Phân tích: Bóng ma lạm phát đang chập chờn trên đất Mỹ
- Hà Thanh Liên
- •
Năm nay là năm cao điểm mà người Mỹ tạo ra những từ mới, ngoài những từ nóng như F-B **** và let’s go Brandon, còn có Bidenflation và Build Back Broken (trở lại đống đổ nát), sau đó là từ BBB nhắm vào kế hoạch của ông Biden: Build Back Better (xây dựng lại một thế giới tốt đẹp hơn). Những từ đó là đánh giá của bộ phận người Mỹ đối với chính quyền Biden. Bài này phân tích về Bidenflation.
(Bài viết của nhà kinh tế học người Hoa, bà Hà Thanh Liên (He Qinglian), thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.)
Theo dữ liệu thăm dò do Washington Post và American Broadcasting Corporation (ABC) công bố, tỷ lệ hài lòng của người Mỹ đối với ông Biden đã giảm từ 50% vào tháng 6 xuống 44% vào tháng 9, và hiện nay là 41%, tỷ lệ không hài lòng với ông ấy lên đến 53%. Hình ảnh ngày 12/11 khi ông Biden họp nội các tại Nhà Trắng (Drew Angerer / Getty).
Chính sách của ông Biden gây ra lạm phát cao
Theo số liệu thống kê mới nhất do Bộ Lao động Mỹ công bố, vào tháng 10 năm nay, xu hướng đi lên của chỉ số giá tiêu dùng tại Mỹ đã tăng tốc ở mức cao và thiết lập tỷ lệ lạm phát cao nhất kể từ năm 1990, nghĩa là cao nhất trong 31 năm qua.
Bộ Lao động Mỹ chỉ ra rằng việc tăng giá có phạm vi rộng và liên quan đến nhiều lĩnh vực. Giá thực phẩm, năng lượng, tiền thuê nhà, hàng tạp hóa, ô tô mới và cũ đều tăng mạnh, vượt xa mục tiêu trung hạn của Fed là 2%. Trước đây, Fed xem vấn đề gia tăng lạm phát hiện nay là hiện tượng tạm thời chủ yếu gây ra bởi đại dịch COVID-19 và tin tình hình sẽ sớm giảm trở lại, nhưng hiện đã biết vấn đề không dễ. Bởi vì tỷ lệ lạm phát duy trì ở mức cao càng lâu và khoảng cách với mục tiêu của Fed càng lớn thì càng khó duy trì quan điểm đó. Về vấn đề này, ngày 3/11 Fed đã thông báo rằng bắt đầu từ tháng này, hàng tháng họ sẽ giảm 15 tỷ USD trong số 120 tỷ USD mua trái phiếu công và chứng khoán được bảo đảm bằng thế chấp (MBS), và có kế hoạch kết thúc hoàn toàn việc mua vào giữa năm 2022.
Quyết định trên cho thấy, với tư cách là người đứng đầu cơ quan quản lý tiền tệ, Powell rất rõ ràng: Lạm phát cao ở Mỹ chủ yếu là do lạm dụng tiền tệ, đã giúp chính quyền Biden hiện thực hóa những lý tưởng kinh tế gần như điên rồ. Tháng Ba năm nay, Powell từng nói với Ủy ban Ngân hàng Thượng viện: “Theo quan điểm của tôi, hoàn toàn sai lầm khi cho rằng nợ nội tệ không phải vấn đề với các nước nợ”.
Mặc dù đến nay, Bộ trưởng Tài chính Yellen vẫn nhấn mạnh rằng giá cả tăng cao là một vấn đề trong chuỗi cung ứng, nhưng hầu hết các sản phẩm thực phẩm ở Mỹ đều được sản xuất trong nước, chỉ cần vận chuyển bằng xe tải là được, bị tác động là do việc chính quyền Biden bắt buộc vắc-xin, là vấn đề quản trị của ông Biden.
Ông Biden muốn biến Fed thành cỗ máy in tiền của Chính phủ
Giám sát hệ thống ngân hàng là một trong những chức năng chính của Fed. Fed xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ để quản lý tiêu chuẩn lãi suất và lưu thông tiền tệ (tức là “cung tiền”), chức năng chính của nó là giám sát việc phát hành và lưu thông tiền tệ để bảo đảm ổn định tài chính giúp nước Mỹ ổn định.
Kể từ khi lên nắm quyền, ông Biden luôn muốn cải tổ Fed để phục vụ cho kế hoạch mở rộng kinh tế đầy tham vọng của ông ấy. Bây giờ, nhiệm kỳ của người đã nỗ lực kiểm soát quy mô nợ là Powell mãn hạn, sắp có thể “ra lò” Chủ tịch Fed do ông Biden bổ nhiệm. Phân tích dư luận trước đó chỉ ra hai ứng viên: nếu ứng viên Cộng hòa Powell tại nhiệm sẽ coi trọng tính liên tục của chính sách và sự ủng hộ của lưỡng đảng; còn nếu ứng viên Dân chủ Brainard được chọn, tức bàn giao cho người ủng hộ Đảng Dân chủ thì Fed sẽ bị cải tổ càng sâu rộng.
