Cố vấn WHO: Có bằng chứng áp đảo cho thấy virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm
- Vương Quân
- •
Mới đây (ngày 4/4), Cố vấn của Ủy ban Cố vấn Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Jamie Metz chỉ ra rằng báo cáo do nhóm chuyên gia WHO đưa ra sau cuộc điều tra ở Vũ Hán là không đáng tin cậy, vì trong các giả thuyết thì giả thuyết có bằng chứng áp đảo nhất là thuyết Covid-19 rò rỉ từ Viện Virus Vũ Hán.
Như đã biết, ngay sau chuyến đi truy cứu tại Trung Quốc, ngày 31/3, WHO đã công bố một báo cáo điều tra về nguồn gốc của Covid-19, theo đó nội dung báo cáo cho rằng cực kỳ khó có khả năng virus có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm, còn thị trường thủy sản Hoa Nam Trung Quốc cũng không phải là nguồn gốc ban đầu nhất của Covid-19. Nội dung của báo cáo này gần như giống hệt phiên bản trước đó của giới chức Trung Quốc đã bị rò rỉ để lộ.
Giả thuyết có bằng chứng áp đảo nhất
Theo báo cáo của WHO, ban chuyên gia đã đánh giá rằng Covid-19 có thể lây truyền từ người này sang người khác theo 4 cách: đối với xác suất lây truyền qua vật chủ trung gian là từ “tương đối có khả năng” đến “rất có thể xảy ra”; đối với xác suất lây truyền trực tiếp từ động vật ban đầu chứa virus corona là từ “có thể xảy ra” đến “tương đối có thể”; “có thể” cũng là khả năng truyền nhiễm qua thực phẩm dây chuyền lạnh; nhưng “rất khó xảy ra” là lây truyền qua người từ phòng thí nghiệm.
Ngày 4/4, trong một cuộc phỏng vấn với Sky News của Úc, cố vấn của Ủy ban Cố vấn WHO Jamie Metzl đã nhận định báo cáo của WHO là không đáng tin cậy và không hợp lệ. Bởi vì báo cáo này không phải là kết luận thu được từ cuộc điều tra riêng của WHO, mà là do “ban cố vấn độc lập” phối hợp cùng “đối tác Trung Quốc” tiến hành.
Theo ông Jamie Metzl, một lượng lớn bằng chứng tình huống đã chứng minh rằng virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm, trong khi ngay từ ngày đầu tiên bùng phát dịch bệnh Covid-19 thì cơ quan chức năng Trung Quốc đã bắt đầu các hoạt động che đậy quy mô lớn, bao gồm cả việc tiêu hủy các mẫu thí nghiệm, giấu kho cơ sở dữ liệu và các hồ sơ khác, thậm chí còn giam cầm các phóng viên đưa tin. Nhưng nhóm điều tra của WHO chỉ theo khuynh hướng giả thuyết về sự lây truyền từ động vật sang người và từ thực phẩm đông lạnh, không muốn xác minh giả thuyết rằng virus đến từ phòng thí nghiệm.
Nhiều phản bác nghi vấn khác khác đã được đưa ra
Tại cuộc họp báo trực tuyến của WHO sau khi công bố báo cáo, chính Tổng thư ký Tedros Adhanom của WHO cũng phải lên tiếng rằng đánh giá do nhóm chuyên gia thực hiện là không đủ toàn diện, và vẫn cần thêm dữ liệu và nghiên cứu để đưa ra kết luận chắc chắn hơn. Ông cho hay dù nhóm chuyên gia xác định giả thuyết “virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm” là giả thuyết khó xảy ra nhất, nhưng vẫn cần điều tra thêm về vấn đề này, ông sẵn sàng cử một nhóm công tác khác và các chuyên gia tới đó để tìm hiểu thêm, sẽ cố gắng trong thời gian sớm nhất xúc tiến điều tra giai đoạn tiếp theo.
Sau ngày 30/3 khi WHO ban hành báo cáo về nguồn gốc Covid-19, báo cáo đã bị Mỹ và 14 nước khác nghi ngờ mạnh mẽ trong một tuyên bố chung, trong khi nhiều cơ quan truyền thông chính thống phương Tây cũng chất vấn rằng báo cáo của WHO cứ như thể đang minh oan cho Bắc Kinh.
Ngày 31/3, Tiến sĩ Diêm Lệ Mộng (Yan Limeng), một nhà virus học người Trung Quốc đã trốn sang Mỹ, công bố báo cáo thứ ba về virus của cô, qua đó chỉ trích báo cáo của WHO đã khiến cộng đồng quốc tế hiểu lầm, cô Diêm Lệ Mộng cũng phản bác nhiều cơ quan truyền thông cánh tả đã “đóng đinh” giả thuyết nguồn gốc Covid-19 từ phòng thí nghiệm là “thuyết âm mưu”.
Vương Quân, Vision Times
Xem thêm:
Từ khóa dịch bệnh WHO Dòng sự kiện virus corona COVID-19 Nguồn gốc virus báo cáo của WHO