Người sáng lập Telegram: 2 đảng chính trị ở Mỹ có cách hiểu khác nhau về Hiến pháp
- Đông Thần Vũ
- •
Người sáng lập Telegram, tỷ phú Pavel Durov, cho biết hai lá thư ông nhận được cho thấy Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ có cách hiểu khác nhau về Hiến pháp Hoa Kỳ.
Ngày 17/4, nhà báo chính trị, tác giả kiêm nhà bình luận thời sự người Mỹ Tucker Carlson đã công bố một video phỏng vấn độc quyền với người sáng lập Telegram trên mạng xã hội X.
Ông Carlson viết, ông Pavel Durov – người sáng lập ứng dụng truyền thông xã hội Telegram – có hơn 900 triệu người dùng trên toàn thế giới, đã ngồi tại văn phòng ở Dubai để tham gia cuộc phỏng vấn trước camera đầu tiên sau gần một thập kỷ.
Telegram的俄罗斯创始人Pavel Durov决定对美国国会的威胁信件置之不理:
• Telegram 收到民主党人的一封信,要求提供与 1 月 6 日有关的个人的用户数据……
—— 如果他们不遵守,民主党人说他们会违反美国宪法• 两周后,Telegram 收到了共和党人的一封信。
——… pic.twitter.com/FFXiLvAxUq— 川粉文婕 文婕播报 (@wenjiebc) April 17, 2024
Trong cuộc phỏng vấn độc quyền này, ông Durov đã trả lời các câu hỏi về quyền riêng tư của thông tin người dùng.
Ông Durov cho biết, Telegram đã nhận được 2 lá thư từ các thành viên Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa trong Quốc hội Hoa Kỳ. Trong đó các nghị sĩ của hai đảng thể hiện cách hiểu và quan điểm hoàn toàn khác nhau về Hiến pháp Hoa Kỳ.
Đầu tiên Telegram nhận được thư từ các thành viên Đảng Dân chủ của Quốc hội Hoa Kỳ, yêu cầu công ty cung cấp thông tin cá nhân của người dùng liên quan đến vụ bạo loạn ngày 6/1/2021. Nếu Telegram không phản hồi, các nhà lập pháp Đảng Dân chủ cho rằng Telegram sẽ vi phạm Hiến pháp Hoa Kỳ.
Hai tuần sau, Telegram lại nhận được một lá thư từ các thành viên Đảng Cộng hòa tại Quốc hội Hoa Kỳ. Trong đó nêu rõ rằng nếu Telegram tiếp tục cung cấp thông tin cá nhân của người dùng cho Đảng Dân chủ, hành vi này sẽ vi phạm Hiến pháp Hoa Kỳ.
Ep. 94 The social media app Telegram has over 900 million users around the world. Its founder Pavel Durov sat down with us at his offices in Dubai for his first on-camera interview in almost a decade. pic.twitter.com/NEb3KzWOg8
— Tucker Carlson (@TuckerCarlson) April 16, 2024
Người sáng lập Telegram cho biết, cuối cùng ông đã chọn cách phớt lờ những lá thư từ các nghị sĩ của cả hai đảng tại Quốc hội Hoa Kỳ.
Ứng dụng nhắn tin Telegram là một trong những nền tảng truyền thông xã hội phổ biến nhất trên thế giới. Ông Pavel Durov cho biết, khi Telegram lan rộng như một “đám cháy rừng”, trong tương lai một năm tới, số người dùng hoạt động hàng tháng có thể vượt quá 1 tỷ người.
Reuters đưa tin, Telegram có trụ sở tại Dubai (Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất – UAE) và được thành lập bởi ông Durov, người sinh ra ở Nga.
Ông Durov rời Nga vào năm 2014 sau khi từ chối đóng cửa một nhóm đối lập Nga trên VK, nền tảng mạng xã hội Nga do ông thành lập. Tạp chí Fortune ước tính, ông Durov có tài sản trị giá 15,5 tỷ USD.
Durov cho biết ông rời Nga vì không thể chấp nhận bất kỳ sự can thiệp nào của chính phủ, và bác bỏ những ý kiến cho rằng Telegram do Moscow kiểm soát. Các đối thủ cạnh tranh của Telegram đang lan truyền những tin đồn thất thiệt. Vì họ lo lắng về tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của nền tảng truyền thông xã hội này.
Nói về việc rời Nga để tìm trụ sở phù hợp cho công ty của mình, ông Durov cho biết, ông thà được tự do còn hơn phải nhận lệnh từ bất kỳ ai. Ông từng làm việc ở Berlin, London, Singapore và San Francisco.
Các cơ quan chính phủ ở những nơi này quá quan liêu, đặc biệt là những cơ quan tuyển dụng nhân tài toàn cầu và hoạt động kém hiệu quả. Trên đường phố San Francisco, ông bị một người đàn ông đang cố cướp điện thoại tấn công.
Người sáng lập Telegram cho biết, ông chọn Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất vì đây là “quốc gia trung lập”, hy vọng làm bạn với tất cả các nước và không liên minh với bất kỳ siêu cường nào. Vì vậy, đây là nơi tốt nhất để thiết lập một “nền tảng trung lập”.
Ông Durov cho biết, điều đáng lo ngại hơn nữa là ông nhận được sự chú ý quá mức từ các cơ quan an ninh Hoa Kỳ, bao gồm cả FBI. Các cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã cố gắng thuê một kỹ sư Telegram để tìm lỗ hổng trên nền tảng truyền thông xã hội.
Khi đề cập đến vấn đề tự do ngôn luận, ông Durov tin rằng thách thức lớn nhất không phải đến từ chính phủ, mà đến từ các đối thủ cạnh tranh lớn như Apple và Google của Alphabet.
Ông nói, về cơ bản, hai nền tảng này kiểm duyệt mọi thứ bạn đọc và truy cập trên điện thoại thông minh của mình. Apple và Google đã nói với Telegram rằng nếu không tuân thủ các quy tắc của họ, Telegram sẽ bị xóa khỏi cửa hàng ứng dụng của họ.
Khi nói về triển vọng phát triển trong tương lai của công ty, ông Durov cho biết Telegram có thể vượt quá 1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng trong vòng một năm. Hiện có 900 triệu người dùng đang hoạt động. Telegram phải là một nền tảng truyền thông xã hội “trung lập”, không phải là “người tham gia địa chính trị”.
Ông nói rằng Telegram có thể được sử dụng bởi cả các nhà hoạt động đối lập và chính phủ, nhưng Telegram sẽ không đứng về phía nào. Vì ông cho rằng việc cạnh tranh giữa các ý tưởng khác nhau có thể dẫn đến sự tiến bộ và tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn cho mọi người.
Từ khóa telegram Tucker Carlson