Những tín hiệu của cơ thể cho thấy mạch máu có vấn đề
- Thanh Xuân
- •
Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào như dưới đây, kiến nghị nên nhanh chóng đến phòng mạch để kiểm tra xem có bị bệnh về mạch máu không.
Tay chân và thân thể bị lạnh, tê, đau mỏi, luôn cảm thấy sợ lạnh, người tê mỏi khó chịu, sau khi vận động thì thấy đau, hiện tượng này trong y học gọi là “chứng đau cách hồi/đau từng cơn” (intermittent claudication), tức sau khi đi bộ một quãng đường thì thấy cơ bắp chân tay đau nhức khó chịu, sau khi nghỉ ngơi một lúc lại có thể dễ dàng đi tiếp, nhưng sau khi đi thêm một đoạn nữa thì triệu chứng đau lặp lại…
Với bệnh trạng này, nếu không hoạt động thì triệu trứng đau đớn càng rõ ràng hơn, thậm chí ảnh hưởng đến thời gian nghỉ vào ban đêm, cho thấy bệnh phát triển đến mức nghiêm trọng, những triệu chứng này cho thấy có thể bạn đã bị xơ cứng động mạch chi dưới làm máu khó lưu thông, thậm chí nếu không được điều trị kịp có thể phát triển đến mức phải cưa chân, vì thế phải kịp thời phẫu thuật chữa trị.
1. Sưng phù tứ chi
Biểu hiện đặc biệt là việc sưng phù giảm thiểu vào buổi sáng, trầm trọng hơn vào buổi chiều, hãy cẩn thận bị huyết khối tĩnh mạch, nên điều trị kịp thời. Bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu (deep venous thrombosis, HKTMS) thường xảy ra ở chi dưới, các biểu hiện lâm sàng thường thấy là sưng phù và đau ở một chi dưới (đa số chi bên trái). Những nguyên nhân gây ra huyết khối tĩnh mạch có thể là ngồi trong một thời gian dài, thường phải đi các chuyến bay đường dài, từng trải qua ca phẫu thuật ngoại khoa lớn, bị khối ung thư, nằm trên giường quá lâu, chấn thương, đều có thể là nguyên nhân gây huyết khối tĩnh mạch. Nguy hiểm của huyết khối tĩnh mạch (đặc biệt là huyết khối tĩnh mạch sâu) bao gồm: tắc mạch phổi, biến chứng huyết khối, bắp chân bầm tím và phù nề.
2. Khi bị thương tích, lở loét
Với người lớn tuổi bị cao huyết áp hoặc tiểu đường, khi chân hay tay bị thương tích hoặc ngón chân bị lở loét, nhưng sau 1-2 tuần vẫn không thể lành miệng vết thương, lý do có thể vì động mạch chi dưới xơ cứng khiến máu khó lưu thông hoặc vì bệnh tiểu đường, cần chữa bệnh kịp thời, nếu không vết thương tích hay lở loét sẽ tiếp tục lan rộng, thậm chí đe doạ mạng sống.
3. Mạnh đập yếu dần
Những người khỏe mạnh thì động mạch cổ tay hay bàn chân đập đều và cảm được rõ ràng, nếu mạch yếu hoặc mất hẳn, có thể động mạch bị chèn ép hoặc tắc nghẽn, phải điều trị kịp thời.
4. Phát hiện “mảng bám động mạch”
Kiểm tra sức khỏe bằng siêu âm phát hiện mạch máu có “mảng bám”, chỉ mảng bám nhỏ rơi ra cũng có thể gây nhồi máu, chớ xem thường. Có thể báo trước hai tình huống là “tiểu đột quỵ” và “đột quỵ”: Bỗng dưng có triệu trứng như mắt nhìn mờ, vận động chi trên hoặc dưới khó khăn, không nói được, méo miệng, nhưng rồi có thể tự phục hồi thì có thể xem là “tiểu đột quỵ”, còn “đột quỵ” là tín hiệu nguy hiểm báo trước nhồi máu não, dù là dạng nào thì cũng cần đi kiểm tra biến chứng động mạch gáy, động mạch đốt sống hoặc mạch máu não.
5. Tĩnh mạch nổi lên khúc khủy
Các tĩnh mạch tứ chi nổi lên, và thậm chí thấy ngứa, đen, lở loét…
6. Khối u đập nhịp
Nếu thấy có khối u lên và đập nhịp nhàng ở cổ, tay chân hoặc bụng, và tần số tương tự nhịp tim, cho thấy có thể có u nhọt ở động mạch, nếu không điều trị kịp thời có thể sẽ phá vỡ mạch máu, đe dọa tính mạng.
7. Đau ngực cấp tính lan ra sau
Đau ngực cấp tính lan ra cả sau lưng rất nguy hiểm, loại bệnh chứng này có thể khởi phát đột ngột, độ nguy hiểm cao, bệnh thường bành trướng nhanh chóng và chèn ép vào tim, làm bệnh nhân tử vong.
Làm thế nào tránh tắc nghẽn mạch máu?
Tắc nghẽn mạch máu thông thường là do lối sống không lành mạnh gây ra, mạch máu là kênh giao thông chuyển vận, khi bị tắc nghẽn nhất định liên quan đến vật chất vận chuyển, ví dụ như hàng ngày tiêu thụ quá độ cholesterol, chất béo, muối, có thể gây tắc nghẽn mạch máu. Đặc biệt là những người béo phì, “ba cao” (cao huyết áp, cao mỡ máu, cao đường trong máu) phải cảnh giác nhất.
Cách phòng ngừa
1. Một kiên trì
Kiên trì vận động, tuân thủ kế hoạch tập thể dục hơn 30 phút mỗi ngày, tùy theo sở thích có thể đi bộ, đi bộ nhanh, chạy bộ, bơi lội…
2. Hai giảm bớt:
(1) Cần giảm lượng muối tiêu thụ, lượng muối tiêu thụ hàng ngày không vượt quá 6g.
(2) Giảm lượng thực phẩm giàu chất béo, đặc biệt là các loại thực phẩm có mỡ, bơ, và gan động vật.
3. Ăn nhiều ba thứ:
Đó là kiều mạch, hoa hòe và lá dâu.
Kiều mạch đã được công nhận là sản phẩm giúp hạ “ba cao” (cao huyết áp, cao mỡ máu, cao đường trong máu), nó có chứa rutin, có khả năng làm giảm lipase huyết thanh, ức chế hình thành xơ vữa động mạch, giúp làm mềm thành mạch máu, tăng tính đàn hồi cho thành mạch máu, ngăn ngừa đột quỵ. Rutin trong hoa hòe có thể cải thiện độ đàn hồi của mạch máu, cải thiện lưu thông máu.
Lá dâu giàu γ-aminobutyric acid (gaba), có thể thúc đẩy hoạt hóa não, hạ huyết áp; flavonoids trong lá dâu có thể làm giảm chất béo trong huyết thanh và ức chế hình thành xơ vữa động mạch; lá dâu giúp hạ đường huyết, có thể ức chế vai trò của cao máu mỡ, giảm độ nhớt máu, ngăn ngừa đột qụy.
Dược lý của ba loại thực phẩm này có ứng dụng lâm sàng riêng biệt. Đối với tắc nghẽn mạch máu, nhồi máu cơ tim, huyết khối não, ba cao và chứng xơ vữa động mạch đều có thể xem là loại dinh dưỡng hỗ trợ điều trị rất tốt.
Thanh Xuân
Xem thêm:
Từ khóa đột quỵ Xơ vữa mạch máu Mạch máu