Triệu Lan Kiện: New York Times đã thành người phát ngôn ở nước ngoài của ĐCSTQ?
- Doãn Hoa
- •
Những năm gần đây, tờ New York Times thường xuyên bị đặt câu hỏi vì mất tính độc lập trong việc đưa tin về các vấn đề liên quan đến Chính phủ Trung Quốc, thậm chí còn bị gọi là “người phát ngôn ở nước ngoài” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Cựu nhân vật truyền thông Trung Quốc Triệu Lan Kiện đưa ra nghi vấn công khai, sau khi tờ New York Times đăng một bài báo tấn công Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun (của người Hoa ở hải ngoại). Trong một cuộc phỏng vấn với Vision Times, ông đã tiết lộ xu hướng đưa tin của New York Times về một số vấn đề cụ thể, cáo buộc tờ báo này vi phạm nghiêm trọng đạo đức báo chí trong các sự kiện nhân quyền lớn như vụ “Người phụ nữ bị xích cổ”, và đặt câu hỏi liệu New York Times có trở thành công cụ tuyên truyền lớn của chính quyền ĐCSTQ hay không.
Vụ “Phụ nữ bị xích cổ”: Áp chế sự thật và tạo giả tượng?
Ông Triệu Lan Kiện cho biết vào tháng 4/2022, ông đã bị cảnh sát và cơ quan an ninh quốc gia của ĐCSTQ thẩm vấn và đe dọa ngay sau được New York Times phỏng vấn về vụ “Người phụ nữ bị xích cổ” ở Trung Quốc. Ông nghi ngờ New York Times đã cung cấp hồ sơ phỏng vấn cho Chính phủ ĐCSTQ, đe dọa trực tiếp đến sự an toàn của ông.
Điều sốc hơn nữa là tờ New York Times sau đó đã cố gắng đăng một bài báo có tiêu đề “Ai đang đàn áp quyền tự do ngôn luận trong vụ người phụ nữ bị xích cổ”, nhằm mục đích chuyển sự chú ý của dư luận sang các phương tiện truyền thông khác, và che đậy sự lơ là của chính mình trong vấn đề này. Ông Triệu Lan Kiện cho rằng thủ pháp này đã phơi bày vai trò của New York Times trong vụ “Người phụ nữ bị xích cổ”: Không những không tiết lộ sự thật, mà ngược lại còn tích cực đóng vai trò là người thực thi việc ngăn chặn thông tin.
New York Times có khuynh hướng “kể hay câu chuyện về Trung Quốc”, “truyền thông độc lập” thất thủ
Ông Triệu Lan Kiện còn chỉ trích thêm rằng các bài báo về Trung Quốc của New York Times trong những năm gần đây có định hướng tuyên truyền rõ ràng, thường xuyên “kể câu chuyện hay về Trung Quốc”. Khẩu hiệu tuyên truyền này là chiến lược cốt lõi trong tuyên truyền đối ngoại của ĐCSTQ, nhằm làm đẹp hình ảnh quốc tế của Trung Quốc và che đậy các vấn đề xã hội.
Ví dụ, New York Times đã tích cực quảng bá báo cáo rằng “virus Corona mới có nguồn gốc từ tự nhiên” và loại trừ hoàn toàn khả năng đến từ phòng thí nghiệm Vũ Hán. Sau nhiều năm điều tra, Quốc hội Mỹ kết luận rằng virus rất có thể đến từ phòng thí nghiệm Vũ Hán. Thông tin quan trọng này đã bị New York Times phủ nhận trước đó, cho thấy mức độ nhất quán cao với luận điệu chính thức của Chính phủ ĐCSTQ.
Ngoài ra, ông Triệu Lan Kiện còn tiết lộ rằng đằng sau vụ việc “Người phụ nữ bị xích cổ”, có thể liên quan đến hàng ngàn người mất tích ở Trung Quốc mỗi năm và chuỗi ngành công nghiệp đen tối thu hoạch nội tạng sống và cấy ghép nội tạng bất hợp pháp. Tuy nhiên, New York Times không những không đào sâu được những manh mối liên quan, mà còn bỏ qua một cách có chọn lọc những mối liên hệ quan trọng này, để mặc cho vô số nạn nhân bị che đậy trong im lặng.
