Hành trình sống thọ và khỏe mạnh: Góc nhìn từ Trung y và những trường hợp thực tế
- Khánh Nam
- •
Mong muốn duy trì sức khỏe và sống thọ là một trong những mối quan tâm hàng đầu của con người trong xã hội hiện đại. Những kết luận được đúc kết từ trí tuệ cổ truyền kết hợp với các nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra rằng bốn yếu tố then chốt để sống lâu và khỏe mạnh bao gồm: cách ăn uống hợp lý, vận động thường xuyên, giấc ngủ chất lượng và tinh thần tích cực. Cách tiếp cận toàn diện này mang đến những định hướng thiết thực, giúp mỗi người xây dựng một lối sống lành mạnh, hài hòa và bền vững theo thời gian.
Phương thức ăn uống: Thực phẩm tự nhiên và ngăn ngừa gốc tự do
Một ví dụ tiêu biểu là cụ bà Hide Sato, 94 tuổi đến từ Nhật Bản, người có độ tuổi sinh học trẻ một cách đáng kinh ngạc – 36 tuổi theo tỷ lệ trao đổi chất cơ bản và chỉ 20 tuổi theo độ tuổi mạch máu. Trong một cuộc phỏng vấn, bà cho biết, bà thường ăn cá và natto vào bữa sáng, rau củ vào bữa trưa và thịt vào bữa tối. Bà có thói quen uống trà, rượu vang hoặc thưởng thức các món tráng miệng như kem. Bà tránh các đồ chiên rán và súp quá mặn, ưu tiên súp miso nấu tại nhà. Đáng chú ý là bà hoàn toàn không sử dụng thực phẩm chức năng mà chỉ dựa vào khẩu phần ăn uống để cung cấp dưỡng chất.
Thói quen ăn uống của cụ bà Sato hoàn toàn phù hợp với các phát hiện của nghiên cứu y học hiện đại.
Ông Jonathan Liu, bác sĩ Trung y tại Canada cho biết, việc cụ bà Sato ăn nhiều rau quả giúp chống lại các gốc tự do – những phân tử gây hại được tạo ra trong quá trình chuyển hóa, do thực phẩm chiên rán, hút thuốc và luyện tập quá mức.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, gốc tự do có thể góp phần gây xơ cứng động mạch, bệnh Alzheimer, viêm khớp, đột quỵ, bệnh tim và lão hóa sớm. Trái cây và rau củ chứa các chất chống oxy hóa như flavonoid có khả năng trung hòa gốc tự do và ngăn ngừa các gốc tự do gây tổn thương cho cơ thể.
Bác sĩ Liu cho biết tại các vùng có tỷ lệ người sống thọ cao như Okinawa – Nhật Bản và huyện Bama ở Quảng Tây, Trung Quốc, người cao tuổi địa phương có phương thức ăn rất đơn giản. Họ thường lựa chọn trái cây và rau quả tươi, ăn gạo lứt và các sản phẩm từ đậu nành.
Ông cũng nhấn mạnh rằng, Trung y đề cao sự điều độ trong ăn uống – chỉ ăn đến khi no khoảng 70% đến 80% – vì ăn quá no có thể gây tổn thương cho dạ dày và ruột, từ đó ảnh hưởng thêm đến chức năng của các cơ quan khác.
Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, việc hạn chế lượng calo nạp vào trong khi vẫn duy trì phương thức dinh dưỡng cân bằng có thể kéo dài tuổi thọ ở nhiều loài sinh vật. Đối với con người, khẩu phần ăn ít calo giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện độ nhạy insulin, giảm stress oxy hóa và làm giảm các chỉ dấu sinh học liên quan đến lão hóa.
Vận động thể chất và sức khỏe tim phổi
Vận động thể chất, đặc biệt là các hoạt động được lồng ghép tự nhiên vào thói quen sinh hoạt hàng ngày thay vì luyện tập trong phòng tập, là điểm chung nổi bật ở những cộng đồng có tuổi thọ cao. Nghiên cứu của Dan Buettner về các khu vực có tuổi thọ cao trên toàn cầu đã nhấn mạnh vai trò của việc đi bộ thường xuyên.
Theo KFF Health News tại Hoa Kỳ, cụ bà Hilda Jaffe, 102 tuổi sống tại New York vẫn có thể tự chăm sóc bản thân, đi lại không cần gậy và tự lái xe đến gặp bác sĩ. Bà đi bộ 3.000 bước mỗi ngày, ra ngoài khi thời tiết thuận lợi và ngủ trung bình 8 tiếng/đêm. Bà chỉ mắc một số bệnh nhẹ như trào ngược dạ dày thực quản, loạn nhịp tim thỉnh thoảng, loãng xương, đau thần kinh tọa nhẹ và một vài nốt ở phổi xuất hiện rồi biến mất theo thời gian.