Tuy nhiên hiện nay, lạm phát ở Mỹ đang ở mức cao, giá cả của mọi thứ đều tăng khiến công chúng bất bình và khiến mức ủng hộ của ông Biden giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi nhậm chức. Nếu ông Biden chọn chủ tịch Fed vào lúc này mà trọng tâm vẫn là để chính phủ của mình rộng tay chi tiền thì khả năng xảy ra khủng hoảng tài chính ở Mỹ là hơn 70%. Ngoài ra ông Biden cũng có ý định đề cử Omarova theo chủ nghĩa xã hội – chủ nghĩa cộng sản làm Kiểm soát trưởng của Văn phòng Kiểm soát tiền tệ Mỹ, giáo sư kinh tế của Đại học Cornell này đã công khai ủng hộ ngành ngân hàng Mỹ nên làm theo cải tổ mô hình của Gosbank: Đầu tiên ngay lập tức đóng cửa ngân hàng tư nhân, sau đó cho các nhà hoạch định trung ương của chính phủ phụ trách, tiếp theo để các nhà hoạch định trung ương của chính phủ tổ chức lại hệ thống tài chính phù hợp với mong muốn của các cấp chính trị. Đề cử này khiến các chủ nhân vàng ở Phố Wall lo lắng. Bắt đầu từ ngày 29/9, tờ Wall Street Journal đã đăng 3 bài xã luận bày tỏ mối quan tâm sâu sắc.
Các trụ cột cổ vũ lý luận “không ngại nợ nhiều”
Quá trình cực tả hóa của chính trị Mỹ thực sự là phóng đại sự ngây thơ, đặc điểm của nó là hiện thực hóa lý tưởng của chủ nghĩa cực tả, hoàn toàn coi thường thực tế và hậu quả. Khi Bloomberg (Michael Bloomberg) mua 21 ghế cho phe cực tả vào Hạ viện để chống lại ông Trump và Đảng Cộng hòa, do sức chiến đấu hùng hổ của những ‘gã khổng lồ’ chính trị cực tả này, những người ôn hòa đang hướng theo Đảng Dân chủ đã không ngừng chuyển hướng cực tả, cuối cùng đã thành mô hình “dựa vào nợ để phát triển nền kinh tế” của ông Biden. Ý tưởng “không ngại nợ nhiều” này là có cơ sở lý thuyết: Lý thuyết tiền tệ hiện đại hậu Keynes (Modern Monetary Theory, MMT).
Nhân vật tiêu biểu của lý thuyết tiền tệ hiện đại của Mỹ là L. Randall Wray. Quan điểm chính của ông ta là, một nước có thể vay bằng đồng tiền của mình sẽ không bao giờ vỡ nợ, vì vậy Mỹ có thể vay bằng USD miễn là in nhiều đồng USD trả hết nợ; đồng thời, có thể tránh được lạm phát bằng cách tăng quy mô thuế – một lý thuyết xuất hiện vào những năm 1990 và ngay lập tức được các chính trị gia Mỹ hoan nghênh. Khoản nợ cao của Mỹ bắt đầu từ việc chính quyền Bush (con) chi tiêu quân sự trong chiến tranh Iraq, qua thời Obama càng thúc đẩy mạnh, đến tháng 12/2016, ông Obama để lại khoản nợ khổng lồ 19,573 triệu USD, trong đó có 43.000 tỷ là khoản do Bush để lại.
“Green New Deal” là một sản phẩm của lý thuyết tiền tệ hiện đại. Năm 2008, ông Obama đưa ra khẩu hiệu “Thỏa thuận mới xanh” trong chiến dịch tranh cử để kích thích nền kinh tế đang suy sụp bằng cách đầu tư mạnh vào năng lượng xanh. Tuy nhiên, chính sách này chỉ được thực hiện trong hai năm trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông ấy. Các khoản tiền được hứa hẹn ban đầu lên đến 787 tỷ USD, cuối cùng chỉ dùng 51 tỷ USD. Nguyên nhân là do kế hoạch không đúng thời, khi đó Mỹ đang cố gắng thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính do cuộc khủng hoảng thế chấp dưới chuẩn vào cuối năm 2008, việc thực hiện “Thỏa thuận mới xanh” là rất phi thực tế.
