David Kilgour là cựu quốc vụ khanh Canada phụ trách khu vực châu Á – Thái Bình Dương, một nhà hoạt động nhân quyền uy tín từng được đề cử giải Nobel Hòa bình. Suốt 27 năm làm việc trong chính phủ Canada, ông từng là Công tố viên, rồi Nghị sĩ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giao thông, Bộ trưởng Bộ Phát triển Quốc tế, Cố vấn chính phủ,… Ông là một trong những nghị sĩ phụng sự lâu đời nhất trong Quốc hội Canada.

thu hoạch tạng David Kilgour

Dưới đây là bài viết “70th Anniversary of Communism – China’s Bloody Only Worsens” (Tạm dịch: “70 năm ĐCSTQ – Hồ sơ máu chỉ ngày càng tệ hơn”) được ông đăng tải vào ngày 1/10, là lúc ĐCSTQ đang kỷ niệm 70 năm thống trị Trung Quốc. Bản gốc xem tại đây.

*

Trong khi Đảng Cộng sản Trung Quốc đang kỷ niệm 70 năm thống trị vào ngày 1/10, thì một khảo sát từ tổ chức nghiên cứu Nanos của khu vực Bắc Mỹ đã cho thấy cứ 10 người Canada thì có 9 người có ấn tượng “xấu” hoặc “khá xấu” về chính quyền Trung Quốc.

Điều này tất nhiên là hệ quả của chính sách “ngoại giao con tin” của Chủ tịch Tập Cận Bình – tùy tiện bắt giữ công dân Canada Michael Kovrig và Michael Spavor khiến họ phải chịu đựng điều kiện tù giam khắc nghiệt trong nhiều tháng. Nó cũng là hệ quả của việc dừng nhập khẩu dầu Canola, đậu nành, và thịt lợn của Canada. Những hành động này là để trả đũa việc Canada bắt giữ Giám đốc Tài chính của Huawei là Mạnh Vãn Châu theo yêu cầu từ Bộ Tư pháp Mỹ.

Cơ quan Tình báo An ninh Canada (CSIS) kết luận vào năm ngoái rằng: “Dưới sự lãnh đạo của Tập, nhà nước Đảng trị đang đạo diễn những cuộc tấn công dữ dội vào các giá trị và sự dân chủ của phương Tây.”

Ví dụ, chính quyền Trung Quốc đồng ý hiệp ước về Hồng Kông trong Hiệp ước Trung-Anh 1984. Họ đã hứa sẽ cho Hồng Kông “được quyền tự trị cao”, và tuyên bố rằng dân chủ, thượng tôn luật pháp, và các nhân quyền cơ bản sẽ được duy trì dưới mô hình “Một quốc gia, hai chế độ” trong 50 năm.

Bắc Kinh đã vi phạm hứa hẹn này một cách có hệ thống kể từ khi Hồng Kông được trao trả vào năm 1997. Chính sách của chính quyền Hồng Kông cũng đang làm hại thành phố, bao gồm cả việc khiến nguồn đầu tư nước ngoài khổng lồ đổ vào Trung Quốc thông qua Hồng Kông, bởi hệ thống luật pháp câm lặng của thành phố này. Những cuộc biểu tình lớn đang diễn ra tại Hồng Kông cho thế giới thấy rằng người Trung Quốc không muốn sống trong một chế độ độc tài.

Bình luận của nghệ sĩ, nhà bất đồng chính kiến Ải Vị Vị vào năm 2013 đến nay vẫn còn đúng: “Đảng Cộng sản Trung Quốc về mặt đạo đức cũng như tư tưởng là quá yếu đuối, nó không thể chịu được bị đưa ra công luận. Trong tương lai, chính quyền Cộng sản này cuối cùng… sẽ hiểu ra rằng nó chỉ có thể tiếp tục cầm quyền nếu tuân theo hiến pháp và thượng tôn pháp luật…”

Clive Ansley, một người Canada làm việc trong lĩnh vực luật pháp tại Thượng Hải trong 14 năm đã nói, “Trung Quốc không hề có một hệ thống pháp luật đúng nghĩa. Nó hoàn toàn là một hệ thống mơ hồ… được đưa ra vào năm 1979 với những nguyên nhân không hề liên quan tới… ước muốn thượng tôn pháp luật… Trung Quốc chỉ là một nhà nước công an tàn bạo…”

Nhà nước Đảng trị này đã tiến hành những vụ lạm dụng người dân tệ hại:

  • Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cho biết, ô nhiễm tại Trung Quốc đang gây ra 750.000 cái chết mỗi năm, những cái chết đáng lẽ có thể ngăn chặn được. Khí thải từ việc đốt than trên khắp đất nước gây ra sự tàn phá tự nhiên nghiêm trọng vượt qua cả biên giới Trung Quốc. Gần nửa tỷ người Trung Quốc không có nguồn nước sạch.
  • Bloomberg cho biết, giới thượng tầng trong Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tích lũy số tài sản khủng khiếp không thể tưởng tượng, và năm 2012, chỉ riêng gia đình Tập Cận Bình đã “trị giá” cả vài trăm triệu USD.
  • Hơn hai thập kỷ qua, chế độ vẫn tiếp tục chỉ đạo một mạng lưới thu hoạch tạng từ tù nhân lương tâm kể từ năm 2001, chủ yếu là từ Pháp Luân Công, nhưng cũng có người Tây Tạng, tín đồ Kitô và người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ. Một số nhà nghiên cứu ước lượng, 2 triệu người Duy Ngô Nhĩ bị đưa vào các trại tập trung, toàn bộ những người này đã bị lấy máu, nhằm lưu thông tin cho việc thu hoạch tạng.

Năm 2006, David Matas và tôi đã tình nguyện điều tra về những cáo buộc cướp tạng. Chúng tôi kết luận rằng, chắc chắn không thể nghi ngờ là 41.500 ca cấy ghép được thực hiện từ 2000 tới 2005 tại Trung Quốc đến chủ yếu từ những tù nhân lương tâm tập Pháp Luân Công.

Bản cập nhật vào năm 2016 của chúng tôi đã xem xét các chương trình cấy ghép tạng từ hàng trăm bệnh viện trên khắp Trung Quốc. Chúng tôi cẩn trọng kết luận rằng ít nhất 60.000 ca cấy ghép đã được thực hiện hàng năm tính cho đến giữa 2016, chứ không phải con số 10.000 tới 14.000 mà chính quyền Trung Quốc công bố.

Tháng 6/2019, một tòa án quốc tế được chủ trì bởi ngài Geoffrey Nice, người từng truy tố cựu tổng thống Nam Tư tại Tòa án Hình sự Quốc tế, đã đồng thuận kết luận rằng: “chắc chắn Pháp Luân Công… là nguồn nội tạng chính… cho việc thu hoạch tạng… và rất nhiều người đã chết một cái chết thầm lặng, không vì bất kỳ tội lỗi gì…”

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) gần đây đã khuyên các chính phủ trên thế giới sử dụng luật Magnitsky quốc tế và các hình thức cấm vận đối với các quan chức dính líu tới việc thu hoạch tạng. Canada đã sử dụng luật Magnitsky đối với những kẻ vi phạm nhân quyền và tham nhũng nghiêm trọng tại Nga, Venezuela và các nước khác – nhưng chẳng làm gì với Trung Quốc cả.

Nếu Canada và các quốc gia khác thật sự để tâm hơn vào các giá trị phương Tây, thì việc thương mại hóa tội ác thu hoạch tạng đã có thể được chặn đứng từ sớm.

Minh Nhật biên dịch

Xem thêm cùng tác giả David Kilgour: