Barbara Nowacka, Bộ trưởng Giáo dục Ba Lan, đã yêu cầu trong bức thư gửi người đồng cấp ở Ukraine, rằng Ukraine phải chỉnh lại ngay lập tức đoạn trong sách giáo khoa lịch sử miêu tả về “thảm sát Volhynia”. Bà cũng bày tỏ quan ngại về nội dung các sách lịch sử và địa lý của Ukraine, và đề nghị phía Ukraine cần nghiêm túc khi rà soát lại toàn bộ nội dung với sự giám sát của đại diện từ hai nước. Thảm sát Volhynia (cũng gọi là “Thảm sát Volyn”) là chuỗi sự kiện lịch sử diễn ra từ năm 1943 đến 1945, trong đó nhóm quân UON-UPA gồm những người mà nay là người Ukraine, đã tàn sát dã man hơn 100.000 người Ba Lan, gồm cả trẻ nhỏ, tại vùng đất mà khi đó nằm trong kiểm soát của Phát xít Đức. Phía Ba Lan coi đây là hành động diệt chủng của nhóm người Ukraine đồng lõa với Phát xít, là tội ác chiến tranh. Tuy nhiên, sách giáo khoa của Ukraine lại miêu tả rằng, thảm họa là do kết quả của chiến tranh, khi hai bên đều có thương vong. Một phần trong giới chức Ukraine hiện nay không thừa nhận đó là thảm sát hay tội ác chiến tranh.

250719BarbaraNowacka
Barbara Nowacka, Bộ trưởng Giáo dục Ba Lan (nguồn ảnh: truyền thông Ba Lan)

Theo truyền thông Ba Lan, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Ba Lan đã gửi bức thư cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Khoa học Ukraine, thể hiện rằng “rất lấy làm tiếc”“thấy hết sức quan ngại về nội dung sách giáo khoa lịch sử của Ukraine.” Nội dung bức thư đó cũng được Bộ gửi cho Cơ quan Báo chí Ba Lan vào hôm Thứ Tư tuần này.

Đoạn nội dung trong sách giáo khoa gây tranh cãi

Bà Nowacka đã trích dẫn một đoạn tại trang 256 trong sách giáo khoa mang tựa đề “Lịch sử Ukraine” dành cho học sinh lớp 10, xuất bản năm 2023:

[UPA] hoạt động chủ yếu ở Volhynia và Galicia. Năm 1943, tổ chức này do Roman Shukhevych lãnh đạo. Trong vòng hai năm thành lập, 30.000–40.000 quân đã gia nhập hàng ngũ của UPA. Các nhà hoạt động của UPA coi những người cộng sản Ukraine, Đức Quốc xã và người Ba Lan là kẻ thù của họ.

Nguyên nhân khiến quan hệ Ba Lan-Ukraine xấu đi là các vụ thảm sát hàng loạt người Ukraine do Quân đội Nội địa gây ra. Đây là một đội quân Ba Lan hoạt động ngầm, với ban lãnh đạo muốn quay trở lại biên giới trước chiến tranh của Ba Lan. Nạn nhân của họ là cư dân của vùng Chełm, Podlasie, Galicia và Volhynia.

Cuộc chiến tranh Ba Lan-Ukraine đẫm máu, dẫn đến cái chết của không chỉ binh lính mà cả thường dân, kéo dài đến năm 1947.”

“Volhynia, Nothing is Right” — Thảm sát Volhynia từ góc nhìn của nạn nhân

Bản tin của Ba Lan có nhắc đến cuốn sách “Volhynia, Nothing is Right” (Volhynia, Không có gì là Đúng), tái bản vào đầu tháng 7 này, của Nhà soạn nhạc kiêm nhạc trưởng lừng danh Krzesimir Debski.

Đây là thể hiện cái nhìn của người Ba Lan về cuộc thảm sát này. Góc nhìn đó hoàn toàn khác với những gì mà Ukraine viết trong sách lịch sử.

