Nói không với “văn hóa xóa sổ”: Anh lập pháp bảo vệ tự do ngôn luận trong trường học
- Thành Dung
- •
Tại lễ khai mạc cuộc họp quốc hội, Chính phủ Anh đã kêu gọi đã đến lúc để sinh viên vứt bỏ văn hóa xóa sổ. Chính phủ tuyên bố sẽ lập pháp, sinh viên sẽ lần đầu tiên có nghĩa vụ bảo vệ tự do ngôn luận trong pháp luật, đồng thời nạn nhân bị xóa sổ có con đường pháp lý để kiện ra tòa.
Theo báo The Times đưa tin hôm 12/5, luật mới sẽ giúp học giả, sinh viên, diễn giả khách mời dễ dàng có hành động với sinh viên và hội sinh viên hơn, đồng thời yêu cầu bồi thường khi họ bị cấm nói. Hành động này được đưa ra sau tuyên bố trong khuôn viên trường xuất hiện tình trạng “không có chỗ” biểu đạt ý kiến và cả nhân viên công tác bị trừng phạt sau khi biểu đạt những ý kiến gây tranh cãi.
Kế hoạch này là một trong hai cuộc tấn công vào “văn hóa xóa sổ” được nêu trong bài phát biểu của Nữ hoàng vào ngày 11/2. Cuộc tấn công thứ hai tập trung vào truyền thông trực tuyến.
Các bộ trưởng của Anh sẽ công bố lập pháp quản lý giám sát các công ty truyền thông xã hội, trong đó sẽ bao gồm một số yêu cầu chưa từng có để yêu cầu họ đảm bảo tự do ngôn luận.
Những biện pháp này do Cục Quản lý Thông tin Anh (Ofcom) chấp hành, điều này có nghĩa là các công ty như Facebook và Twitter cần phải cung cấp “con đường kháng án” khi thông tin của mọi người bị xóa.
Các trường đại học cho biết, luật mới bao trùm cả các trường học là điều không cần thiết, hơn nữa sẽ tạo thành nhiều chủ nghĩa quan liêu hơn. Họ còn nói, vấn đề tự do ngôn luận trong khuôn viên trường bị thổi phồng.
Bộ trưởng Giáo dục Gavin Williamson kiên trì cho rằng sẽ đề xuất luật mới “Dự luật [Tự do ngôn luận] trong giáo dục bậc cao” (Higher Education[Freedom of Speech]Bill) tại cuộc họp nội các, đây là “thời khắc có tính cột mốc”. Nó sẽ tăng cường trách nhiệm pháp luật hiện hữu, khuyến khích “năng lực biện luận công khai”, đồng thời chống lại hiệu ứng ve mùa đông của chế độ kiểm duyệt trong trường học.
Các trường đại học, cao đẳng tại Anh sẽ được yêu cầu phải tích cực thúc đẩy tự do ngôn luận. Sinh viên, học giả, hoặc khách viếng thăm, sẽ có thể thông qua tòa án đề tìm kiếm bồi thường. Ví dụ nếu họ bị sa thải vì phát biểu ý kiến gây tranh cãi, hoặc bị mất chi phí diễn thuyết sau khi bị xóa sổ.
Cơ quan giám sát, văn phòng sinh viên, có quyền xử phạt đối với cơ quan không tuân thủ quy định này. Chính phủ dự định bổ nhiệm một giám đốc tự do ngôn luận và tự do học thuật, phụ trách điều tra các hành vi vi phạm vi định có thể xảy ra.
Luật sư cấp cao James Murray của công ty Taylor Vinters, công ty cung cấp tư vấn vấn đề tự do ngôn luận cho sinh viên, nói rằng: “Điều này sẽ tăng thêm tính phức tạp cho việc quản lý đại học, bao gồm cả các yêu cầu mới quan trọng.”
Bộ Giáo dục nhấn mạnh các ví dụ về hạn chế tự do ngôn luận mà họ nói, bao gồm Diễn đàn Trung Đông (Middle East Forum) của Đại học Bristol, do mời đại sứ Israel phát biểu nên thu mất gần 500 bảng Anh phí đảm bảo an ninh, và việc các học giả ký tên vào một bức thư công khai vào năm 2017, biểu thị phản đối ngôn luận liên quan đến người Anh nên xấu hổ khi cảm thấy “tự hào” về đế quốc của giáo sư Nigel Biggar tại Đại học Oxford.
Một nữ phát ngôn của đại học Vương Quốc Anh (Universities UK) nói: “Pháp luật đã yêu cầu một cách chính xác các đại học bảo vệ tự do ngôn luận và tự do học thuật, hơn nữa họ sẽ định kỳ cập nhật mới các chính sách về phương diện này.”
Các biện pháp liên quan đến truyền thông xã hội sẽ xuất hiện trong “Dự luật An toàn Trực tuyến” (Online Safety Bill) được công bố vào ngày 12.
Thành Dung, Vision Times
Xem thêm:
Từ khóa Giáo dục Văn hóa xóa sổ Trường học nước Anh