‘Truyền thông cánh tả bênh Hamas chống Trump: máu vấy trên tay ai?’
- David Friedman
- •
Hôm thứ Hai (14/5), Hoa Kỳ cuối cùng đã mở Đại sứ quán tại Jerusalem, thủ đô của Israel. Việc khai trương này diễn ra đúng vào ngày mà cách đó 70 năm, Tổng thống Harry Truman đã dẫn dắt Hoa Kỳ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới công nhận Israel là một quốc gia độc lập có chủ quyền. Sự kiện khai trương sứ quán Mỹ tại Jerusalem hôm 14/5, do Tổng thống Donald Trump chỉ đạo thực hiện, đã góp thêm nữa vào tình hữu nghị lâu dài và độc đáo giữa Hoa Kỳ và Nhà nước Israel.
Tuy nhiên, việc di chuyển Đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv tới Jerusalem không chỉ là một hành động hữu nghị. Đó là một hành động mà Quốc hội Mỹ đã xác nhận từ trước. Năm 1995, cả hai viện Quốc hội đều thống nhất cao thông qua Luật Đại sứ quán Jerusalem kêu gọi lập sứ quán Mỹ tại thành phố Thánh địa này. Lần gần nhất là vào năm ngoái, Thượng viện Mỹ tái khẳng định Đạo luật Đại sứ quán Jerusalem bằng một cuộc bỏ phiếu nhất trí 100% (90 phiếu thuận, ko có phiếu chống). Mặc dù những nhà lãnh đạo chính phủ trước đó thỉnh thoảng đã tranh luận rằng Đại sứ quán Mỹ chỉ nên di chuyển về Jerusalem khi có thỏa thuận hòa bình chính thức giữa Israel và Palestine, nhưng Quốc hội không có ý kiến gì thêm.
Các cựu Tổng thống Clinton, Bush và Obama trong các chiến dịch tranh cử đều cam kết rằng Jerusalem phải luôn là thủ đô của Israel. Các ông Clinton và Bush cũng hứa sẽ di dời Đại sứ quán Mỹ tới Jerusalem. Không ai trong số họ giữ lời của mình. Tổng thống Trump đã đưa ra một lời hứa tương tự, nhưng trái ngược với những người tiền nhiệm, ông đã giữ lời.
Lễ khai trương Đại sứ quán là một sự kiện tuyệt vời và trang trọng với sự tham dự trực tiếp của hàng trăm người và hàng triệu người theo dõi sự kiện qua truyền hình. Khi buổi lễ diễn ra, có một vài cuộc biểu tình lẻ tẻ, yên bình của hàng trăm ngàn người Ả Rập sống ở Jerusalem. Bờ Tây vẫn duy trì yên ổn.
Sự thành công rõ ràng của lễ khai trương Đại sứ quán Mỹ tại Jerusalem khiến truyền thông tự do cánh tả tức giận. Đây có phải là một chiến thắng ngoại giao khác của Tổng thống Trump? Viễn cảnh đó khiến truyền thông cánh tả không thể chịu nổi.
Và Hamas đã xuất hiện để giải cứu cánh tả. Những tên côn đồ này, được xác nhận gần như là một tổ chức khủng bố, đã nổi loạn ở Gaza trong sáu tuần qua vì những lý do có mục đích không liên quan đến việc Mỹ chuyển sứ quán tới Jerusalem. Họ đã sẵn lòng cung cấp cho giới truyền thông cánh tả một khía cạnh tối tăm cho một câu chuyện giật gân khác.
Trong nhiều tuần, Hamas đã theo đuổi một hoạt động trực tiếp và rõ ràng chống lại Israel: Vào những ngày thứ Sáu, sau khi khuấy động cảm xúc những người cầu nguyện hàng tuần, Hamas đã kích động người dân Gaza tấn công dữ dội vào khu vực biên giới với Israel, hy vọng sẽ phá vỡ hàng rào biên giới và tràn qua giết hại công dân Israel, bắt cóc lính Israel. Ngoài ra, với dự liệu về những nỗ lực ác ý đó sẽ thất bại, Hamas cũng đã tạo ra “các quả bom diều” được sơn các biểu tượng của Đức Quốc Xã và chúng sẽ được thả bay về hướng Israel khi có gió thuận chiều.
