Kali đóng vai trò quan trọng đối với các chức năng của tế bào và quá trình sản sinh năng lượng. Các dấu hiệu thể hiện sự quá nhiều hoặc quá ít kali có tác dụng hữu ích.

r shutterstock 2210525163
(Ảnh minh họa: SUPERMAO / Shutterstock)

Kali cần thiết cho sức khỏe con người, giúp điều hòa huyết áp,  trợ giúp chức năng cơ bắp và bảo đảm cho nhịp tim đều đặn. Cả sự thiếu hụt và dư thừa kali đều có thể ảnh hưởng không tốt đến cơ thể, vì vậy điều quan trọng là phải nhận biết được bất kỳ triệu chứng mất cân bằng nào.

Vai trò của kali trong cơ thể

Kali, chất điện phân và ion tích điện dương chính trong tế bào của chúng ta, đóng vai trò quan trọng trong các chức năng của tế bào và quá trình sản sinh năng lượng. Kali hoạt động như một liên kết quan trọng giữa các trường này, vừa là thành phần sinh hóa vừa là yếu tố tham gia trực tiếp vào việc tạo ra và điều chỉnh các xung thần kinh. Kali rất quan trọng cho việc dẫn truyền thần kinh, co cơ, duy trì áp suất thẩm thấu nội bào và cân bằng độ pH trong dịch cơ thể.

Một trong những chức năng quan trọng nhất của kali là tác dụng đối với huyết áp. Lượng kali đầy đủ giúp cơ thể bài tiết natri, giảm tình trạng giữ nước, giúp giãn nở mạch máu, góp phần hạ huyết áp. Do đó, duy trì đủ lượng kali có thể giúp giảm nguy cơ tăng huyết áp và các tình trạng liên quan, chẳng hạn như bệnh tim và đột quỵ.

Một đánh giá có hệ thống được công bố trên Journal of the American College of Cardiology (Tập san của Đại học Tim mạch Hoa Kỳ) năm 2011 đã phân tích 11 nghiên cứu với gần 250.000 người tham gia. Tổng quan cho thấy rằng tiêu thụ 1,64 gram kali hàng ngày có thể làm giảm 21% nguy cơ đột quỵ.

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng việc tăng lượng kali trong khẩu phần ăn uống có liên quan đến tỷ lệ đột quỵ thấp hơn và cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành và bệnh tim mạch toàn phần. Những phát hiện này ủng hộ khuyến nghị tiêu thụ thực phẩm giàu kali để giảm khả năng mắc các bệnh về mạch máu.

Một thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên dài hạn được đưa vào đánh giá tổng quan hệ thống đã đánh giá tác động của việc tăng lượng kali thông qua thực phẩm tự nhiên. Sau 1 năm theo dõi, những bệnh nhân áp dụng khẩu phần ăn giàu kali đã kiểm soát được huyết áp với ít hơn một nửa liều thuốc mà nhóm đối chứng cần.

Kali là một loại muối hữu cơ cần thiết cho sức khỏe của xương. Bằng cách điều chỉnh sự cân bằng acid-bazơ của cơ thể, kali có thể giúp ngăn ngừa mất xương.

Ngoài ra, kali giúp ngăn chặn sự bài tiết canxi quá mức qua nước tiểu, có thể làm giảm nguy cơ sỏi thận.

Kali cũng có lợi cho người mắc bệnh tiểu đường, làm tăng độ nhạy insulin và giúp điều chỉnh lượng đường trong máu.

Dấu hiệu thừa và thiếu kali

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ hiện nay khuyến nghị lượng kali tiêu thụ hàng ngày là 3.400 mg (mg) đối với nam và 2.600 mg đối với nữ. Tuy nhiên, số lượng cần thiết có thể thay đổi tùy theo độ tuổi, sinh lý cá nhân và tình trạng sức khỏe cụ thể.