Lý thuyết mới này đặc biệt được ủng hộ bởi những người cực tả trong Đảng Dân chủ. Bernie Sanders và AOC không đảng phái đều ủng hộ lý thuyết tiền tệ hiện đại, tin rằng nó có thể trở thành cơ sở kinh tế cho các dự án xã hội tốn kém của các chính trị gia [cực tả]. Các dự án xã hội như “Thỏa thuận mới xanh”, chuyển đổi các ngành công nghiệp sinh thái, ngoài vấn đề thúc đẩy việc làm rộng rãi còn bao gồm việc giới thiệu bảo hiểm y tế toàn dân tiêu tốn hàng nghìn tỷ đô la mỗi năm. Phe cực tả nghĩ rằng thâm hụt tài khóa quốc gia cao hơn là cần thiết, tất cả vấn đề sẽ được giải quyết với lý thuyết tiền tệ hiện đại và máy in tiền. Điểm chính của kế hoạch “Thỏa thuận mới xanh” do AOC xây dựng với sự giúp đỡ của một số tổ chức cực tả là mở rộng tài chính của chính phủ vô thời hạn (thực tế là in thêm tiền), tăng mạnh đánh thuế vào người giàu, chính sách đã hấp thụ hoàn hảo những luận điểm chính của lý thuyết tiền tệ hiện đại. Năm 2019, “Thỏa thuận mới xanh” đã trở thành một từ nóng ở Mỹ, có thể so sánh với đổ bộ lên mặt trăng và Kế hoạch Marshall, việc thực hiện toàn bộ kế hoạch đòi hỏi hàng chục ngàn tỷ [USD]. Thời điểm đó tôi đã nhận xét rằng “Thỏa thuận mới xanh” có thể so sánh với Đại nhảy vọt của Trung Quốc.
Những luận điểm của lý thuyết tiền tệ hiện đại đã khiến các nhà kinh tế bảo thủ phải đau đầu. George Selgin, Giám đốc Trung tâm Thay thế Tài chính và Tiền tệ tại Viện Cato – một tổ chức tư vấn của Mỹ – cho biết: “Họ dùng con số để bán lý thuyết”. Ông chỉ dẫn: “Họ sử dụng các con số để bán các lý thuyết.” Ông chỉ ra rằng mặc dù các nước có thể in tiền không giới hạn mà không lo không trả được nợ, nhưng không phải là không có rủi ro: lạm dụng nội tệ sẽ gây nguy cơ lạm phát. Ngay cả các đảng viên Đảng Dân chủ Mỹ, những người có thái độ cởi mở trong vấn đề nợ công cao, cũng nghi ngờ về kế hoạch này. Trong một bài bình luận khách mời cho The Washington Post, cựu cố vấn kinh tế của ông Obama và Bộ trưởng Tài chính dưới thời Bill Clinton, ông Lawrence H. Summers đã viết rằng lý thuyết tiền tệ hiện đại là “nguy hiểm” (ví dụ cam kết của các chính trị gia đối với nền kinh tế quá cao so với thực tế) và “là con đường dẫn đến thảm họa”. Ông cho rằng các chính sách tương tự như lý thuyết tiền tệ hiện đại đã dẫn đến siêu lạm phát ở các nước Mỹ La-tin như Venezuela. Theo thống kê của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, trong vài năm qua, giá cả ở Venezuela đã tăng 10 triệu phần trăm.
Scott Sumner, một nhà kinh tế học tại Đại học George Mason (Mỹ) cũng cảnh báo rằng lý thuyết tiền tệ hiện đại có thể gây “những tác dụng phụ khủng khiếp”. Ông nói: “Việc tài trợ cho các dự án chính trị bằng cách vay nợ là ý tưởng khủng khiếp”. Ông Sumner cho rằng mức thâm hụt ngày nay có thể trở thành gánh nặng cho các thế hệ tương lai, và cách tốt hơn là dần dần áp thuế tiêu dùng để hỗ trợ nền kinh tế Mỹ.
Những người Mỹ trong hơn 30 năm qua không trải qua lạm phát khủng khiếp đang được chủ định để rơi vào một cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng này khác với năm 2008, sau lần đó nước Mỹ đã nhanh chóng phục hồi được sức sống bằng cách dựa vào thực lực nền kinh tế vững chắc và sức mạnh hùng hậu của đất nước. Cứ mỗi lần lạm phát cao là một lần chính phủ bóc lột được của dân, đợt bóc lột Bidenflation này khiến nhiều người về hưu buộc phải sắp xếp lại cuộc sống hưu trí.
Người Mỹ chỉ có một cơ hội để tự cứu mình đó là bầu cử giữa kỳ vào năm sau!
Hà Thanh Liên
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả, được đăng trên Epoch Times.)
Xem thêm bài cùng tác giả:
Từ khóa Hà Thanh Liên Bidenflation Lý thuyết tiền tệ hiện đại Dòng sự kiện lạm phát ở Mỹ