Ông cho rằng hành vi của New York Times đã vượt ra ngoài phạm vi đạo đức nghề nghiệp trong ngành báo chí, thậm chí còn tạo thành mối đe dọa đối với an ninh công cộng và nhân quyền toàn cầu. Vụ án chưa được tiết lộ của “Người phụ nữ bị xích cổ” liên quan đến hàng triệu người mất tích và các hành động phản nhân loại một cách tiềm tàng, hơn nữa sự im lặng có chọn lọc của New York Times về vấn đề này là đáng báo động.
Ông nghiêm khắc kêu gọi các cơ quan an ninh quốc gia Mỹ điều tra kỹ lưỡng hành vi của New York Times, đặc biệt là vai trò và động cơ của tờ báo này trong vụ “Người phụ nữ bị xích cổ” và báo cáo truy xuất nguồn gốc virus. Ông đặt câu hỏi vì sao một phương tiện truyền thông chính thống của Mỹ, lại luôn đứng ở lập trường của ĐCSTQ, để đưa tin về sự kiện nhân quyền và y tế cộng đồng mang tầm quốc tế lớn như vậy?
“Tiêu chuẩn kép” của truyền thông Mỹ: Sự mất tích và kiểm duyệt trong hoạt động bí mật
Ông Triệu Lan Kiện cũng tiết lộ rằng không chỉ New York Times mà một số phương tiện truyền thông chính thống khác của Mỹ đã chọn cách rút bài hoặc đình chỉ phỏng vấn ông vào những thời điểm quan trọng. Khi tiếp xúc với nhiều phương tiện truyền thông, ông phát hiện rằng những người mất tích và vấn đề cấy ghép nội tạng đằng sau vụ “Người phụ nữ bị xích cổ” đã trở thành những vùng cấm không thể động tới.
Ông đặt câu hỏi, liệu việc tự kiểm duyệt tin tức rộng rãi này có thể phản ánh một mạng lưới lợi ích chính trị và kinh tế lớn hơn hay không. Ảnh hưởng kinh tế và truyền thông quốc tế của ĐCSTQ có thể đã thâm nhập vào cấp độ ra quyết định của các phương tiện truyền thông hàng đầu thế giới, khiến nhiều chủ đề nhạy cảm bị bỏ qua, hoặc thậm chí bị che đậy một cách có hệ thống.
Tác động toàn cầu của việc thao túng truyền thông: Tuyến phòng thủ cuối cùng cho quyền được biết của công chúng
Cáo buộc của ông Triệu Lan Kiện không chỉ liên quan đến đạo đức báo chí, mà còn liên quan đến quyền được biết của công chúng toàn cầu. Khi các phương tiện truyền thông trở thành cơ quan ngôn luận của một thế lực cụ thể, thì sự nguy hại cho xã hội còn lớn hơn nhiều so với những tin tức không chính xác. Nếu các phương tiện truyền thông quốc tế được tin cậy rộng rãi như New York Times tiếp tục đánh lừa công chúng về những vấn đề quan trọng, điều đó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định chính sách toàn cầu, và thậm chí đe dọa tính mạng và sự an toàn của hàng triệu người.
Ông nhấn mạnh: “Tôi không muốn nói về những khẩu hiệu chống cộng, nhưng trước bi kịch của vụ người phụ nữ bị xích cổ, và sự im lặng trước vụ hàng triệu người mất tích, tôi không thể thờ ơ với những hành vi phản nhân loại”.
Ông kêu gọi dư luận toàn cầu suy ngẫm sâu sắc về xu hướng đưa tin của New York Times, đồng thời kêu gọi các phương tiện truyền thông độc lập quay trở lại với đạo đức nghề nghiệp báo chí, lấy lại niềm tin của công chúng và trở thành “quyền lực thứ tư” thực sự lên tiếng vì người dân.