Không có quốc gia nào trên thế giới cho phép người nước ngoài xâm chiếm biên giới của mình. Dù chỉ là nhất thời. Khi những kẻ xâm lược tuyên bố ý định giết chết công dân của quốc gia mà họ xâm phạm, thì thật nực cười còn có ý kiến rằng một phản ứng mạnh mẽ sẽ không xảy ra.
Thật đáng tiếc, Hamas đã thuyết phục được những người trẻ tuổi đa cảm rằng đường biên giới này đã bị vi phạm và hướng dẫn tất cả họ chạy đến Jerusalem, giết chết người Israel – kẻ thù của họ. Hàng ngàn người thật tiếc đã nghe theo Hamas và dấn thân vào con đường xấu xa này.
Khoảng 60 người Palestine sống tại Gaza, phần lớn trong số họ chính là những kẻ khủng bố Hamas, đã mất mạng vì tổ chức Hamas biến họ thành một quả bom tự sát tập thể. Họ không phải là anh hùng hay những người biểu tình hòa bình như những gì được truyền thông cánh tả tung hô.
Ít nhất họ không phải là như thế cho tới khi các phương tiện truyền thông cánh tả mô tả về hiện trường các vụ bạo động. Thất vọng cho một câu chuyện để làm mất uy tín về quyết định của tổng thống Trump trong việc di chuyển Đại sứ quán Mỹ đến Jerusalem. Họ phát sóng lễ khai trương sứ quán trên một bên màn hình chia đôi, đồng thời hiển thị bên cạnh là các cuộc bạo loạn ở Gaza, và lên án những người tham gia buổi lễ đã vô cảm với cuộc thảm sát diễn ra ngay bên cạnh, trong khi thực tế những cuộc bạo động đó xảy ra cánh địa điểm tổ chức buổi lễ 60 dặm.
Ngày hôm sau, các phương tiện truyền thông cánh tả đã phỉ báng tất cả mọi người liên quan đến việc chuyển Đại sứ quán và tôn vinh những kẻ khủng bố Hamas. Các nhà ngoại giao thất bại không bao giờ mang lại hòa bình hay ổn định cho khu vực đã được kéo ra khỏi sự lãng quên để khuấy động tư duy vốn đã vôi hóa của họ. Và sự tồi tệ nhất thậm chí còn cáo buộc chính quyền Trump có vấy máu trong các cuộc bạo lực đó. Đáng kể là, không có bất kỳ một chuyên gia nào đưa ra được một giải pháp thay thế ít mang tính sát thương hơn để bảo vệ Israel khỏi bị bao vậy bởi những kẻ giết người hoặc giúp lính Israel tránh được tầm sát thương của súng ngắn, các thiết bị nổ cải tiến hoặc bom xăng.
Không hề có sai lầm nào cả. Mọi sinh mệnh sống đều đáng quý như nhau, dù là người Do Thái, người Palestine hay sắc tộc nào khác. Nhưng không một quốc gia nào nên được yêu cầu hy sinh công dân của mình để bảo vệ tính mạng của những kẻ xâm nhập hung hăng có ý định giết người và gây ra tình trạng lộn xộn.
Trớ trêu thay, Hamas thời gian gần đây đã nhận ra thực tế rằng hầu hết các nhà báo có trách nhiệm đều nhận thức được trò chơi của họ và tổ chức khủng bố này đang cân nhắc chấm dứt các cuộc tấn công tự sát trên biên giới Israel. Nhưng việc nhìn thấy cơ hội có thể khiến những phóng viên sẵn sàng làm sáng tỏ một câu chuyện tiêu cực về tổng thống Mỹ viết bài bao phủ toàn bộ trang chủ hoặc vị trí nổi bật trên các tờ báo, Hamas đã nhiệt tình đưa những người trẻ của tổ chức này trở lại ngọn lửa bạo lực. Vậy ai mới thực sự vấy máu trên tay?
Tác giả: David Friedman – Đại sứ Mỹ tại Israel
Biên dịch: Minh Khuê
Xem thêm:
Từ khóa Donald Trump Israel cánh tả cánh hữu Xung đột Israel - Palestine Hamas David Friedman