Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cảnh báo người dân nước này không nên đi theo “vết xe đổ” của ông khi tiêm vắc-xin Sinopharm do Trung Quốc sản xuất. Đây là loại vắc-xin chưa được cơ quan quản lý y tế của Philippines cấp phép sử dụng.

vắc-xin
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. (Ảnh: Wikimedia/CC-BY-SA-4.0)

Ông Duterte thừa nhận đã tiêm vắc-xin Sinopharm vào hôm 3/5 vừa qua, mặc dù loại vắc-xin này chưa được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Philippines phê duyệt. Sau đó, ông đã yêu cầu Trung Quốc nhận lại 1.000 liều vắc-xin Sinopharm đã viện trợ với lý do công ty này chưa nộp đơn xin phép sử dụng chính thức lên FDA Philippines.

Cả tổng thống và các nhân viên an ninh của ông đã vấp phải sự chỉ trích đến từ dư luận trong nước sau khi tiêm vắc -xin COVID-19 do Trung Quốc sản xuất. Sau khi xảy ra vụ việc này, ông Duterte đã nói với người dân Philippines rằng: “Đừng làm giống như tôi”.

“Loại vắc-xin này rất nguy hiểm vì chưa qua nghiên cứu, và nó có thể không tốt cho cơ thể. Hãy cứ để tôi là người duy nhất sử dụng nó”.

“Hãy loại bỏ chúng ra khỏi đất nước, để không xảy ra vấn đề gì”, Duterte nói về những liều vắc-xin Sinopharm vẫn đang lưu hành tại Philippines.

Theo truyền thông địa phương Rappler, ban đầu vị lãnh đạo 76 tuổi có thái độ bảo vệ cho hành động của mình, khi nói rằng đó chỉ là “yêu cầu cá nhân”.

Ông giải thích việc mình tiêm vắc-xin của Trung Quốc là theo lời khuyên của bác sĩ và cũng không vi phạm quy định nào bởi đây là trường hợp sử dụng đồ từ thiện, và rằng ông có quyền tự quyết định về cuộc sống của mình.

“Chúng tôi xin lỗi và chúng tôi xin nhận trách nhiệm,” ông nói. “Chúng tôi xin lỗi, các bạn đúng, còn chúng tôi đã sai.”

Philippines là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của COVID-19 ở Đông Nam Á, với tổng số hơn 1 triệu ca nhiễm và hơn 16.000 trường hợp tử vong, theo ABS-CBN News.

Ông Duterte đề cập rằng Trung Quốc chỉ nên gửi vắc-xin Sinovac trong tương lai, sau khi đã được sự chấp thuận từ phía các cơ quan có thẩm quyền liên quan của Philippines.

Nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược về tiêm chủng của Tổ chức Y tế Thế giới (SAGE) tin rằng vắc-xin Sinovac có hiệu quả trong việc ngăn ngừa COVID-19 ở người lớn với độ tuổi từ 18-59, nhưng không có dữ liệu nào về nguy cơ gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, theo Reuters. Còn đối với vắc-xin Sinopharm, các chuyên gia cho rằng họ “không mấy tin tưởng” vào một số dữ liệu mà Sinopharm cung cấp về vắc-xin COVID-19 của công ty, trong đó liên quan đến nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng ở một số bệnh nhân.

Hiệu quả của vắc-xin do Trung Quốc sản xuất đã bị nghi ngờ do dữ liệu thử nghiệm của họ thiếu minh bạch. Việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) che đậy những ca tử vong liên quan đến vắc-xin sản xuất trong nước cũng khiến công chúng lo ngại.

Một cư dân mạng Trung Quốc tiết lộ rằng anh trai 28 tuổi của cô là cảnh sát biên phòng ở thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc, đã tử vong vào ngày 15/4 vừa qua sau khi tiêm 2 liều vắc-xin Sinopharm lần lượt vào các ngày 11/1 và 8/2.

Sau khi cô đăng lên mạng vụ việc về cái chết của anh trai mình, cô đã nhận được cuộc gọi từ lãnh đạo của anh trai và Cơ quan Y tế quận Futian. Họ đã cảnh báo với cô về các tác động tiêu cực mà bài đăng của cô có thể tạo ra. Sau đó, cô phát hiện ra bài viết của mình đã bị xóa mà không cần thông báo.

Tại Hồng Kông, các báo cáo về những trường hợp tử vong tương tự cũng được đăng trên những phương tiện truyền thông địa phương. Ngày 26/4 vừa qua, Bộ Y tế Hồng Kông cho biết một nam bác sĩ 63 tuổi đã tử vong 10 ngày sau khi tiêm liều thứ 2 của vắc-xin Sinovac.

Tính đến ngày 26/4, dữ liệu cho thấy đã có 24 ca tử vong sau khi tiêm vắc-xin ở Hồng Kông, 20 trường hợp trong số đó đã tiêm vắc-xin Sinovac, mặc dù không có bằng chứng nào cho thấy mối liên hệ giữa các ca tử vong và việc tiêm vắc-xin, theo Apple Daily đưa tin.

Theo The Epoch Times,

Phan Anh

Xem thêm: