Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines (PCG) hôm thứ Bảy (ngày 6/7) cho biết, tàu cảnh sát biển lớn nhất của Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc, ĐCSTQ) đã neo đậu trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Manila ở Biển Đông, nhằm đe dọa nước láng giềng châu Á nhỏ hơn.

Tariela
Người phát ngôn Cảnh sát biển Philippines Tariela. (Ảnh chụp màn hình video)

Theo Reuters đưa tin từ Manila vào ngày 6/7, người phát ngôn Lực lượng bảo vệ Philippines, ông Jay Tarriela, cho biết tại một diễn đàn tin tức rằng một “con tàu quái vật” dài 165 mét của Cảnh sát biển Trung Quốc đã tiến vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Manila vào ngày 2/7. Ông cho biết Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines đã cảnh báo tàu Trung Quốc rằng tàu này đã đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, đồng thời hỏi về ý đồ của tàu này.

“Đây là hành động đe dọa của Cảnh sát biển Trung Quốc”, ông Tarriela nói. “Chúng tôi sẽ không rút lui và chúng tôi sẽ không bị đe dọa.”

Đại sứ quán ĐCSTQ tại Manila và Bộ Ngoại giao ĐCSTQ đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận. Cảnh sát biển ĐCSTQ cũng không cung cấp thông tin liên lạc công khai.

Tàu Trung Quốc cũng triển khai một chiếc thuyền nhỏ, neo cách tàu Cảnh sát biển Philippines khoảng hơn 730 mét, ông Tarriela cho biết.

Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines đã triển khai một tàu đến bãi cạn Sabina ở Biển Đông vào tháng 5 để ngăn chặn Trung Quốc thực hiện hoạt động lấp biển và cải tạo quy mô nhỏ đối với hòn đảo này. ĐCSTQ phủ nhận tuyên bố này.

Reuters đưa tin, Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tiến hành cải tạo quy mô lớn và xây dựng các cơ sở quân sự liên quan trên một số đảo ở Biển Đông, khiến các khu vực xung quanh và Washington lo ngại.

ĐCSTQ tuyên bố phần lớn Biển Đông là lãnh thổ của mình và Biển Đông là kênh giao thương chính trị giá 3000 tỷ USD hàng hải hàng năm. Bắc Kinh đã từ chối chấp nhận phán quyết năm 2016 của Tòa án Trọng tài Thường trực ở The Hague cho rằng các yêu sách hàng hải trên diện rộng của họ không có cơ sở pháp lý.

Sau các cuộc đàm phán cấp cao, Philippines và Trung Quốc hôm thứ Ba đã nhất trí về sự cần thiết phải “khôi phục lòng tin” “xây dựng lại niềm tin” để quản lý tốt hơn các tranh chấp trên biển.

Mặc dù có xung đột với Trung Quốc về việc tiếp tế cho quân đội Philippines trên bãi cạn tranh chấp, nhưng Philippines đã từ chối lời đề nghị từ đồng minh Mỹ về việc hỗ trợ các hoạt động ở Biển Đông.

Trí Đạt (theo Reuters)