Kẻ đứng sau công viên lừa đảo KK tại Myanmar liên quan mật thiết với ông Tập?
- Thái Tư Vân
- •
Công viên KK khét tiếng của Myanmar gần đây đã bị vạch trần liên quan mật thiết với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), và cũng là đặc khu kinh tế quan trọng trong kế hoạch hợp tác đầu tư “Vành đai và Con đường” giữa Trung Quốc và Myanmar. Được biết ông chủ đứng sau công viên lừa đảo này tên là Cảnh Chí Viễn (Geng Zhiyuan), là người được lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình ủy quyền phụ trách công tác mặt trận thống nhất tại Myanmar.
Gần đây, nam diễn viên Vương Tinh (Wang Xing) của Trung Quốc bị lừa đến Thái Lan để quay phim, sau đó bị bắt cóc đến Công viên KK của Myanmar, khiến căn cứ lừa đảo này một lần nữa thu hút quốc tế chú ý.
- Bóng dáng của ĐCSTQ đằng sau tổ chức lừa đảo ở Myanmar
- Cư dân mạng kêu gọi diễn viên Ngô Kinh đến Myanmar cứu người Trung Quốc bị lừa
- Diễn viên Trung Quốc được giải cứu khỏi công viên lừa đảo ở Myanmar
Ngày 10/1, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đã phát sóng “Chương trình đặc biệt Lễ hội Cảnh sát tận tâm 2025”, theo đó nhấn mạnh hành động trấn áp lừa đảo qua internet liên quan đến Trung Quốc “đã đạt được kết quả quan trọng”, đến cuối năm 2024 đã bắt được hơn 53.000 tội phạm quốc tịch Trung Quốc, triệt tiêu hoàn toàn bọn lừa đảo có tổ chức quy mô lớn ở khu vực phía bắc Myanmar tiếp giáp với Trung Quốc cùng 4 gia tộc liên quan.
Ngày 12/1, Cục An ninh Hồng Kông thông báo cử nhân viên đến Thái Lan để theo dõi những người Hồng Kông bị mắc kẹt trong Công viên KK. Ngày 13/1, tờ Ta Kung Hồng Kông – một tờ báo có quan hệ chặt chẽ với Văn phòng Liên lạc của ĐCSTQ tại Hồng Kông – đã công bố một loạt tin báo về Công viên KK, ngoài việc nhấn mạnh rằng ĐCSTQ và Chính phủ Hồng Kông gần đây đã giải cứu nhiều nạn nhân, còn cáo buộc người Đài Loan là lực lượng chính trong việc thao túng lừa đảo qua internet ở đây.
Công viên KK là dự án giữa Trung Quốc và Myanmar
Tuy nhiên thực tế, từ một số tài liệu chính thức có thể biết thế lực đứng sau Công viên KK của Myanmar có liên quan đến Chính phủ Trung Quốc, đó là trong kế hoạch hợp tác đầu tư “Vành đai và Con đường” giữa Trung Quốc-Myanmar.
Trên nền tảng X có cư dân mạng tiết lộ, ông chủ lớn phía sau tập đoàn lừa đảo qua internet tại Myanmar tên là Cảnh Chí Viễn, là con trai của cố Phó Thủ tướng Trung Quốc và Bộ trưởng Quốc phòng Cảnh Tiêu (Geng Biao).
Vào năm 2015, một bài viết trên trang mạng Pincong đã tiết lộ rằng toàn bộ mạng lưới viễn thông, thẻ ngân hàng, SIM điện thoại, bưu chính và việc xây dựng khu vực lừa đảo tại Myanmar đều do chính quyền Trung Quốc cung cấp. Đây được coi là một phần trong kế hoạch “Vành đai và Con đường” của ông Tập Cận Bình.
Năm 1979, ông Tập Cận Bình trở thành thư ký cho Cảnh Tiêu, Bộ trưởng Quốc phòng lúc bấy giờ, và có mối quan hệ tốt với con trai của ông này là Cảnh Chí Viễn.