Đối với người lớn tuổi, nhu cầu kali tăng lên trong khi khả năng bài tiết kali của cơ thể lại giảm. Vì vậy, việc điều hòa nồng độ kali trong máu trở nên rất cần thiết.

Làm thế nào chúng ta có thể biết được mức kali của chúng ta quá cao hay quá thấp? Nồng độ kali trong máu bất thường có thể dẫn đến một số triệu chứng phổ biến, bao gồm:

  1. Co cơ: Nồng độ kali cao có thể gây yếu cơ hoặc tê liệt, trong khi nồng độ kali thấp có thể dẫn đến chuột rút.
  2. Nhịp tim: Cả mức kali cao và thấp đều có thể làm rối loạn nhịp tim. Nếu bạn nhận thấy nhịp tim bất thường, điều quan trọng là phải kiểm tra mức kali.
  3. Tiêu hóa: Nồng độ kali cao có thể gây buồn nôn và nôn, trong khi nồng độ kali thấp có thể dẫn đến táo bón do nhu động đường tiêu hóa giảm.
  4. Thần kinh: Cả nồng độ kali cao và thấp đều có thể gây tê hoặc đau ở ngón tay, ngón chân. Nếu gặp phải những triệu chứng này, bạn nên đi kiểm tra mức kali của mình.

Một triệu chứng đặc biệt khác của lượng kali thấp là mệt mỏi trầm trọng.

Xét nghiệm máu và điện tâm đồ có thể cho biết nồng độ kali là quá cao hay quá thấp. Nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng nào được đề cập trên đây thì cần phải đi kiểm tra để xem xét về sự bất thường của nồng độ kali và tham khảo ý kiến ​​​​bác sĩ.

Các loại thực phẩm giàu kali và ít kali

Tên thực phẩmGiàu Kali
(Kali trên 100 gram khẩu phần)
Ít Kali
Trái cây
  • Chuối: 326 mg
  • Bơ: 485 mg
  • Nước dừa: 165 mg
  • chuối, kiwi, lê, mơ, cam, xoài, dừa, lựu, dưa lưới, dưa ngọt, quả bơ, hoa quả sấy khô…
  • Táo, nho, dâu tây, dâu đen, quả việt quất, anh đào, bưởi, mận, nho…
  • Đậu Hà Lan, ớt, hành, mùi tây, củ cải, măng tây, dưa leo, ngô, cải xoăn, rau diếp, cải xoong…

Sản phẩm tươi thường rất giàu kali. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể ăn nếu hạn chế khẩu phần hoặc nấu chín để giảm hàm lượng kali. Một số loại trái cây và rau quả đóng hộp cũng có thể ăn được miễn là bạn rửa sạch và để ráo nước.

Rau
  • Rau chân vịt: 558 mg
  • Khoai tây: 446 mg
  • Củ cải đường: 342 mg
  • Khoai tây, cà rốt sống, bắp cải, su hào, măng, rau bina, cà chua, khoai tây, khoai lang, nấm, bí ngô, đậu bắp…
Cây họ đậu
  • Đậu đen khô: 1.540 mg
  • Đậu khô và các loại hạt như đậu phộng và đậu lăng
  • Bánh mì trắng, bột mì trắng tinh luyện, mì ống, gạo trắng, bánh quy giòn, bỏng ngô

Thay vì ngũ cốc nguyên hạt và cám, người bệnh nên ăn gạo trắng (cơm trắng) hoặc bánh mì làm từ bột mì tinh chế, mì ống.

Các loại hạt
  • Hạnh nhân: 733 mg
  • Hạt hướng dương: 850 mg
  • Ngũ cốc nguyên hạt, như cám và yến mạch
Đạm động vật/thực vật

Hầu hết đạm động vật và thực vật đều chứa nhiều kali.

  • Thịt lợn
  • Thịt gà
  • Trứng

Bạn không thể loại bỏ hoàn toàn protein trong chế độ ăn uống. Vì vậy, nên chọn loại thực phẩm có hàm lượng kali thấp.

