Clyde Prestowitz: Lịch sử chứng minh bản chất của ĐCSTQ không thay đổi
- Clyde Prestowitz
- •
Gần đây, Epoch Times đã công bố một bài viết của ông Clyde Prestowitz – một chuyên gia châu Á và toàn cầu hóa, một nhà đàm phán thương mại cấp cao và cố vấn của nhiều thế hệ tổng thống Mỹ. Ông đã nhấn mạnh rằng lịch sử minh chứng bản chất toàn trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là không thể thay đổi.
Jean-Baptiste Alfons Carr, biên tập viên của tờ Le Figaro (Pháp) đã viết vào năm 1849, đại ý rằng: “Sự vật càng thay đổi, càng duy trì như cũ”.
Đây là vấn đề mà giới quan sát Trung Quốc ngày nay phải dè chừng khi nhìn vào hành động của ĐCSTQ. Nhà cầm quyền này hiện đang thể hiện hình ảnh của một “siêu cường” mới với thế giới, cố gắng thể hiện như là họ không có ý định thay đổi các quy tắc, tổ chức và mối quan hệ giữa các thực thể quyền lực khác nhau của thế giới mà chỉ tập trung thúc đẩy cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế trên toàn thế giới, nhưng thực tế không vậy.
Sau khi ĐCSTQ nắm chính quyền năm 1949, lãnh tụ Mao Trạch Đông của họ đã phát động các phong trào sản xuất xã hội cấp tiến trên khắp đất nước, tiêu biểu như “Đại nhảy vọt”, “Luyện gang thép vĩ đại”… Sau thất bại của các phong trào này, Mao đã ra lệnh cho đội ngũ lãnh đạo thực hiện các hoạt động sản xuất truyền thống hơn. Trong một khoảng thời gian, cuối cùng nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển. Thế nhưng Mao lại phát động phong trào “Cách mạng Văn hóa”.
- Bao nhiêu người chết đói trong thảm họa “Đại nhảy vọt”?
- Có bao nhiêu người chết trong “Cách mạng Văn hóa”?
Thảm họa này đã phá hủy hoàn toàn văn hóa truyền thống, giá trị đạo đức và tín ngưỡng của người Trung Quốc. Những người từ chối chấp nhận hệ tư tưởng này đã bị bắt bớ, tra tấn và giết hại. Sau khi Mao Trạch Đông qua đời vào năm 1976, Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền và đưa ra quan điểm nổi tiếng rằng “Không phân biệt mèo đen hay mèo trắng, bắt chuột phải là mèo tốt” và “Dò đá qua sông”.
Theo tư tưởng đó thúc đẩy, Đặng đã dẫn đầu một nhóm lãnh đạo để mở cửa nền kinh tế thị trường của Trung Quốc, thu hút đầu tư nước ngoài và thu hút các doanh nhân nước ngoài đến đặt nhà máy ở Trung Quốc. Những cách làm này đã gây ra nhiều tranh luận. Một số đảng viên cảnh báo rằng “mở cửa nền kinh tế sẽ thu hút ruồi nhặng xâm nhập”. Đặng Tiểu Bình thừa nhận có rủi ro như vậy, nhưng ông ta thuyết phục các thành viên của Đảng rằng họ có đủ “vỉ đập ruồi nhặng” để đối phó nếu có vấn đề gì xảy ra.
Sau quyết định mở cửa nền kinh tế Trung Quốc năm 1978, một lượng lớn đầu tư nước ngoài và công nghệ đổ vào thị trường Trung Quốc giúp kinh tế Trung Quốc phát triển với tốc độ chưa từng thấy trên thế giới.
Đến năm 1989, sự phát triển kinh tế của Trung Quốc gần như đến bước thần kỳ. Lúc này “ruồi nhặng” đã xuất hiện. Một nhóm thanh niên có tư tưởng tiến bộ ủng hộ phát triển kinh tế, đồng thời kêu gọi chính phủ cởi mở chính trị. Họ đã dựng lên một bản sao tượng Nữ thần Tự do ở Mỹ ngay trên Quảng trường Thiên An Môn và tuần hành để kêu gọi thực hiện tự do ngôn luận, dân chủ và pháp quyền tại Trung Quốc.
