4 dấu hiệu về sự lão hóa mạch máu trầm trọng và cách khắc phục
- Liên Tâm
- •
Lối sống và thói quen ăn uống không phù hợp sẽ khiến một số thành phần không tốt trong máu lắng đọng trên thành mạch máu, dẫn đến các bệnh về tim và mạch máu não do thiếu máu cục bộ, thậm chí trực tiếp dẫn đến nhồi máu cơ tim, nhồi máu não và tử vong.
Mạch máu là một hệ thống trao đổi chất của con người. Nếu như không chú ý đến lối sống và thói quen ăn uống thì sẽ dẫn đến tình trạng lão hóa sớm. Vì vậy chúng ta nên chú trọng trong việc đánh giá tình trạng của mạch máu và tìm giải pháp để giúp mạch máu trở nên khỏe mạnh hơn.
Dưới đây là 4 dấu hiệu về sự lão hóa trầm trọng của mạch máu:
1. Tức ngực, đau ngực khi leo cầu thang
Tình trạng này có khả năng là vì động mạch vành bị hẹp do huyết khối mảng bám. Loại tức ngực và đau tức ngực do huyết khối mạch vành này có cảm giác giống như một tấm đè lên ngực, nhưng cần phân biệt có phải do lười vận động dẫn đến khó thở khi lên cầu thang hay không.
2. Phải nghỉ ngắt quãng khi đang đi
Bệnh xơ vữa động mạch ở chân là do chân không được cung cấp lượng máu đầy đủ sau khi tham gia hoạt động. Với tình trạng này, chúng ta có thể tạm thời giảm thiểu bằng cách nghỉ ngơi và chờ máu lưu thông trở lại.
3. Chỉ số huyết áp của hai cánh tay chênh lệch
Huyết áp của hai cánh tay trên cơ thể của người bình thường có một chút chênh lệch, nhưng nếu chỉ số chênh lệch là trên 20 mmHg thì cần chú ý, đặc biệt là ở người đang gặp vấn đề về huyết áp thấp, nó có thể là do huyết khối hoặc mạch máu bị hẹp.
4. Mất ý thức đột ngột
Mất ý thức đột ngột và hoặc cảm thấy xây xẩm mặt mày có thể là có cục máu đông hoặc hẹp động mạch máu não.
Nguyên nhân lớn nhất khiến mạch máu không khỏe nằm ở thói quen sinh hoạt và ăn uống.
8 điểm khiến mạch máu dễ gặp vấn đề:
1. Khẩu vị nặng
Chế độ ăn nhiều đường, nhiều dầu, nhiều mỡ và nhiều muối có thể nói là kẻ thù tự nhiên số một của mạch máu. Chúng làm tăng nguy cơ cao huyết áp, đồng thời khiến cho cholesterol và lipid trong máu tăng cao. Dẫn đến hiện tượng bám vào thành mạch máu, gây xơ cứng động mạch và dẫn đến tắc nghẽn mạch máu.
2. Hút thuốc
Hút thuốc lá và hít khói thuốc thụ động có thể làm cho mạch máu bị xơ cứng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ mắc bệnh xơ cứng động mạch ở những người hút thuốc cao hơn đáng kể so với những người bình thường, hơn nữa mức độ xơ cứng động mạch cũng tăng lên rõ rệt.
3. Ít tập thể dục
Đối với những người ít vận động hoặc ngồi lâu sẽ gây ảnh hưởng đến tuần hoàn máu, có thể gây béo phì và các vấn đề khác, gián tiếp thúc đẩy huyết áp cao, làm nặng thêm bệnh tim mạch vành. Lâu ngày không vận động, “rác” trong mạch máu sẽ tích tụ dần, rất dễ hình thành các mảng xơ vữa động mạch. Tập thể dục phù hợp giúp tăng cường độ đàn hồi của mạch máu và giúp làm sạch các chất thải trong mạch máu.
