Ngày 30/7 tại Phủ Tổng thống Philippines ở Manila, Tổng thống Marcos Jr. đã gặp các quan chức Mỹ gồm Ngoại trưởng Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Austin. Chuyến công du của họ tới Manila đồng thời Hội đàm 2+2 với những người đồng cấp Philippines. Phía Mỹ đã thông báo về khoản tài trợ quân sự 500 triệu USD cùng tiến trình đàm phán chia sẻ thông tin quân sự giữa 2 nước có thể được ký kết vào cuối năm nay, cho phép Mỹ cung cấp cho Philippines thông tin tình báo và vũ khí quan trọng hơn.

Marcos Blink Austin
Ngày 30/7, Tổng thống Philippines Marcos đã gặp Ngoại trưởng Mỹ Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin đang thăm viếng tại Manila. (Ảnh chụp màn hình video)

Vừa kết thúc chuyến thăm Tokyo – Nhật Bản, các quan chức cấp cao Mỹ là Blinken và Austin đã tới Manila để hội đàm 2+2 với Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Philippines.

Tổng thống Philippines Marcos Jr. nói với Ngoại trưởng và Bộ trưởng quốc phòng Mỹ vào thứ Ba: “Tôi luôn rất vui vì đường dây liên lạc được duy trì tốt, giúp mọi việc chúng ta làm cùng nhau về tình hình của chúng ta ở biển Tây Philippines và Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương được liên tục xem xét và xem xét lại để chúng ta có thể phản ứng nhanh chóng”.

Marcos Jr. nói thêm: “Tuy nhiên, chúng tôi rất vui được gặp lại các ngài, tôi cũng hơi bất ngờ khi thấy tình hình chính trị ở Mỹ đã trở nên thú vị như thế, nhưng tôi rất vui vì các ngài đã dành thời gian đến thăm chúng tôi”.

Các quan chức Mỹ cảm ơn ông Marcos vì sự tiếp đón nồng nhiệt, đồng thời bày tỏ lời chia buồn tới những nạn nhân của thiên tai như cơn bão Karina vừa tấn công Manila và các khu vực lân cận.

Ông Blinken nhắc lại rằng Mỹ sẵn sàng cung cấp hỗ trợ cần thiết cho Philippines. Hội đàm 2+2 giữa Mỹ và Philippines đề cập đến một loạt các vấn đề và cơ hội “thực sự có ý nghĩa lịch sử” và là bằng chứng cho thấy “tiếng trống đều đặn của các cuộc tiếp xúc cấp cao” giữa hai nước.

Ông Austin thì cho biết Mỹ và Philippines giống như một gia đình: “Tôi luôn cảm thấy như vậy khi làm việc với các đồng nghiệp Philippines. Ngài biết đấy, chúng ta có những lợi ích chung, những giá trị chung, cho nên tôi nghĩ chúng ta đã làm được rất nhiều điều trong ba năm rưỡi qua để không ngừng củng cố liên minh của chúng ta, chúng tôi mong muốn tiếp tục hợp tác với Ngài và nhóm của Ngài để đạt được tiến bộ lớn hơn”. Ông Austin nói với ông Marcos Jr., “Cảm ơn sự lãnh đạo của Ngài, thưa Tổng thống, tương tự ba năm rưỡi đã trôi qua thật tuyệt vời qua, tôi mong chờ ba năm rưỡi hoặc bốn năm tiếp theo như vậy để xây dựng, phát triển và củng cố mối quan hệ này”.

Trong chuyến công du này, hai ông Blinken và Austin đã tổ chức Hội đàm 2+2 với những người đồng cấp Philippines là Ngoại trưởng Enrique Manalo và Bộ trưởng Quốc phòng Gilberto Teodoro.

Do căng thẳng leo thang ở Biển Đông trong vài tháng qua, Philippines đã không ngừng mở rộng quan hệ với các đồng minh và đối tác, trong đó có Mỹ, đồng thời cam kết tăng cường năng lực của các lực lượng vũ trang Philippines.

Trong bối cảnh có những lo ngại chung về các hành động hung hăng của Trung Quốc, sau cuộc gặp với những người đồng cấp Manalo và Teodoro, ông Blinken và ông Austin đã tuyên bố tăng cường hỗ trợ quân sự trị giá 500 triệu USD để hỗ trợ quá trình hiện đại hóa của quân đội Philippines và Cảnh sát biển Philippines, đồng thời thúc đẩy hợp tác an ninh Mỹ-Philippines. Khoản viện trợ trị giá 500 triệu USD sẽ được chuyển thông qua nguồn tài trợ quân sự nước ngoài của Mỹ.

