Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DOJ) trong tuần vừa qua đã thúc giục các nhà lập pháp cân nhắc đề xuất điều chỉnh luật liên bang vốn bảo vệ các công ty cung cấp dịch vụ Internet khỏi bị kiện vì bài viết của người dùng.

shutterstock 1825730168
Facebook, Twitter kiểm duyệt thông tin? (Ảnh: Ascannio/ Shutterstock)

Trợ lý Bộ trưởng Tư pháp Stephen E.Boyd đã gửi một lá thư cho các lãnh đạo Quốc hội hôm 27/10, lặp lại sự khẩn cấp thi hành cải cách đối với Điều 230 của Đạo luật về Chuẩn mực Truyền thông năm 1996, đồng thời trích dẫn việc các nền tảng mạng xã hội đã chặn một loạt bài báo gần đây của tờ New York Post liên quan đến bê bối của Hunter Biden và sự liên quan của cựu phó Tổng thống Joe Biden đến các giao dịch kinh doanh mờ ám.

“Các sự kiện trong những ngày gần đây khiến việc cải tổ càng trở nên cấp bách hơn,” ông Boyd viết. “Những nền tảng trực tuyến khổng lồ ngày nay có quyền lực to lớn đối với việc tiếp cận thông tin và bày tỏ quan điểm đối với người Mỹ. Vì thế, điều quan trọng là họ phải thành thật và minh bạch với người dùng về cách họ sử dụng sức mạnh đó. Và khi họ không làm thế, việc họ có thể phải chịu trách nhiệm là tất yếu.”

Điều 230 chủ yếu đưa ra các miễn trừ trách nhiệm pháp lý cho nền tảng trực tuyến đối với nội dung bài đăng của người dùng, dù họ có thể phải chịu trách nhiệm đối với nội dung vi phạm luật chống buôn người làm nô lệ tình dục hoặc luật sở hữu trí tuệ.

Luật cho phép các công ty chặn hoặc lọc nội dung nếu họ coi nó là “tục tĩu, khiêu dâm, dâm ô, thô tục, bạo lực, quấy rối hay phản cảm.” Tuy nhiên, các biện pháp này không được áp dụng nếu các mạng này hoạt động giống các nhà xuất bản hơn là các nền tảng trực tuyến (tức có thể gắn nhãn ‘kiểm chứng thông tin’ vào các bài đăng hoặc xoá bài đăng), Trợ lý Bộ trưởng Tư pháp William Barr nói trong một bài phát biểu hồi tháng Năm.

Chính quyền Tổng thống Trump đã lên tiếng về sự cần thiết thay đổi Điều 230 nhằm buộc các công ty cung cấp mạng phải quản lý và tiết chế nội dung trên nền tảng của mình một cách có trách nhiệm và công bằng. Họ buộc tội các nền tảng trực tuyến như Facebook và Twitter liên quan đến việc kiểm duyệt những quan điểm nhất định.

 

Ông Boyd đã trích dẫn một tuyên bố của Thẩm phán Tòa Tối cao Clarence Thomas, người đã chỉ trích các tòa cấp dưới về mở rộng vận dụng Điều 230 trao quyền miễn trừ hoàn toàn cho các nền tảng trực tuyến. Ông mô tả những quyết định đó là “nhấn mạnh những luận cứ phi văn bản” trong khi diễn giải chúng.

Ông Boyd cũng cho rằng những nền tảng trực tuyến đã thay đổi cách hoạt động từ năm 1996 và không còn chức năng như “những diễn đàn đơn thuần để đăng nội dung bên thứ ba.” Thay vào đó, họ “sử dụng thuật toán phức tạp để đề xuất và quảng bá nội dung và kết nối người dùng.” 

“Dù bằng cách sửa nội dung hiện có của Điều 230 hay bắt đầu từ vạch xuất phát, những đề xuất luật nên cân nhắc các thực tế này. Quốc hội cũng có thể cân nhắc rằng những thay đổi pháp lý đối với nội dung hiện tại rõ ràng là nên bãi bỏ các tiền lệ sai lầm đã hình thành quanh Điều 230 trong 25 năm qua,” ông viết.

Các nhà làm luật ở cả hai viện đã nhiều lần bày tỏ lo ngại về cách các công ty cung cấp mạng xử lý thông tin sai lệch và “nội dung thù hận”.

Kể từ đó, một số nhà lập pháp như TNS Marco Rubio và Josh Hawley đã đệ trình nhiều cách sửa đổi Điều 230 nhằm mục đích buộc các công ty mạng chịu trách nhiệm việc kiểm duyệt bài viết chính trị và che giấu nội dung do đối thủ cạnh tranh tạo ra.

Ngày 28/5, Tổng thống Donald Trump đã ký một sắc lệnh trao cho cơ quan liên bang quyền thực hiện biện pháp pháp lý để chống lại các công ty như Facebook và Twitter liên quan đến cách họ kiểm soát nội dung trên các nền tảng của mình.

Janita Kan (The Epoch Times)

Xem thêm: