Dương khí là nền tảng của sự sống
- Sanh Ca
- •
Đối với con người, dương khí là nền tảng của sự sống. Trong tác phẩm Trung y kinh điển “Hoàng đế nội kinh” cũng chỉ ra: “Dương nhân nhi thượng, vệ ngoại giả dã”, ý nghĩa rằng dương khí đầy đủ thì có thể bảo vệ cơ thể con người khỏi các ngoại tà xâm nhập như một tấm khiên. Dương khí đủ, tạng phủ khỏe, khí huyết đủ, thân thể không dễ sinh bệnh.
Đông y cho rằng Dương khí là động lực chính của quá trình trao đổi chất và chức năng sinh lý của con người, “năng lượng” của cơ thể người là dương khí. Mùa hè là thời điểm tốt nhất để bổ sung dương khí.
2 hiểu lầm về bổ sung dương khí
Hiểu lầm thứ nhất: Chỉ bổ sung dương khí chứ không nghĩ đến việc thay đổi thói quen sống
Thiếu dương có thể gây ra nhiều vấn đề về thể chất, vì thế mà nhiều người nóng lòng muốn bổ sung dương khí. Tuy nhiên, nếu vừa bổ sung lại vừa tiêu hao, thì việc bổ sung năng lượng dương sẽ trở nên trì trệ.
Việc tiêu hao năng lượng dương có quan hệ mật thiết với thói quen hàng ngày của chúng ta. Những hành vi xấu sẽ làm cạn kiệt năng lượng dương của bạn. Nếu bạn muốn bổ sung năng lượng dương, cách đầu tiên nghĩ đến là thay đổi thói quen sống.
Hiểu lầm thứ hai: Chỉ có dương không có âm
Có người cho rằng để dưỡng dương thì chỉ cần hấp thu dương khí là được rồi. Thực ra âm dương là một, hai cái có thể chuyển hóa lẫn nhau, nên không có chuyện dương hư (thiếu hụt) tuyệt đối.
Nói chung, dương hư phát triển trên cơ sở âm hư. Ví dụ như nếu không ngủ vào ban đêm, cơ thể không thể nuôi dưỡng âm dịch thông qua giấc ngủ, sáng sớm không thức dậy nổi, không thể thuận theo Mặt trời mọc mà tạo ra dương khí. Vì vậy, dưỡng dương không được quên dưỡng âm.
4 cách để bổ sung dương khí
1. Phơi lưng
Trung y cho rằng phía trước của cơ thể con người là âm, phía sau là dương, phần lưng thuộc về dương ở giữa dương, các kinh mạch điều hành trên lưng là một biển kinh mạch, chủ trì năng lượng dương của toàn thân.
Người xưa cho rằng, dùng ánh nắng là phương pháp tốt nhất để “phơi lưng”, ánh nắng là chân hỏa, có thể sưởi ấm và thông kinh mạch, dương hỏa hướng đến âm và lạnh, xua tan lạnh và ẩm ướt, có lợi cho các cơ quan nội tạng.
Người thể chất hư hàn, ẩm ướt nhiều, thường xuyên đi ngoài phân lỏng, chân tay lạnh, sợ lạnh, có thể phơi nắng từ 8 đến 9 giờ sáng hoặc sau 3 giờ chiều, phơi nắng khoảng 20 phút.
2. Ngải cứu
Ngải cứu có khả năng ôn kinh tán hàn (làm ấm kinh mạch và xua tan lạnh), hành khí thông lạc (thúc đẩy khí và thông kinh lạc), hỗ trợ dương và tăng cường dương, tiêu độc và tiết nhiệt ra ngoài, ngăn ngừa bệnh tật và chăm sóc sức khỏe.
Xông ngải cứu liên tục có thể làm cho hơi ấm từ huyệt thông đến kinh lạc, tạng phủ thông nhau, mười hai kinh mạch chạy khắp toàn thân, sau khi xông ngải cứu có thể tăng cường dương khí, bổ chân âm.
3. Thực phẩm bổ sung dương khí
Chế độ ăn uống có thể giúp chúng ta bổ sung dương khí, ăn một số đồ ngọt tính ấm có thể làm ấm và nuôi dưỡng tâm dương, thận dương, tỳ dương, ba tạng phủ này có thể nói là “động cơ” để dương khí thăng lên.
Gừng là thực phẩm trợ dương, gừng khô có thể ôn trung, phục hồi dương khí. Trà táo tàu gừng có thể nâng cao năng lượng dương, đẩy khí lạnh ra khỏi cơ thể, dưỡng dương mà không làm tổn thương âm, đồng thời loại bỏ ẩm ướt.
4. Rèn luyện thân thể
“Động năng sinh dương”, tập thể dục là một cách rất tốt để tăng cường dương khí.
Những người bị thiếu dương khí không muốn tập thể dục nhiều, vì vậy họ có thể chọn các bài tập bảo vệ sức khỏe truyền thống như Thái cực quyền, Pháp Luân Công và Ngũ Cầm Hí, những bài tập này có thể giúp thân thể khỏe mạnh, tăng cường dương khí.
Từ khóa Hoàng Đế nội kinh dương khí củ gừng