Điều tra độc lập: Vì sao ĐCSTQ sử dụng New York Times để tấn công Shen Yun
Theo một báo cáo điều tra độc lập của một nhóm phi lợi nhuận, Đảng Cộng sản Trung Quốc từ lâu đã phát động một chiến dịch toàn cầu nhằm kiểm duyệt, đe dọa và đưa thông tin sai lệch nhắm vào Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun, một tổ chức văn hóa phi lợi nhuận do người Hoa thành lập ở Mỹ. Hoạt động này là một phần trong chiến lược đàn áp xuyên quốc gia rộng lớn hơn của ĐCSTQ nhắm vào người tu tập Pháp Luân Công và những người ủng hộ họ. Việc ĐCSTQ sử dụng các phương tiện truyền thông quốc tế lớn, gồm cả New York Times, đã trở thành một thủ đoạn quan trọng nhằm làm mất uy tín của Shen Yun.
Vì sao ĐCSTQ lại tốn nhiều công sức đến vậy để đàn áp một đoàn nghệ thuật?
Nói một cách đơn giản, chỉ một buổi biểu diễn của Shen Yun đã phá vỡ những lời dối trá mà ĐCSTQ đã cố gắng hợp pháp hóa cho chế độ chuyên chế của mình trong 75 năm qua.
– Phục hưng văn hóa và trả lại những giá trị tinh thần
Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun tái hiện văn hóa truyền thống Trung Hoa thông qua các buổi biểu diễn trên sân khấu, thể hiện các giá trị tinh thần và đạo đức trước thời ĐCSTQ cướp được chính quyền, chẳng hạn như Phật giáo, Nho giáo và nghệ thuật cổ điển. Những nỗ lực khôi phục lịch sử và văn hóa Trung Hoa của Shen Yun thách thức hệ tư tưởng cộng sản và tượng trưng cho sự phản kháng trước sự độc quyền văn hóa của ĐCSTQ.
– Đại diện thực sự của văn hóa Trung Hoa
Shen Yun thể hiện vẻ đẹp của Trung Quốc dưới thời không có sự cai trị của ĐCSTQ, và phá vỡ tuyên truyền sai lầm rằng ĐCSTQ chính là Trung Quốc. Thông qua buổi biểu diễn, hình ảnh “đại diện hợp pháp duy nhất” được xây dựng cẩn thận của ĐCSTQ đã được phơi bày, mang đến cho thế giới tầm nhìn về một Trung Quốc tự do và tốt đẹp hơn.
– Phơi bày sự chuyên chế và đàn áp nhân quyền ở Trung Quốc đương đại
Biểu diễn của Shen Yun không chỉ thể hiện vẻ đẹp của nền văn minh cổ đại Trung Hoa mà còn vạch trần sâu sắc sự cai trị tàn bạo hiện nay của ĐCSTQ, bao gồm cả cuộc đàn áp người tập Pháp Luân Công, đồng thời thể hiện các giá nhân quyền đau đớn đằng sau hình ảnh quốc tế giả dối về cái gọi là “trỗi dậy hòa bình”.
– Lật ngược những luận điệu giả dối trong tuyên truyền chống Pháp Luân Công
ĐCSTQ đã sử dụng các phương tiện truyền thông do chính phủ kiểm soát để bôi nhọ Pháp Luân Công trong nhiều năm. Tuy nhiên, những thành tựu nghệ thuật và giá trị tinh thần mà Shen Yun thể hiện đã trực tiếp bác bỏ tuyên truyền bôi nhọ của ĐCSTQ, khiến ĐCSTQ tăng cường lực độ tấn công Shen Yun hơn nữa.
Vậy vì sao ĐCSTQ lại chọn New York Times làm công cụ để tấn công Đoàn nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun và Pháp Luân Công ở nước ngoài?
– Uy tín và ảnh hưởng toàn cầu
Là một trong những tờ báo có ảnh hưởng nhất trên thế giới, New York Times có lượng độc giả rộng rãi. Khi một báo cáo tiêu cực được công bố, nó có thể nhanh chóng gây ảnh hưởng đến dư luận quốc tế và trở thành công cụ lý tưởng cho chiến dịch đưa tin sai lệch của ĐCSTQ.
