Mỹ, Úc, Canada và Philippines tập trận quân sự chung ở Biển Đông
- Hương Liên
- •
Hôm thứ Tư (7/8), Mỹ, Úc, Canada và Philippines tuyên bố bắt đầu cuộc tập trận quân sự chung kéo dài 2 ngày ở Biển Đông, mục đích được cho là biểu dương lực lượng, nhằm thúc đẩy thượng tôn pháp luật ở khu vực Biển Đông đang có tranh chấp. Đáp lại, phía Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cho biết họ đã tiến hành tuần tra chiến đấu trên biển và trên không ở Biển Đông.
ABC News hôm thứ Tư đưa tin, trong một tuyên bố chung của Tướng Samuel Paparo chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ, Tướng David Johnston của Bộ Quốc phòng Úc, Tướng Jennie Carignan của Lực lượng Vũ trang Canada, và Tướng Romeo Brawner Jr. của Lực lượng Vũ trang Philippines, cho biết rằng họ “Sát cánh cùng nhau để giải quyết các thách thức trên biển”, và “Nhấn mạnh cam kết chung của chúng ta trong việc duy trì luật pháp quốc tế và trật tự dựa trên luật lệ”.
Tuyên bố nói thêm rằng các nước của họ “ủng hộ quyền tự do hàng hải và hàng không cùng các quyền hợp pháp khác trong việc sử dụng biển và không phận quốc tế, đồng thời tôn trọng các quyền hàng hải theo luật pháp quốc tế”.
Họ chỉ ra cuộc tập trận quân sự kéo dài 2 ngày nhằm duy trì khả năng tiếp cận không bị cản trở tới Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Ngay khi 4 nước tuyên bố về cuộc tập trận chung, Bộ Tư lệnh Chiến khu phía Nam của ĐCSTQ đã đưa ra tuyên bố trên WeChat rằng hải quân của họ đã tiến hành các cuộc tuần tra chiến đấu trên biển và trên không gần Bãi cạn Scarborough. Tuyên bố cũng cho biết các hoạt động quân sự gây bất ổn trong khu vực và tạo ra các điểm nóng đã được kiểm soát.
Quân đội Philippines đáp trả rằng 3 tàu hải quân Trung Quốc đã “theo dõi” cuộc tập trận chung này của 4 nước, đồng thời cho biết thêm: “Ngoài việc chiếm đóng bất hợp pháp thông thường và sự xuất hiện của các tàu dân quân biển Trung Quốc, chúng tôi không giám sát bất kỳ điều gì gọi là hoạt động tập trận hay tuần tra chiến đấu nào”.
Biển Đông là tuyến đường quan trọng đối với thương mại và an ninh toàn cầu, nhưng nhà cầm quyền Trung Quốc lâu nay tự ý tuyên bố sở hữu 90% vùng biển ở Biển Đông, họ thề sẽ bảo vệ lợi ích lãnh hải ảo tưởng đó của họ bằng mọi giá. Yêu sách của ĐCSTQ chồng chéo với vùng chủ quyền biển của các nước ven biển như Philippines và Việt Nam, cản trở các nước tiếp cận các vùng đánh cá truyền thống và xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế biển của các nước đã được ghi nhận trong luật pháp quốc tế.
Manila và Bắc Kinh đã nhiều lần đụng độ ở Biển Đông.
ĐCSTQ vi phạm Công ước về Luật Biển
Ngày 12/7/2016, Tòa án Trọng tài Thường trực Quốc tế (Tòa án Trọng tài Thường trực) đặt trụ sở tại The Hague – Hà Lan đã công bố kết quả vụ kiện trọng tài Biển Đông. Tòa trọng tài phán quyết rằng “đường 9 đoạn” do ĐCSTQ chủ trương không có cơ sở pháp lý, và vùng biển tranh chấp xung quanh bãi cạn Scarborough là vùng đặc quyền kinh tế của Philippines tại vùng biển này đã vi phạm chủ quyền của Philippines.
Tòa phán quyết cho rằng mặc dù ĐCSTQ tuyên bố đường 9 đoạn ở Biển Đông là căn cứ dựa trên tư liệu lịch sử, nhưng khi ký kết Công ước về Luật Biển (IMO) cũng đã thảo luận xem liệu các quyền lịch sử có nên được đưa vào quy định của Công ước hay không, cuối cùng quyết định từ bỏ quan điểm quyền từ lịch sử. Vì vậy, yêu sách của Trung Quốc không được Công ước về Luật Biển ủng hộ và không thể đứng vững theo Luật biển.
Phán quyết này vô hiệu hóa các yêu sách của ĐCSTQ ở Biển Đông, nhưng họ bác bỏ phán quyết đó và tiếp tục thách thức.
Kể từ năm ngoái, Cảnh sát biển Trung Quốc và Hải quân Philippines đã nhiều lần đụng độ trên hai bãi cạn tranh chấp. Ngày 17/6 năm nay, một cuộc đối đầu bạo lực khác lại xảy ra gần Bãi cạn Cỏ Mây (Second Thomas) – Việt Nam. Vào tháng 7, hai nước đã đạt được thỏa thuận tạm thời nhằm tránh xảy ra xung đột tương tự.
Từ khóa biển Đông Philippines Dòng sự kiện