Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik đáp trả Ukraine
- Anh Trần
- •
Một quan chức Mỹ tuyên bố rằng có thể xảy ra tình huống Nga sẽ dùng Oreshnik tấn công để đáp trả vụ Kiev tập kích lãnh thổ bằng tên lửa ATACMS của Mỹ. Đây là diễn biến mới, sau gần 3 tuần tạm im ắng của đợt leo thang theo cách ăn miếng trả miếng bằng vũ khí chiến thuật, khởi phát từ vụ chính quyền Mỹ cho dùng tên lửa tầm xa tấn công vào lãnh thổ Nga vào tháng trước. “Chúng tôi nhận định rằng Oreshnik không phải yếu tố thay đổi cục diện trên chiến trường, mà chỉ là một nỗ lực khác của Nga nhằm gây áp lực lên Ukraine, và điều này chắc chắn sẽ thất bại”, một quan chức Mỹ giấu tên nói, trong đó viện dẫn đánh giá tình báo của Mỹ. Theo quan chức này, Nga sẽ tiếp tục phóng tên lửa đạn đạo mang đầu đạn siêu vượt âm Oreshnik vào Ukraine trong những ngày tới, dường như để đáp trả cuộc tập kích vào lãnh thổ Nga của Ukraine. Bộ Quốc phòng Nga ngày 11/12 cho biết Ukraine đã phóng 6 tên lửa đạn đạo ATACMS vào sân bay quân sự Taganrog thuộc vùng Rostov, trong đó hai quả bị hệ thống phòng không Pantsir bắn rơi, số còn lại “bị phá hủy bằng tác chiến điện tử”. Dẫu vậy, quyền Thống đốc vùng Rostov Yuri Slyusar cho biết tên lửa Ukraine đã bắn trúng cảng Taganrog, gây hư hại một cơ sở công nghiệp và 14 chiếc xe. “Cuộc tấn công bằng tên lửa tầm xa do phương Tây sản xuất này chắc chắn sẽ bị đáp trả bằng biện pháp phù hợp”, Bộ Quốc phòng Nga cho hay, dường như ám chỉ việc khai hỏa tên lửa Oreshnik. Khi chỉ còn khoảng 2 tháng sẽ chính thức bàn giao chính quyền cho Donald Trump, người tuyên bố sẽ sớm kết thúc chiến tranh Ukraine, thì chính quyền Biden đã khai mởi đợt leo thang bằng vũ khí chiến thuật. Lượt thứ nhất: Mỹ và Anh đã cho tên lửa ATACMS và Storm Shadow tấn công vào lãnh thổ Nga, điều mà Nga đã nói trước là họ sẽ đáp trả nếu NATO làm như vậy. Tiếp đó vào ngày 21/11, Nga đáp trả bằng vụ bắn Oreshnick vào một nhà máy quân sự tại thành phố Dnipro của Ukraine, lần bắn được xác định là bắn thử nghiệm khi không có đầu đạn nào mang chất nổ. Sau lượt thứ nhất ăn miếng trả miếng của đợt leo thang này, Mỹ lại cho bắn lượt 2. Nga đã không dùng Oreshnik đáp trả mà dùng vũ khí thông thường (drone và tên lửa) tấn công cơ sở điện lực của Ukraine. Từ đó đến nay, sau gần 3 tuần tạm yên ắng, Mỹ lại cho dùng ATACMS tấn công lãnh thổ Nga, và Nga đã tuyên bố sẽ đáp trả. Lượt đọ tên lửa này được xác nhận là sau cái gọi là cách mạng ở Syria đã thành công, và Tổng thống Mỹ Joe Biden lên phát biểu rằng cách mạng Syria là biểu hiện cho hoạt động hiệu quả của chính quyền Biden, khi cùng một lúc 3 kẻ thù của Mỹ —Hezbollah, Iran, và Nga— đồng thời bị đả kích. Tổng thống Putin từng nói Nga có thể sử dụng Oreshnik một lần nữa, trong đó có cả khả năng tấn công vào “các trung tâm đầu não” ở Kiev, thậm chí cả các cơ sở quân sự của Mỹ và NATO, nếu Ukraine tiếp tục tấn công Nga bằng vũ khí tầm xa của phương Tây. Nga cũng nói họ coi việc Ukraine dùng vũ khí tầm xa của phương Tây là tương đương với việc NATO trực tiếp tham chiến, vì các vũ khí đó là do người của NATO vận tác. Ông tuyên bố Oreshnik không thể bị đánh chặn bởi công nghệ quốc phòng hiện nay của phương Tây, và riêng lực sức xuyên phá do tốc độ đã rất mạnh vì tốc độ siêu thanh Mach 10 và nhiệt độ trên 4.000 độ C, thậm chí chưa cần dùng tới đầu đạn hạt nhân. Một số chuyên gia phương Tây cho biết tính năng mới của Oreshnik là nó mang theo nhiều đầu đạn có khả năng tấn công nhiều mục tiêu khác nhau cùng lúc, điều thường thấy ở tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) tầm xa hơn. Tuy nhiên, quan chức Mỹ giấu tên đã hạ thấp năng lực thực tế của tên lửa Oreshnik, gọi chúng là vũ khí “thử nghiệm” về bản chất và nói rằng “Nga có thể chỉ sở hữu rất ít” loại tên lửa này. Ông cũng cho hay Oreshnik mang theo đầu đạn nhỏ hơn những tên lửa khác mà Nga đã triển khai ở Ukraine. Washington cho biết thêm nhiều gói thiết bị phòng không của Mỹ sẽ được chuyển đến Ukraine trong thời gian tới. Anh Trần Video: ÔNG BIDEN TỪNG TUYÊN BỐ SẼ KHÔNG ÂN XÁ CHO CON TRAI MÌNH
Từ khóa phóng tên lửa xung đột Nga - Ukraine