Đến năm 2015, khi đã nắm quyền lãnh đạo tối cao của ĐCSTQ, ông Tập Cận Bình đã chỉ định Cảnh Chí Viễn thay thế Hứa Gia Lộ (Xu Jialu) làm Chủ tịch Hội Hữu nghị Trung Quốc – Myanmar. Ông ta được giao nhiệm vụ đặc biệt phụ trách công tác thống nhất mặt trận tại Myanmar, với 3 nhiệm vụ trọng tâm: Liên kết với các lực lượng phiến quân chống chính phủ Myanmar; Mua chuộc các tổ chức xã hội đen địa phương; Dụ dỗ các quan chức ở mọi cấp của chính quyền chống dân chủ Myanmar.
Theo tin đồn, Cảnh Chí Viễn chính là kẻ thao túng xử lý nhà đấu tranh dân chủ Aung San Suu Kyi của Myanmar.
Bài viết nhấn mạnh rằng mục tiêu chính trong công tác mặt trận thống nhất của ĐCSTQ tại Myanmar là ngăn chặn quốc gia này trở thành một nước dân chủ, bởi sự hỗn loạn tại Myanmar có lợi cho sự cai trị của ĐCSTQ.
缅甸电信诈骗集团的后台老板名叫耿志远,前副总理耿飚之子,习近平曾担任耿飚秘书,耿志远的后台老板就是习近平。耿志远也是缅甸动乱之源。… pic.twitter.com/5K58hqxZWW
— 德潤傳媒 (@DXDWX999) January 12, 2025
Tháng 9/2017, trang tin tức “CRI Online” của CCTV Trung Quốc đưa tin, Hiệp hội Hoa kiều Trung Quốc ở nước ngoài (nhóm người Hoa thân ĐCSTQ) đã lưu ý rằng họ sẽ khởi động dự án đầu tư “Đặc khu kinh tế Thung lũng nước châu Á-Thái Bình Dương của Myanmar” (Myanmar Asia-Pacific Water Valley Economic Zone), chi 15 tỷ đô la Mỹ để xây dựng kế hoạch “Thành phố mới công nghiệp thông minh quốc tế châu Á-Thái Bình Dương của Myanmar” (gọi tắt là Thành phố mới châu Á-Thái Bình Dương), được coi là dự án kiểu mẫu giữa Trung Quốc và Myanmar trong khuôn khổ sáng kiến “Vành đai và Con đường”.
“Thành phố mới châu Á Thái Bình Dương” được mệnh danh là “thành phố thông minh” tích hợp thương mại, công nghệ, giải trí, du lịch, văn hóa, nông nghiệp, do Tập đoàn châu Á – Thái Bình Dương tổ chức và được Chính phủ Myanmar hỗ trợ. Dự án nằm ở Miaowadi là vùng tiếp giáp Thái Lan-Myanmar, cũng chính là vị trí của Công viên KK ngày nay, nhưng các tin liên quan hiện đã bị xóa bỏ (bản lưu trữ trên Web Archive có thể xem lại tại đây).
Theo thông tin chính thức của Tập đoàn châu Á – Thái Bình Dương, vào thời điểm đó dự án trên được coi là một trong những dự án “kiểu mẫu” của “Hành lang kinh tế Trung Quốc – Myanmar”, dự án là thống nhất giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Cố vấn Nhà nước Myanmar lúc bấy giờ là bà Aung San Suu Kyi. Nhiều doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc như Tập đoàn luyện kim Trung Quốc (China Metallurgical Group Corporation), Tập đoàn công nghiệp nặng Phương Bắc Trung Quốc… đều tham gia xây dựng Công viên KK.