4. Thức khuya
Thức khuya sẽ làm tổn thương rất lớn đến mạch máu. Nếu tình trạng này diễn ra lâu ngày thì sẽ làm tăng áp lực cho tim mạch, dẫn đến tăng huyết áp, tăng nhịp tim. Bên cạnh đó, nếu việc nghỉ ngơi cũng không hợp lý, cộng với cảm xúc lo lắng, huyết áp dao động mạnh, thì có thể gây đột quỵ (tai biến mạch máu não), thậm chí là đột tử.
5. Áp lực lớn
Ngoài ra, tâm trạng không tốt, căng thẳng nhiều cũng có thể đẩy nhanh tốc độ lão hóa của mạch máu và khiến chúng trở nên khô cứng.
6. Sử dụng nhiều thực phẩm tinh chế
Những người ăn nhiều ngũ cốc tinh chế có nguy cơ cao về tử vong và các biến cố tim mạch. Các nghiên cứu cho thấy rằng, những người ăn nhiều ngũ cốc tinh chế thường có huyết áp tâm thu (chỉ số huyết áp tối đa) cao hơn.
7. “3 chỉ số cao”
Huyết áp cao, lipid máu cao và đường huyết cao đều ít nhiều liên quan đến tình trạng quá tải cho tim mạch, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như bệnh mạch vành hoặc đột quỵ.
8. Mỡ bụng
Vòng eo lớn là gốc rễ của hội chứng chuyển hóa. Hội chứng chuyển hóa biểu hiện cho một nhóm các yếu tố nguy cơ như: Tăng đường huyết, tăng huyết áp, tăng lipid máu, tăng đông máu, tăng acid uric máu, tăng insulin máu, gan nhiễm mỡ. Biểu hiện lâm sàng ban đầu của hội chứng chuyển hóa là béo bụng và rối loạn lipid máu hoặc tăng huyết áp.
Trước những ảnh hưởng mà lão hóa mạch máu gây ra khiến nhiều người không khỏi lo lắng, tuy nhiên quá trình lão hóa này có thể được kiểm soát.
Làm chủ sức khỏe bản thân với 5 điểm dưới đây:
1. Ăn uống thanh đạm
Theo khuyến cáo, mỗi người không nên sử dụng quá 5 gam muối, 25 gam dầu và 25 gam đường mỗi ngày. Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây. Bổ sung các sản phẩm từ sữa ít béo, cá, ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất xơ, giàu kali và các khoáng chất khác. Đặc biệt nên uống nhiều nước để thúc đẩy tuần hoàn máu.
2. Vận động
Không nên ngồi yên một chỗ trong thời gian dài, hãy tập thể dục ít nhất 30 phút một lần và tập ít nhất 5 lần một tuần. Nói chung, cần vận động ra mồ hôi nhẹ, thở nhanh hơn một chút nhưng cảm giác thoải mái, không thấy mệt mỏi rõ rệt.
3. Chú ý đến 3 chỉ số
Kiểm soát huyết áp, lipid máu, đường huyết và các giá trị tiêu chuẩn.
Tiêu chuẩn huyết áp: Huyết áp tâm thu (chỉ số huyết áp tối đa) 130 mmHg, huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) 85 mmHg.
Tiêu chuẩn đường huyết: Đường huyết lúc đói 6,1 mmol/L, và đường huyết sau 2 giờ ăn 7,8 mmol/L.
Chuẩn triglycerid: Giá trị bình thường là <1,7mmol/L.
4. Trọng lượng cơ thể
Khi giảm trọng lượng từ 5% đến 10% ở những người thừa cân và béo phì thì có thể làm giảm huyết áp. Huyết áp giảm tỷ lệ thuận với lượng giảm cân.
5. Ngủ đủ giấc
Những người ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng 15% và nguy cơ mắc bệnh mạch vành tăng 23% so với những người ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày.
Vì vậy cần tránh thức khuya, luôn giữ tinh thần thoải mái, chủ động phòng chống các bệnh mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp và các bệnh mãn tính khác. Đồng thời, chú trọng việc tầm soát mạch máu thường xuyên để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
Từ khóa lối sống bệnh tim mạch lão hóa mạch máu chế độ ăn uống