Lòng trắng trứng là một trong những lựa chọn có hàm lượng kali thấp. Hoặc người bệnh có thể ăn một phần nhỏ các loại hạt (một nắm nhỏ) hoặc bơ đậu phộng (một muỗng canh).

Cần lưu ý tránh xúc xích, thịt xông khói và bất kỳ loại thịt chế biến nào khác có phụ gia có thể chứa kali.

Sữa
  • Sữa: 150 mg
  • Sữa chua: 164 mg
  • Các sản phẩm từ sữa (ngoại trừ một số pho mát và kem chua); sữa đậu nành
  • Kem không sữa
  • Sữa gạo
  • Pho mát

Cần tránh hoặc ít nhất là hạn chế các sản phẩm từ sữa theo chế độ ăn ít kali. Tuy nhiên, bạn có thể ăn một khẩu phần nhỏ sữa hoặc sữa chua mỗi ngày. Hoặc có thể ăn một số loại phô mai (bao gồm cả phô mai tươi) có hàm lượng kali thấp.

Nếu bạn thêm sữa vào trà hoặc cà phê, hãy chuyển sang loại kem không sữa hoặc thay thế sữa như sữa gạo, tránh sữa đậu nành.

Hải sản
  • Cá hồi: 364 mg
  • Cá ngừ: 441 mg
  • Hầu hết các loại cá
  • Động vật có vỏ (ví dụ: nghêu, sò điệp, tôm hùm)
Đồ ngọt
  • Mật mía
  • Socola

Cần hạn chế đồ ngọt tráng miệng vì nhiều món tráng miệng được làm từ các nguyên liệu có nhiều kali như: các loại hạt, xi-rô và sô cô la.

Đồ uống
  • Nước ép trái cây và rau
  • Đồ uống thay thế chất điện giải, đồ uống thể thao…

Mất nước có thể phá vỡ sự cân bằng điện giải trong cơ thể và dẫn đến tăng kali huyết. Uống nước lọc là cách tốt nhất để giữ nước. Ngoài ra người bệnh cũng có thể uống các loại đồ uống khác như nước chanh tươi và nước trái cây làm từ trái cây có hàm lượng kali thấp.

Cần tránh đồ uống có cồn vì trên thực tế uống nhiều rượu là một yếu tố nguy cơ gây tăng kali huyết.

Thận trọng khi bổ sung kali

Điều quan trọng là phải có đủ kali thông qua các loại thực phẩm nêu trên. Tuy nhiên, một số người cần thận trọng khi bổ sung kali. Đặc biệt, các nhóm bệnh nhân sau đây nên tránh bổ sung kali:

  1. Bệnh nhân mắc bệnh thận nặng: Bổ sung quá nhiều kali có thể dẫn đến tăng kali máu. 
  2. Bệnh nhân mắc bệnh thận do tiểu đường: Tình trạng này có thể làm suy giảm khả năng bài tiết kali hiệu quả của thận. 
  3. Những người đang dùng một số loại thuốc: Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc lợi tiểu giữ kali, có thể làm tăng nồng độ kali trong cơ thể. Bổ sung thêm kali có thể dẫn đến tăng kali máu. Các loại thuốc dùng để điều trị huyết áp cao và bệnh tim, bao gồm thuốc ức chế ACE như lisinopril và benazepril, có thể gây ra tình trạng giữ kali. Tương tự, thuốc ức chế thụ thể angiotensin II, bao gồm losartan và valsartan, cũng có thể làm tăng nồng độ kali trong máu.
  1. Bệnh nhân mắc bệnh tim: Nồng độ kali có thể tác động đáng kể đến nhịp tim, vì vậy những người mắc bệnh tim nên đặc biệt thận trọng khi bổ sung kali.

Khánh Ngọc (t/h), theo The Epoch Times; Sức khỏe Đời sống

Xem thêm: