‘Elite’ Mỹ kêu gọi chống lại cuộc đàn áp Pháp Luân Công
- Bình Minh
- •
Ông Frederick Newcomb, Chủ tịch danh dự của Tổ chức Trách nhiệm Con người Thế giới trực thuộc Liên Hợp Quốc đã tham dự cuộc mít tinh kỷ niệm 25 năm cuộc thỉnh nguyện ôn hòa “ngày 25/4/1999” của học viên Pháp Luân Công tại vùng đô thị New York. Ông kêu gọi chống lại cuộc đàn áp Pháp Luân Công đã và đang tiếp diễn suốt 25 năm qua.
Ngày 21/4/2024, học viên Pháp Luân Công và người dân thuộc mọi tầng lớp xã hội ở vùng đô thị New York đã tổ chức một cuộc tuần hành và mít tinh lớn ở Flushing, New York, để kỷ niệm 25 năm cuộc thỉnh nguyện ôn hòa “ngày 25/4/1999” của học viên Pháp Luân Công.
Ông Frederick Newcomb, thành viên của Celeb-International, kiêm Chủ tịch danh dự của Tổ chức Trách nhiệm Con người Thế giới trực thuộc Liên Hợp Quốc, cố vấn tài chính và chủ ngân hàng cấp cao của Đảng Cộng hòa, cùng vợ ông là bà Cecelia Crowley đã tham dự cuộc mít tinh.
Họ ca ngợi các học viên Pháp Luân Công vì tinh thần dũng cảm chống lại ĐCSTQ và bảo vệ tự do. Ông Newcomb cho rằng sự phản kháng này rất quan trọng trong cuộc chiến giữa thiện và ác. Đây là quyền bất khả xâm phạm.
Sau đây bản dịch bài phát biểu của ông tại cuộc mít tinh.
“Xin chào, tên tôi là Fred Newcomb. Cảm ơn các bạn đã mời Cecilia Bernstein và tôi đến thăm các bạn một lần nữa, đặc biệt là nhân Lễ kỷ niệm 25 năm ngày Pháp Luân Công.
Chúng ta cũng có những gia đình di cư đến đây từ các quốc gia khác. Tổ tiên của chúng ta đều đã sống và hy sinh vì Tự do của chúng ta. Cho dù là Trung Quốc, Hoa Kỳ hay các quốc gia trên thế giới, việc ăn mừng chống lại chế độ chuyên chế và áp bức luôn có cơ sở và xứng đáng.
Dù là nạn nhân của sự áp bức hay những người bảo vệ họ, sự phản kháng tự nhiên luôn đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến giữa thiện và ác.
Lịch sử vĩ đại của Trung Quốc, với tư cách là một trong những quốc gia sáng lập và xây dựng lớn trên thế giới, vẫn đứng vững với chúng ta ngày nay. Tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, tất cả công dân của chúng ta tụ tập từ khắp nơi, đều biết sự cần thiết của việc phải đứng lên vì Tự Do.
Chúng ta biết rằng tự do là một quyền bất khả xâm phạm.
Với tư cách là những người được hưởng tự do, chúng ta có trách nhiệm thông báo cho những người chưa biết hay đã quên mất tự do.
Chúng ta sẽ biến nó thành biểu tượng của thời đại mình và chia sẻ nó với tất cả mọi người ở mọi thời đại.
Hãy tôn vinh Tự do hôm nay và mãi mãi!”
Bản dịch phỏng vấn:
Phóng viên: Ông Newcomb, xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của ông. Ông có thể nói về lý do tại sao ông lại tham gia sự kiện ngày hôm nay và ý nghĩa của nó là gì?
Ông Newcomb: Bạn biết đấy, nước Mỹ được thành lập để chống lại sự áp bức. Từ tổ tiên của chúng ta, quay trở lại những năm 1600, họ đã đến đây và làm nên một cuộc cách mạng.
Chúng ta chiến đấu chống lại sự áp bức, cử binh lính, đàn ông, phụ nữ của chúng ta đến chiến đấu và chết vì điều này. Vì thế chúng ta có lý do phải chống lại sự áp bức. Ngoài ra, bạn biết đấy, chính phủ của chúng ta không phải là cộng sản, chúng ta có một chính phủ khác, không phải là cộng sản.
Phóng viên: Ông nghĩ gì về lời kêu gọi ôn hòa của các học viên Pháp Luân Công Trung Quốc, nhằm chấm dứt cuộc bức hại diễn ra ở Trung Quốc vào ngày 25/4/1999?
Ông Newcomb: Bạn nói họ xuất hiện một cách hòa bình, họ không bị bức hại sao?
Phóng viên: Để chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công.
Ông Newcomb: Đúng, nhưng chẳng phải các học viên Pháp Luân Công đang bị bức hại và giết hại sao?