Tại Nhật bản, cụ bà “Siêu già” Hide Sato của Nhật Bản cũng sống tự lập. Mỗi sáng, sau khi thức dậy, cụ dọn dẹp nhà cửa và nấu ăn, sau đó tập vài động tác thể dục và đá chân 500 lần dưới nước trong khi tắm.
Vận động thể chất giúp tăng cường chức năng tim phổi và cũng được xem là một chỉ dấu quan trọng của tuổi thọ. Một nghiên cứu quy mô lớn được công bố trên Journal of the American College of Cardiology (Tập san của Học viện Tim mạch Hoa Kỳ) năm 2022 cho thấy nhóm 20% người có chức năng tim phổi kém nhất có nguy cơ tử vong gần gấp 5 lần so với nhóm 2% người có chức năng tim phổi bình thường cao hơn gần năm lần so với 2% những người có chức năng tim phổi bình thường.
Ngoài đi bộ, Thái cực quyền và Khí công cũng được chứng minh là giúp kéo dài tuổi thọ, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính nhờ tăng cường năng lượng sống cơ bản (khí) của cơ thể và cải thiện tâm trí. Nó được xem như một phương pháp chữa bệnh lâu đời nhất trong Trung y. Trong các nghiên cứu hiện đại, những người tập thái cực quyền và khí công cho thấy sự cải thiện rõ rệt trong chức năng tim mạch, mỡ máu, mật độ xương, đau mãn tính và các vấn đề về sức khỏe tinh thần.
Chất lượng giấc ngủ và sức khỏe tinh thần
Thói quen ngủ lành mạnh đóng vai trò rất quan trọng đối với tuổi thọ. Cụ bà Sato có thói quen hít thở sâu mỗi tối trước khi đi ngủ để giúp bản thân dễ ngủ nhất có thể. Bà ngủ 7 tiếng/đêm, không sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ và giữ phòng ngủ tối hoàn toàn.
Bác sĩ Liu lưu ý rằng, ngủ không đủ giấc có liên quan đến nguy cơ cao hơn mắc các bệnh nhiễm trùng, bệnh tim, rối loạn chuyển hóa, béo phì và ung thư. Thói quen duy trì nhịp ngủ đều đặn giúp bảo vệ sức khỏe não bộ và làm chậm quá trình suy giảm nhận thức. Nghiên cứu cho thấy những người ở độ tuổi trung niên ngủ trung bình dưới 6 tiếng mỗi đêm có nguy cơ mắc chức sa sút trí tuệ cao hơn 30%.
Duy trì thái độ sống tích cực để sống thọ và khỏe mạnh
Tinh thần và thái độ sống cũng giữ vai trò không kém phần quan trọng.
Việc chủ động tham gia tích cực các hoạt động xã hội và thiện nguyện là một trong những yếu tố quan trọng giúp cuộc sống trở nên ý nghĩa và trường thọ hơn. Ví dụ, cụ bà Hilda Jaffe, 102 tuổi, hiện vẫn đang làm tình nguyện viên hướng dẫn tại Thư viện Cộng đồng New York.
Tương tự, cụ bà Sato được truyền cảm hứng từ việc xoa dịu tinh thần cộng đồng sau thảm họa động đất và sóng thần Đông Nhật Bản năm 2011 – vẫn tiếp tục chế tác búp bê thủ công truyền thống với mong muốn mang lại sự an ủi và khích lệ cho người khác.
Một trường hợp khác là bà Tina Sofos, người Úc, năm nay tròn 60 tuổi. Năm 1999, cuộc hôn nhân của bà tan vỡ, dưới áp lực từ sự trách móc của gia đình, tinh thần của bà bị suy sụp và phải nhập viện. Sau đó, bà được giới thiệu cuốn “Chuyển Pháp Luân”, cuốn sách chính của Pháp Luân Công, và tìm thấy lối thoát cho cuộc đời mình. Khoảng ba tuần trước khi tu luyện, bà rơi vào khủng hoảng tinh thần và phải gặp chuyên gia tâm lý mỗi tuần. Tuy nhiên, sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, chuyên gia tâm lý nhận thấy sự thay đổi rõ rệt ở bà, tư duy trở nên minh mẫn và ổn định hơn.
Bà Tina tu luyện đến nay đã hơn 20 năm. Bà học được cách tự nhìn lại bản thân, tìm ra gốc rễ của những vấn đề trong cuộc sống và tu luyện, sau khi phát hiện sai sót liền sửa đổi. Bà cũng buông bỏ nhiều tâm chấp trước như tức giận, oán hận, thiếu kiên nhẫn, mặc cảm, lo lắng và sợ hãi. Nhờ đó, bà cảm thấy mình trở nên trẻ trung hơn, mạnh mẽ hơn và tự tin hơn.
Tuổi nghỉ hưu không có nghĩa là rút lui khỏi xã hội hoặc sống tiêu cực mà nên được xem là cơ hội để tiếp tục tự hoàn thiện bản thân, lan tỏa lòng tốt – những điều cốt lõi giúp kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Từ khóa sống thọ