Cha và mẹ của Debski đã “sống sót một cách kỳ diệu” khi quân UPA tấn công vào nhà thờ Kisielin vào “Ngày Chủ Nhật đẫm máu” 11/7/1943. Tuy nhiên, ông và bà của ông đã không may mắn như vậy, họ đã bị sát hại dã man.

250719KrzesimirDebski
Nhà soạn nhạc kiêm nhạc trưởng lừng danh của Ba Lan Krzesimir Debski cầm trong tay chiếc vĩ cầm. Ông là tác giả cuốn “Volhynia, Nothing is Right” nói về Thảm sát Volhynia, với góc nhìn của nạn nhân. Ông và bà của ông đã bị quân UON-UPA sát hại vào “Chủ Nhật đẫm máu” khi đi lễ nhà thờ Kisielin. Hôm đó, quân Ukraine đã phục kích và tấn công vào 100 ngôi làng, sát hại dân thường theo cách diệt chủng. (nguồn ảnh: truyền thông Ba Lan)

Truyền thông Ba Lan đăng trích đoạn cuốn sách này của Debski:

“Đó là ngày 11/7/1943, ngày ‘Chủ Nhật Đẫm máu’ ở Volhynia. Hôm đó, những người theo UON từ quân UPA Ukraine đã tấn công các nhà thờ và nhà dân ở các thị trấn và làng mạc Volhynia để giết hại những người Ba Lan đang tham dự thánh lễ.

Chúng cũng tấn công nhà thờ ở Kisielin, nơi bố mẹ tôi đã đến dự thánh lễ.

… UPA đã tấn công 99 ngôi làng. Chúng đột kích nhà dân, lôi các gia đình ra ngoài, bắt những người chạy trốn, và đốt những người đang ẩn náu.

Chúng bắn, đâm người bằng chĩa ba, đánh vào đầu bằng rìu, và cắt cổ bằng lưỡi hái. Chúng sát hại trẻ em, cha mẹ, phụ nữ mang thai, và người già. Chúng không tha cho bất kỳ ai.

Tổng cộng, chúng đã giết khoảng 90.000 người Ba Lan.

Đó là một chiến dịch loại bỏ có phương pháp trên diện rộng khỏi Volhynia. Một cuộc thanh trừng sắc tộc quy mô lớn, mà [nạn nhân] bao gồm người Séc, người Armenia, và người Ukraine nào có quan điểm khác với chúng.

Trước đó, UON-UPA đã hỗ trợ người Đức trong cuộc diệt chủng Holocaust.

Mục tiêu của tất cả tàn sát tàn bạo này là tạo ra một lãnh thổ đồng nhất về mặt sắc tộc, để Volhynia trở thành của Ukraine.”

Yêu cầu từ phía Ba Lan

Bà Bộ trưởng Giáo dục Ba Lan Nowacka cảm thấy làm tiếc khi chứng kiến nội dung của sách giáo khoa lịch sử đang lưu hành ở Ukraine lại có cái nhìn khác như vậy về Thảm sát Volhynia.

Phía Ba Lan lâu nay vẫn nhìn nhận rằng Thảm sát Volhynia là tội ác chiến tranh, xếp vào loại diệt chủng.

Trong khi đó, nội dung trong sách giáo khoa của Ukraine (và cũng là nhận thức của nhiều người trong giới chức Ukraine) thì đoạn lịch sử đó được xem như là chiến tranh sắc tộc, và nạn nhân là nạn nhân chiến tranh thông thường.

Bà Nowacka yêu cầu phía Ukraine “hành động ngay lập tức” bao gồm chỉnh sửa nội dung này, cũng như rà soát lại những sách giáo khoa của Ukraine.

Bà cho biết đại diện của hai nước sẽ giám sát việc hiệu chỉnh này, gồm các hiệu chỉnh về sách giáo khoa lịch sử và địa lý.

Ba Lan: Chỉ sự thật mới là nền tảng cho quan hệ hai nước

Về quan hệ giữa hai nước Ba Lan và Ukraine, đặc biệt là trong quãng thời gian chiến tranh Ukraine đang diễn ra hiện nay, thì Ba Lan chính là quốc gia ủng hộ chính quyền Kiev mạnh nhất, nếu tính theo tỷ lệ mà Ba Lan đầu tư cho chiến tranh Ukraine trên tổng GDP của Ba Lan. Tuy nhiên, bất đồng về cách nhìn nhận Thảm sát Volhynia vẫn luôn là bài toán chưa có lời giải.

Bài báo cũng nhắc lại một tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan, Wlodzimierz Kaczynski-Kamysz, tuyên bố nhân dịp Ba Lan tổ chức Lễ tưởng niệm Thảm sát Volhynia vào Thứ Sáu ngày 11/7 tuần trước.

Ông gọi Thảm sát Volhynia là một trong những tội ác kinh hoàng nhất trong lịch sử, không chỉ của thế kỷ 20, mà còn của mọi thời đại,

“Đây là sự kiện không bao giờ được phép quên lãng. Tôi không phải là người kích động bất hòa giữa Ba Lan và Ukraine. Tôi là muốn xây dựng tương lai dựa trên sự thật, điều cần được phơi bày, và trên sự tôn trọng quá khứ.

Không còn cách nào khác.

Vết thương này sẽ không lành cho đến khi được làm sạch. Không có vết thương nào, nếu không được làm sạch, mà có thể tự lành.”

Quốc hội Ba Lan đã định ra ngày 11/7 hàng năm là ngày tưởng niệm nạn nhân của Thảm sát Volhynia, và khẳng định quan điểm rằng Ba Lan nhìn nhận đó là tội ác chiến tranh, tội diệt chủng, và thủ phạm là UON-UPA.

Lịch sử đã trôi qua gần 1 thế kỷ rồi, và lẽ ra nó nên được cất đi vào quá khứ. Con người ta là không nên mang thù lâu như vậy. Chính ông bộ trưởng cũng nói rằng ông không phải là muốn kích động quan hệ.

Nhưng vấn đề là, những thủ lĩnh và thành viên của OUN-UPA cho đến nay vẫn được chính quyền Kiev tôn vinh như anh hùng dân tộc. Tên của họ được đặt tên cho các đường phố. Lời ca “Bandera là cha! Ukraine là mẹ!” được thấy hát ở trường học, ở quân đội, ở quốc hội Ukraine.

Phía Ba Lan đã nhiều lần yêu cầu chính quyền Kiev phải thay đổi thái độ. Bởi vì những người mà chính quyền Kiev tôn vinh đó, thì bị Ba Lan và cộng đồng quốc tế coi là tội phạm chiến tranh.

250715SofiiaFedynaUONUPA
Sofiia Fedyna, Đại biểu Quốc hội Ukraine, đăng bức ảnh bà cầm cờ đỏ đen của nhóm UON-UPA (nhóm mà Ba Lan coi là tội phạm chiến tranh trong thảm sát Volhynia). Trên lá cờ là chữ ký của Valery Zaluzhny. Bức ảnh đăng trên mạng xã hội vào ngày 8/7/2025 khi gửi thông điệp chúc mừng ngày sinh nhật của Zaluzhny. Hiện nay Zaluzhny là Đại sứ Ukraine tại Anh. Trên thực tế, ông thường được biết đến nhiều hơn bởi chức vị trước đó, Tổng tư lệnh Toàn quân Ukraine. Lá cờ này, theo thông báo của Fedyna, là được dùng gây quỹ chiến tranh, và có thể mua lập tức với giá 50.000 AUH (tiền Ukraine) (nguồn ảnh: thông điệp của bà Fedyna)

Như tin đã đưa, trong một cuộc phỏng vấn vào vài ngày trước đó, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đã bày tỏ rất nhiều bất mãn của mình về Ukraine.

Ngoài bất mãn chủ yếu là do ông cảm thấy ông không được tôn trọng một cách thích đáng, thì ông cũng nói về Thảm sát Volhynia này.

Thông tin ông Duda đưa ra rất đáng khiến người ta suy ngẫm: “Tôi tin rằng lần đó ông ta [Volodymyr Zelensky] đã nói thật khi chia sẻ với tôi: ‘Andrzej này, tôi là chưa từng bao giờ nghe nói đến đợt sát nhân đó, giết chóc người Ba Lan ở phía Tây Ukraine, ở Volhynia. Ở trường học, họ không có dạy chúng tôi về điều ấy’.”

Lưu ý rằng Zelensky là người Do Thái. Ông nội của ông ta là chiến binh trong Hồng quân Liên-Xô và có tham gia chiến đấu chống lại Phát xít. Người cha của ông nội cùng với 3 người anh em của ông nội đều là nạn nhân của Holocaust, nạn diệt chủng người Do Thái năm đó.

Thế mà hôm nay, chính quyền Zelensky lại tôn vinh OUN, những người quay lưng lại với Liên-Xô để đầu nhập vào Phát xít Đức.

Kszysztof Bosak, một người phát ngôn của ECC (Eurosceptic Confederation Coalition), đã nói rằng Ukraine vẫn đang tuyên truyền thông tin sai lệch về Thảm sát Volhynia.

“Phía Ukraine, họ gọi đó là chiến tranh Ba Lan – Ukraine, là thảm họa, là hậu quả của xung đột, [cho nên] trong đó không thể nói rõ ai là thủ phạm ai là nạn nhân,” ông nói với các phóng viên, và miêu tả đó là “tuyên truyền sai lệch về lịch sử.”

Ông cũng bày tỏ lo ngại rằng những cá nhân có quan điểm liên quan đến chủ nghĩa phát xít mới và chủ nghĩa dân tộc Ukraine đã được bổ nhiệm làm người đứng đầu Viện Ký ức Quốc gia Ukraine, điều mà theo quan điểm của ông là điềm xấu, vì họ là những người tôn vinh tội diệt chủng.

Không chỉ Ba Lan có khúc mắc với Ukraine về vấn đề UON-UPA

Sau khi Andry Melnyk, đại sứ của Ukraine tại Đức, bị cách chức sau vụ tai tiếng, do ông công khai bảo vệ quan điểm rằng Stepan Bandera là anh hùng dân tộc Ukraine, trong khi thế giới cho rằng Bandera là tội phạm chiến tranh khi nhóm UON của ông ta đã tham gia cùng Đức Quốc xã tiến hành thảm sát, thì truyền thông Đức có cuộc phỏng vấn như video dưới đây vào tháng 1/2023.

Video mang tên “NAZIS in Ukraine” (Phát xít ở Ukraine).

Video này được làm vào thời điểm Đức ủng hộ chính quyền Kiev, và nó rất đặc biệt!

Trên lời nói bề mặt thì rõ ràng các chuyên gia được phỏng vấn tuyên bố rằng nhóm của Bandera đúng là theo phát xít, và đúng là hiện nay có những người tại Ukraine vẫn ủng hộ Bandera, nhưng mà số người đó ít thôi, “lác đác một vài phần tử theo phát xít mới là không ảnh hưởng chế độ dân chủ”, không phản ánh bản chất xã hội Ukraine, và rằng tuyên bố phát xít mới đang tồn tại Ukraine chỉ là tuyên truyền của Putin, v.v.

Nhưng mà, các hình ảnh của chính video này chính là mang theo thông điệp ngược lại.

Nó có rất nhiều hình ảnh các sự kiện vinh danh Bandera cùng những người liên quan tới nhóm UON của ông ta, đồng thời, các sự kiện đó đều là các sự kiện tầm cỡ, và rõ ràng được giới cầm quyền tại Ukraine ủng hộ.

Một người dân bình thường sống ở Đức hay Ba Lan khi nhìn hình ảnh sự kiện này thì sẽ tự có được kết luận của riêng mình, rằng các sự kiện kỷ niệm như thế liệu có thể tồn tại ở Đức hay Ba Lan được không?

  • Ngày 1/1 đầu năm nay, như chúng tôi đã đưa tin hàng trăm người đã tổ chức rước đuốc kỷ niệm ngày sinh Stepan Bandera, diễu hành qua các phố với lá cờ đỏ đen của UPA và OUN, hô to các khẩu hiệu “Slava Ukraini”, rồi tới tổ chức lễ vinh danh tại quảng trường trung tâm Lviv:

Nhật Tân