Phóng viên: Vâng.
Ông Newcomb: Hitler cũng làm điều tương tự, và chúng tôi không đồng ý với điều đó.
Phóng viên: Ông nghĩ gì về nỗ lực tìm kiếm tự do của người dân Trung Quốc? Bởi vì họ muốn có nhiều tự do hơn.
Ông Newcomb: Chẳng phải họ đang làm điều mà chúng ta vẫn luôn làm ở Mỹ, là theo đuổi tự do sao? Đó không phải là lý do chúng ta ở đây sao? Có gì sai khi theo đuổi tự do? Họ đang làm những gì mà mọi người trên khắp thế giới đang làm, đấu tranh cho tự do mỗi ngày, đấu tranh chống lại sự áp bức mỗi ngày.
Phóng viên: Ông có điều gì muốn nói với những người dân Trung Quốc đang bị ĐCSTQ bức hại, đặc biệt là các học viên Pháp Luân Công Trung Quốc không?
Ông Newcomb: Tôi đoán tất cả những gì tôi muốn nói là tiếp tục kháng cự. Bạn có lý do riêng để làm điều này vì những trải nghiệm của bạn ở đất nước mình. Mọi người Mỹ tin vào tự do cũng vậy. Bạn đã đến đúng nơi.
Phóng viên: Hơn 400 triệu người Trung Quốc đã tuyên bố thoái ĐCSTQ (và các tổ chức liên đới của họ). Hơn 4 triệu bạn bè quốc tế đã ký đơn thỉnh nguyện kết thúc chế độ ĐCSTQ. Ý kiến của ông thế nào?
Ông Newcomb: Tôi nghĩ đó là một ý tưởng hay. Tôi nghĩ có lẽ những hoạt động này cần phải trở nên tập trung, có tổ chức hơn và ổn định về mặt tài chính.
Tôi nghĩ họ nên thành lập một quỹ cho chính mình, để hỗ trợ những gì họ làm. Bởi nếu họ có thể tham gia vào hệ thống kinh doanh của đất nước này, và hỗ trợ mình bằng hoạt động từ thiện như thế này, thậm chí họ có thể khiến thông điệp của mình được lan truyền rộng rãi hơn, và mang tính cá nhân hơn trên khắp thế giới.
Phóng viên: Ông nghĩ cộng đồng quốc tế có thể làm gì để hỗ trợ và chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc?
Ông Newcomb: Khi nói về những gì cộng đồng quốc tế có thể làm, tôi nghĩ câu hỏi đặt ra là có bao nhiêu người trong cộng đồng quốc tế quan tâm đến hàng hóa Trung Quốc. Vì vậy, tôi nghĩ nếu bạn muốn nhận được nhiều sự hỗ trợ hơn từ cộng đồng quốc tế, bạn phải đưa chính nghĩa của mình đến với cộng đồng quốc tế, cho họ thấy và chia sẻ nó với họ, giống như bạn đang làm ở đây.
Phóng viên: Cảm ơn ông Newcomb.
Ông Newcomb: Không có gì, cảm ơn các bạn, các bạn đang làm rất tốt.
Ông Newcomb cũng là thành viên của Celeb-International (Người nổi tiếng quốc tế). Đây là một tổ chức phi lợi nhuận trao đổi văn hóa xuyên quốc gia nằm trong Tòa nhà Rockefeller, nhằm tập hợp những người nổi tiếng toàn cầu, lên tiếng cho công lý. Tổ chức này do ông Trần Thụy (Chen Rui) thành lập và điều hành bằng nguồn vốn riêng của mình.
Pháp Luân Công, còn được gọi là “Pháp Luân Đại Pháp”, là một môn tu luyện Phật gia Thượng thừa, tu luyện tâm tính dựa trên nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn”, với 5 bài công pháp có tác dụng đáng kinh ngạc trong việc chữa bệnh và rèn luyện sức khỏe. Môn này đã được truyền ra ở Trung Quốc vào năm 1992 và được người dân đón nhận rộng rãi. Theo thống kê nội bộ của Bộ Công an ĐCSTQ, trước năm 1999, số lượng học viên Pháp Luân Công đã lên tới 70 triệu – 100 triệu người. Tháng 7/1999, Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ, đã ra lệnh đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công với quy mô chưa từng có, được Công an, Viện kiểm sát và các Sở Tư pháp phối hợp triển khai, và đã vượt xa phạm vi pháp luật. Vô số học viên Pháp Luân Công đã bị bỏ tù, tra tấn đến mức tàn phế hoặc tử vong, và thậm chí họ còn bị mổ sống cướp nội tạng. Đến nay, Pháp Luân Công đã có mặt tại hơn 100 quốc gia và giành được hơn 3.000 giải thưởng quốc tế. |
Bình Minh (t/h)
Từ khóa Pháp Luân Công