“Cả hai bên chúng ta đều chia sẻ quan ngại về một số hành động leo thang, bao gồm các chiến thuật cưỡng bức, do Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) thực hiện ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, cũng như đối với nhiều nước khác trong khu vực”, ông Blinken nói tại cuộc họp báo chung sau cuộc gặp.

Ngoại trưởng Mỹ một lần nữa cảnh báo, nếu quân đội, tàu và máy bay của Philippines ở Thái Bình Dương bao gồm Biển Đông bị tấn công vũ trang, thì Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Philippines sẽ được kích hoạt, lúc đó Mỹ sẽ giúp bảo vệ Philippines. Ngoài ra, ông Blinken cũng gửi lời chia buồn về hàng chục người Philippines thiệt mạng do bão gây ra trong những tuần gần đây, đồng thời thông báo viện trợ thêm 1 triệu USD cho các nạn nhân địa phương để giúp các cộng đồng bị ảnh hưởng phục hồi.

Chuyến thăm Manila của hai quan chức hàng đầu trong chính quyền Tổng thống Biden diễn ra một tuần sau khi Philippines và Trung Quốc đạt được các thỏa thuận tạm thời nhằm ngăn chặn xung đột gần Bãi Cỏ Mây [quần đảo Trường Sa – Việt Nam]  (Philippines gọi bãi Ayunjin, Trung Quốc gọi bãi Nhân Ái, tên tiếng Anh là Second Thomas). Trong cuộc đụng độ gần đây nhất vào ngày 17/6, một thủy thủ Philippines đã bị mất một ngón tay cái khi các thành viên của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc cầm dao, gậy và rìu cản trở nỗ lực của Hải quân Philippines nhằm tiếp tế cho tàu quân sự “mắc cạn” BRP Sierra Madre.

Tuy nhiên, Đại sứ Philippines tại Mỹ là Jose Manuel Romualdez cho biết, Philippines sẽ tiếp tục tăng cường phòng thủ lãnh thổ và thiết lập các liên minh an ninh mới với sự hỗ trợ của Mỹ và các cường quốc quân sự thân thiện khác. Ông Romualdez nói với AP: “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ không dừng lại, nhưng chúng tôi cũng quyết tâm [ứng phó] tương ứng”.

500 triệu USD tài trợ quân sự của Mỹ cho Philippines sẽ bao gồm nhằm tăng cường năng lực hải quân của Philippines. Ông Romualdez cho biết khoảng 125 triệu USD sẽ được sử dụng để xây dựng và cải tiến các bộ phận của căn cứ quân sự Philippines được quân đội Mỹ sử dụng theo “Thỏa thuận tăng cường hợp tác phòng thủ” ký năm 2014 giữa Mỹ-Philippines. Ông cho rằng với sự ủng hộ mạnh mẽ từ Quốc hội Mỹ, nguồn tài trợ quân sự từ Mỹ có thể tăng gấp đôi vào năm tới, “điều này tùy thuộc vào khả năng tiếp nhận của chúng tôi”.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin cũng thông báo về tiến trình đàm phán “Thỏa thuận An ninh Thông tin Quân sự Chung” – một thỏa thuận chia sẻ thông tin quân sự Mỹ – Philippines, đồng thời cho biết thỏa thuận này có thể được ký kết vào cuối năm nay. Hai quan chức Philippines nói với hãng tin AP rằng thỏa thuận này tương tự như thỏa thuận mà Washington đạt được với các đồng minh khác, sẽ cho phép Mỹ cung cấp cho Philippines thông tin tình báo và vũ khí quan trọng hơn, bao gồm hệ thống tên lửa và vệ tinh cùng hệ thống giám sát máy bay không người lái, đảm bảo rằng các chi tiết về thông tin tình báo và vũ khí tiên tiến này sẽ được giữ bí mật nghiêm ngặt theo cách bảo mật cao để ngăn chặn rò rỉ.

Do thiếu các thỏa thuận tình báo như vậy, khiến những nỗ lực của Philippines nhằm mua vũ khí tinh vi từ quân đội Mỹ đã không thể đạt được.