Hoa Kỳ quan ngại việc ĐCSTQ lạm dụng Điều 300 Luật Hình sự bức hại Pháp Luân Công
- Bình Minh
- •
Ngày 26/6, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2023. Báo cáo tập trung vào việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lợi dụng Điều 300 của Bộ luật Hình sự để bức hại các học viên Pháp Luân Công. Ông Lại Kiến Bình, một cựu luật sư ở Bắc Kinh, nói với The Epoch Times rằng Điều 300 trong Luật Hình sự của ĐCSTQ vi phạm Hiến pháp, và là một trường hợp điển hình trong việc đổ tội cho công dân Trung Quốc với những cáo buộc bịa đặt.
Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, báo cáo của Viện Trung Quốc lưu ý rằng phụ nữ vẫn tiếp tục bị trừng phạt nghiêm khắc vì vi phạm Mục 300 của Bộ luật Hình sự.
Báo cáo viết, ví dụ một nữ học viên Pháp Luân Công giấu tên đã bị kết án 15 năm tù vào cuối năm 2022. Sau khi được thả vào năm 2036, bà còn bị tước quyền chính trị trong 4 năm.
Trong thời gian này, bà sẽ bị tước quyền bầu cử và quyền tự do ngôn luận, đồng thời phải chịu sự giám sát chặt chẽ của cảnh sát và hạn chế đi lại, cũng như bị coi là “đối tượng mục tiêu”.
Hiệp hội Trung Quốc tuyên bố rằng đây là trường hợp bị kết án dài nhất. Trong đó một học viên Pháp Luân Công đã bị kết tội theo Điều 300 (Bộ luật Hình sự).
Về báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Ông Lại Kiến Bình nói với The Epoch Times rằng việc ĐCSTQ sử dụng Điều 300 của Bộ luật Hình sự để kết án các học viên Pháp Luân Công “là một trường hợp điển hình nhằm buộc tội công dân Trung Quốc với những cáo buộc vô căn cứ. Vì bản thân Điều 300 Bộ luật Hình sự đã vi hiến.”
Ông nói, Điều 300 của Bộ luật Hình quy định tội lợi dụng giáo phái, tà giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật. ĐCSTQ không nên lạm dụng điều này để kết án các học viên Pháp Luân Công.
Ông giải thích: “Thứ nhất, Pháp Luân Công là một tín ngưỡng tôn giáo bình thường, không phải là một tà giáo. Thứ hai, Pháp Luân Công không cản trở việc thực thi pháp luật. ĐCSTQ không thể chứng minh Pháp Luân Công đã cản trở việc thực hiện thứ họ gọi là pháp luật đó”.
Ngày 10/5/2000, “Thông báo của Bộ Công an về một số vấn đề liên quan đến việc xác định và cấm các tổ chức tà giáo” của Trung Quốc đã làm rõ 14 tổ chức tà giáo.
Pháp Luân Công không nằm trong số 7 tổ chức tà giáo do Tổng Văn phòng Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ và Tổng Văn phòng Quốc vụ viện nhận định, cũng như 7 tổ chức tà giáo do Bộ Công an nhận định.
Ông Lại Kiến Bình nói: “Bản thân các điều kiện tiên quyết cho Điều 300 của Bộ luật Hình sự không tồn tại. Lý do tại sao Pháp Luân Công bị ĐCSTQ coi là ‘tà giáo’ và bị đàn áp, bức hại là vì môn này bị ĐCSTQ coi là một mối đe dọa tiềm tàng và một mối đe dọa chính trị tiềm ẩn.
Họ sợ rằng quan niệm “Chân, Thiện, Nhẫn” của Pháp Luân Công sẽ được người dân hưởng ứng, nên ĐCSTQ cố gắng vu khống, bản thân hành vi này là vi hiến.”
“Vì luật pháp của ĐCSTQ cũng quy định, công dân có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo. Một mặt là có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, mặt khác lại nói điều này làm ảnh hưởng đến việc thi hành luật, thì chẳng phải điều đó có nghĩa là Chính phủ ĐCSTQ có tiếng nói cuối cùng một cách đơn phương hay sao? Chẳng phải ĐCSTQ có thể tùy ý vu khống hay sao?
Điều 36 Hiến pháp ĐCSTQ quy định, công dân Trung Quốc có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo.”
Ông nói: “Vì vậy, bản thân Điều 300 của Bộ luật Hình sự đã là một luật xấu xa, về cơ bản là tước đoạt quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân. Bản thân luật này đã xấu xa và vi hiến.”
Ủy ban Điều hành-Quốc hội Hoa Kỳ về Trung Quốc (CECC) đã nhiều lần kêu gọi ĐCSTQ xóa bỏ Điều 300 của Bộ luật Hình sự trong báo cáo nhân quyền hàng năm của mình.
Pháp Luân Công là một công pháp tu luyện tính mệnh song tu của Phật gia, dựa trên nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn”, gồm 5 bài công pháp với động tác đẹp mắt, có tác dụng thần kỳ trong việc chữa bệnh và giữ gìn sức khỏe. Trước năm 1999, số lượng học viên Pháp Luân Công đã lên tới 70 đến 100 triệu người, vượt quá số lượng đảng viên ĐCSTQ. Ngày 20/7/1999. Vì ghen tị và sợ hãi, Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo ĐCSTQ, đã ra lệnh đàn áp tiêu diệt. Sau cuộc đàn áp, các trại giam, trại lao động và nhà tù các cấp của ĐCSTQ đã sử dụng hàng trăm phương thức tra tấn đối với các học viên Pháp Luân Công kiên định tu luyện, như đánh đập, sốc điện, đốt, làm bỏng bằng nước sôi, bàn là, đóng băng, nhà tù nước, “áo trói”, “ghế cọp”, “giường người chết”, rắn độc cắn, xâm hại tình dục… Trong số đó, các hình thức đánh đập dã man bao gồm đánh đập bằng chùy, khóa dây, thắt lưng và các dụng cụ tra tấn khác. Những thủ đoạn bức hại tâm thần gồm tiêm thuốc độc, trộn thuốc độc vào cơm, hạ độc nước… |
Bình Minh (t/h)
Từ khóa Pháp Luân Công Điều 300 ĐCSTQ