Đặng Tiểu Bình cho rằng “ruồi nhặng” mất kiểm soát thì phải đập cho chết, quyền lực toàn trị của ĐCSTQ sẽ không bao giờ chấp nhận bất kỳ thách thức nào, Trung Quốc phải đi theo “chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”. Ông ta ra lệnh cho các tướng lĩnh của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (trên thực tế quân đội Trung Quốc không phải là quân đội nhân dân, mà đó là một đội quân chỉ phục vụ cho ĐCSTQ) lái xe tăng vào Quảng trường Thiên An Môn và nghiền sống hàng ngàn “ruồi nhặng”: những nhân sĩ kêu gọi Trung Quốc thực hiện dân chủ.
Sau một thời gian ngắn đình trệ, ĐCSTQ lại tiếp tục cải cách và mở cửa. Điều này đã thuyết phục nhiều đội ngũ chính trị nước ngoài, các tổ chức thương mại và giới lãnh đạo học thuật tin rằng biến cố Thiên An Môn là một tai nạn đáng tiếc, và Trung Quốc đang trên con đường đi lên chủ nghĩa tư bản, sẽ phải mở cửa thị trường và cải thiện tự do chính trị. Francis Fukuyama, một nhà khoa học chính trị nổi tiếng tại Đại học Stanford, đã viết cuốn “The End of History and the Last Man” (Điểm chung cuộc của lịch sử – tạm dịch) nhấn mạnh Trung Quốc sẽ hiện thực hóa thị trường tư bản dân chủ và tự do. Thế giới tự do cũng có xu thế cho rằng Trung Quốc chắc chắn sẽ mở cửa kinh tế và chính trị, đây chỉ là vấn đề thời gian.
Đến khi ĐCSTQ thiết lập “tường lửa vĩ đại” (Great Firewall) để ngăn cách Internet của người dùng Trung Quốc với xã hội phương Tây, không cho người dân Trung Quốc xem thông tin tự do nước ngoài trên Internet; và vào năm 2013, ĐCSTQ ban hành văn kiện nội bộ số 9 đi ngược lại các giá trị phổ quát xã hội dân chủ và tự do ngôn luận phương Tây, mà vẫn có những người trong xã hội phương Tây tin rằng ĐCSTQ sẽ tiến tới dân chủ.
Ngày nay sau tất cả những vấn đề mà ĐCSTQ ngang nhiên thúc đẩy bất chấp nhân quyền, cam kết, quy tắc quốc tế đối với Hồng Kông, Tân Cương, Biển Đông, Đài Loan, Úc…, cuối cùng người dân thế giới cũng có thể thấy rõ. Dù chiêu trò của ĐCSTQ biến hóa thế nào thì vấn đề nhà cầm quyền này luôn duy trì là: bóp nghẹt tư tưởng tự do, đồng thời sử dụng dối trá và bạo lực để thực hiện nền chính trị toàn trị độc tài.
Clyde Prestowitz/ Epoch Times
Sơ lược về tác giả:
Clyde Prestowitz là một chuyên gia châu Á và toàn cầu hóa, một nhà đàm phán thương mại cấp cao và cố vấn của nhiều thế hệ tổng thống Mỹ. Năm 1982, ông dẫn đầu đoàn thương mại Mỹ đầu tiên đến thăm Trung Quốc. Ông từng là cố vấn cho Tổng thống Ronald Reagan, Tổng thống George Bush, Tổng thống Bill Clinton và Tổng thống Barack Obama. Trong thời gian làm cố vấn cho Bộ trưởng Thương mại của Chính quyền Reagan, ông Prestowitz cũng dẫn đầu các cuộc đàm phán với Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Cuốn sách gần đây nhất của ông được xuất bản vào tháng 1/2021: “Thế giới đảo lộn: Trung Quốc, Mỹ và cuộc đấu tranh cho sự lãnh đạo toàn cầu” (The World Turned Upside Down: China, America and the Struggle for Global Leadership).
Xem thêm:
Từ khóa Dòng sự kiện Bản chất ĐCSTQ Thảm sát Quảng trường Thiên An Môn Clyde Prestowitz Cách mạng Văn hóa Đại nhảy vọt