tóc vẫn thiếu sắc tố melanin và tóc mọc ra vẫn có thể là tóc bạc.
Ngoài ra, mỗi sợi tóc có nang tóc riêng để cung cấp melanin và là một nang tóc độc lập. Do đó, nếu một nang lông bị rút ra, nang lông nơi đó sẽ bị tổn thương nhưng các nang lông xung quanh sẽ không bị ảnh hưởng. Mặc khác, nang tóc lỗi vẫn được đẩy ra.
Trong trường hợp bình thường, nếu chỉ nhổ một sợi tóc trắng hoặc lẻ tẻ, nó sẽ gây tổn thương tạm thời cho nang lông và vấn đề không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu nhổ thường xuyên, thậm chí trên diện rộng có thể gây tổn thương da đầu và nang tóc, dẫn đến viêm nang tóc và gây rụng tóc thậm chí là rụng tóc vĩnh viễn.
Nếu chỉ có những sợi lông trắng lẻ tẻ và bạn thực sự thấy phiền, thì nên dùng kéo để cắt trực tiếp phần chân tóc. Có một loại tóc bạc có thể phục hồi, chính là tóc bạc do tinh thần căng thẳng quá độ. Một khi tâm lý căng thẳng kết thúc, có hy vọng tóc bạc do căng thẳng sẽ trở lại màu ban đầu.
Ngoài ra, nếu tóc trắng do bệnh (như bệnh bạch biến) thì điều trị đúng cách cũng có cơ hội phục hồi.
Tuy nhiên cần lưu ý khi tóc bạc nhiều hơn trong thời gian ngắn, hoặc tóc bạc nhiều trước 25 tuổi mà không có tiền sử gia đình di truyền, nên tìm sự trợ giúp của bác sĩ da liễu để được điều tra thêm về bệnh.
5 cách đối phó với tóc bạc
1. Hạn chế sử dụng hóa chất cho tóc
Bạn có thể thường xuyên xoa bóp da đầu bằng lược hoặc ngón tay để thúc đẩy lưu thông máu ở da đầu. Ngoài ra cũng đừng sử dụng các sản phẩm dầu gội cũng như các sản phẩm uốn và nhuộm tóc kém chất lượng.
2. Chống nắng cho tóc
Giống như làn da, mái tóc cũng cần được chống nắng. Nên chú ý đến việc chống nắng cho tóc khi ra ngoài vào cuối mùa xuân hoặc mùa hè. Và luôn nhớ đội nón mũ khi đi ra ngoài.
3. Giữ tâm trạng tốt
Duy trì thói quen sinh hoạt tốt, không thức khuya và đảm bảo ngủ đủ giấc. Ngoài ra hãy học cách giải tỏa căng thẳng, duy trì tâm trạng thoải mái và vận động nhiều hơn.
4. Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý
Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, đủ dinh dưỡng, không kén ăn hay ăn kiêng, ăn vừa phải các thực phẩm giàu sắt, vitamin nhóm B và đạm chất lượng cao (thịt nạc, các loại hạt, đậu…).
5. Tránh rượu và thuốc lá
Có mối tương quan rõ ràng giữa việc hút thuốc và tình trạng bạc tóc ở những người dưới 30 tuổi. Ngoài ra xác suất tóc bạc sớm ở người hút thuốc cũng cao gấp 2 ~ 4 lần so với người không hút thuốc. Do đó bỏ hút thuốc và uống rượu càng sớm thì bạn sẽ càng có một sức khỏe tốt và giảm thiểu tóc bạc sớm.
Từ khóa tóc bạc nhổ tóc bạc