– Kinh nghiệm thao túng truyền thông
Các tài liệu nội bộ của ĐCSTQ cho thấy họ đã xây dựng một chiến lược thâm nhập vào các phương tiện truyền thông phương Tây, nhắm vào các nhà báo, học giả và các tổ chức tư vấn, nhằm cài cắm những câu chuyện có lợi cho ĐCSTQ trên các phương tiện truyền thông chính thống.
– Lợi dụng những người bất mãn, từng ở trong nội bộ
ĐCSTQ bị nghi ngờ đã giúp New York Times liên hệ với các thành viên cũ có mối quan hệ rạn nứt với Shen Yun, trộn lẫn thông tin thật và sai để tạo ra những câu chuyện tiêu cực hấp dẫn, từ đó làm tăng độ tin cậy của thông tin sai lệch.
– Phối hợp truyền thông để tấn công
ĐCSTQ đã sử dụng một cuộc tấn công trên các phương tiện truyền thông đa kênh, bao gồm cả các phương tiện truyền thông chính thức và những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, để tạo ra “sự đồng thuận của dư luận” chống lại Shen Yun.
– Tạo hình ảnh tiêu cực trước công chúng
ĐCSTQ đã lợi dụng tờ New York Times để đăng cái gọi là “báo cáo chuyên sâu” nhằm tạo ra hình ảnh tiêu cực về Shen Yun, và khơi dậy sự nghi ngờ của công chúng thông qua các báo cáo dài. Những báo cáo này thường sử dụng những sự kiện có chọn lọc và những câu chuyện thiên vị, để miêu tả Shen Yun là một nhóm gây tranh cãi, nhằm làm suy giảm danh tiếng văn hóa quốc tế của đoàn nghệ thuật này.
– Can thiệp vào thị trường biểu diễn
Bằng cách lan truyền những thông tin bất lợi trên các phương tiện truyền thông, ĐCSTQ đã cố gắng gây ảnh hưởng đến thị trường biểu diễn của Shen Yun, khiến các nhà quản lý rạp hát và nhà tài trợ lo ngại “rủi ro chính trị” tiềm ẩn, sau đó hủy hợp đồng biểu diễn. Chiến thuật này đã thành công trong việc làm gián đoạn lịch diễn của Shen Yun ở một số quốc gia.
Thủ pháp điều khiển chiến tranh dư luận của ĐCSTQ
- Thao túng mạng xã hội
Chiến dịch truyền thông xã hội do ĐCSTQ điều phối bao gồm các tài khoản giả mạo, mạo danh người điều hành Shen Yun, truyền bá nội dung vu khống và sử dụng những người có ảnh hưởng để khuếch đại những câu chuyện thù địch.
- Phân phối và khuếch đại nội dung
Có báo cáo cho rằng các gián điệp của ĐCSTQ cung cấp những câu chuyện tiêu cực được được chuẩn bị sẵn cho tờ New York Times, đồng thời quảng bá chúng thông qua những người có ảnh hưởng thân cộng để mở rộng ảnh hưởng của họ.
- Thao túng báo cáo điều tra
Dưới chiêu bài đưa tin điều tra, ĐCSTQ thao túng giới truyền thông điều tra Shen Yun, nhằm tạo ra bầu không khí nghi ngờ và tranh cãi.
Việc ĐCSTQ sử dụng tờ New York Times để tấn công Shen Yun là một chiến lược có chủ ý, nhằm trấn áp các câu chuyện văn hóa bất đồng chính kiến và mở rộng tuyên truyền quốc tế. Bằng cách tận dụng uy tín và ảnh hưởng toàn cầu của tờ New York Times, ĐCSTQ tìm cách làm suy yếu tính hợp pháp của Shen Yun, đồng thời củng cố sự độc quyền của đảng này đối với văn hóa Trung Quốc. Nhận thức được những thủ đoạn này có thể giúp chống lại sự xâm nhập của các chế độ độc tài vào hệ sinh thái truyền thông dân chủ.
Từ khóa Đoàn Nghệ thuật Shen Yun Pháp Luân Công New York Times