Tháng 11/2018, Ủy ban Cải cách và Phát triển của ĐCSTQ từng thông báo, Phó Chủ tịch Ninh Cát Triết (Ning Jizhe) đã đến Myanmar để gặp các quan chức cấp cao của Myanmar như bà Aung San Suu Kyi, theo dõi việc xây dựng hành lang, thực hiện hợp tác trong các dự án quan trọng như thành phố công nghiệp mới ở Yangon. Trước đó tờ báo mạng Toutiao của Trung Quốc đưa tin, việc ông Ninh Cát Triết và Đại sứ quán Trung Quốc tại Myanmar công khai thúc đẩy xây dựng Công viên KK lần lượt vào năm 2019 và 2020.
Công viên KK trở thành thiên đường lừa đảo
Đài RFA đưa tin, Công viên KK theo thời gian đã trở thành điểm nóng của các tội phạm như cờ bạc bất hợp pháp, lừa đảo, buôn người. Các bộ phận của Trung Quốc như Đại sứ quán Trung Quốc tại Myanmar ngay lập tức tuyên bố rằng Công viên KK không liên quan gì đến sáng kiến “Vành đai và Con đường”, đồng thời chỉ trích ông Xà Trí Giang (She Zhijiang, một tỷ phú được truyền thông nhà nước Trung Quốc cho là ông trùm của các tổ chức lừa đảo ở Đông Nam Á, đã bị bắt tại Thái Lan) dối trá rằng đó là dự án trọng điểm của “Vành đai và Con đường”, cũng công khai rộng rãi việc truy nã ông ta và nhấn mạnh “thành tích” của họ trong việc chống lại các hoạt động tội phạm tại công viên liên quan ở Myanmar.
Mặc dù Chính phủ Trung Quốc đã cố gắng hết sức để bác bỏ vấn đề Công viên KK có liên quan với họ, nhưng một thực tế không thể chối cãi là công viên này đã trở thành thiên đường tội phạm người Trung Quốc. Theo những công bố chính thức của Trung Quốc, Myanmar và Thái Lan, trong số hàng chục ngàn tội phạm và chủ mưu bị bắt trong khu vực này đến từ Trung Quốc, đặc biệt có ảnh hưởng lớn ở địa phương này là các băng đảng xã hội đen Phúc Kiến. Trong vụ bắt cóc diễn viên Vương Tinh gần đây, ông chủ hậu trường của công ty liên quan bị cảnh sát Thái Lan tiêu diệt thành công là người Quảng Đông.
Theo truyền thông tại Đại Lục, hiện nay ước tính có ít nhất 1000 công viên ở miền bắc Myanmar chứa hơn 100.000 kẻ hoạt động lừa đảo qua internet hoạt động mỗi ngày.
Thành phố Miaowadi là hang ổ của các tổ chức lừa đảo, ngoài Công viên KK ở thành phố này còn có nhiều công viên chứa vô kể công ty lừa đảo qua internet như Công viên Kim cương, Công viên Phú Lực, Công viên Voi, Công viên Phượng Hoàng….
Hoạt động của bọn lừa đảo tại Miaowadi chủ yếu là các hoạt động cờ bạc trực tuyến và lừa đảo qua internet nhắm vào các nước như Philippines và Campuchia. Miaowadi cũng được xem là điểm cuối của toàn bộ chuỗi tội phạm buôn người ở Đông Nam Á.
Mạng lưới internet và điện được sử dụng trong khu vực này đều do các công ty và công ty điện lực Trung Quốc xây dựng. Công ty con Unicom International (Hồng Kông) của China Unicom là nhà cung cấp chính tại Miaowadi; Công viên KK được phát triển và xây dựng bởi Tập đoàn Công nghiệp nặng Phương Bắc Trung Quốc; Công ty Lưới điện Phương Nam Trung Quốc xây dựng nhà máy thủy điện ở Myanmar, cung cấp điện 24/24.
Từ khóa Khu công nghiệp KK KK Park Myanmar việc nhẹ lương cao