Công việc phá dỡ đống đổ nát đã hoàn tất, theo lực lượng cứu hộ Ukraine thông báo 5/9, có thể vẫn còn nạn nhân chưa tìm thấy. Con số tính đến nay là 55 tử vong, và 328 bị thương.

240905Poltava02
Cứu trợ tại trường quân sự Poltava vẫn tiếp diễn (nguồn ảnh DSNS)
240905Poltava03
Tòa nhà chính 6 tầng của trường quân sự Poltava đã bị hư hại hoàn toàn (nguồn ảnh DSNS)

Như tin đã đưa, ngày 3/9, Viện Truyền Thông (Nga nói đó là cơ sở đào tạo quân sự) thuộc tỉnh Poltava Ukraine bị 2 quả tên lửa đạn đạo Iskander của Nga đánh trúng. Ukraine báo cáo 1 bệnh viện và một số tòa nhà lân cận trường cũng bị ảnh hưởng, và xác định đây là một trong những lần bị không kích mà có thiệt hại nặng nhất.

Tỉnh Poltava để tang 3 ngày. Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố lên án Nga “bằng những lời lẽ mạnh mẽ nhất có thể” và nói Mỹ sẽ “sát cánh” cùng Ukraine cho tới thắng lợi.

Theo báo cáo mới nhất từ Lực lượng Cứu hộ Khẩn cấp Ukraine, ngày 5/9, họ đã huy động tới 215 nhân viên cứu hộ cùng 36 thiết bị cho công tác này. Hơn 2.000 tấn mảnh vụn xây dựng được tháo dỡ, đánh dấu việc thu dọn phần đống đổ nát đã hoàn tất.

Con số tử vong tính đến nay là 55 người, còn bị thương là 328 người. Cứu hộ cho rằng vẫn tiếp tục tìm kiếm nạn nhân.

Ngày 4/9, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố họ đã thành công đánh trúng cơ sở đào tạo quân sự mà trong đó có các huấn luyện viên của NATO.

Trận Poltava lịch sử (1709)

Cái tên Poltava gợi lại trận chiến lịch sử ở nơi này. Vua Karl XII (Charles) của Đế quốc Thụy Điển đích thân tham chiến, còn phía Nga là Vua Pyotr I (Peter) thân chinh thống lĩnh.

Trận chiến đánh dấu khởi đầu cho sự sụp đổ của Đế quốc Thụy Điển, và sự quật khởi của Đế chế Nga của Pyotr Đại đế, là một trong những trận chiến quan trọng trong lịch sử Châu Âu.

Trước khi giao tranh, rất khó nói được bên nào sẽ thắng. Quân Thụy Điển lúc đó danh tiếng rất thịnh, nhưng tới thời điểm trước thềm trận Poltava thì đã bị hao mòn rất nhiều sau thời gian dài viễn chinh. Quân Nga của nhà vua trẻ tuổi không có được danh tiếng thịnh vượng như vậy.

Một tướng và cũng là quản lý Cossack địa phương, Ivan Mazepa, đã phản chiến, phản lại Pyotr để đầu nhập vào quân Karl.

Trận Poltava trở thành điểm chốt trong việc Nga có thể bảo vệ được chủ quyền hay không.

Kết quả, quân Nga đại thắng, vua Thụy Điển tháo chạy. Trận chiến không chỉ đem lại vinh quang cho vua Nga, đánh cột mốc bước đầu Đế quốc Thụy Điển sụp đổ, mà cũng đồng thời chấm dứt sự nghiệp của nhóm Cossack.

Hiện nay, Nga coi Mazepa là kẻ phản bội. Còn Ukraine tôn vinh Mazepa là anh hùng dân tộc (người phía Tây Ukraine tự coi là hậu duệ của người Cossack).

Thụy Điển, trong bối cảnh giao tranh giữa NATO và Nga, đã tham gia NATO, chấm dứt 200 năm trung lập.

Truyền thông phương Tây thường miêu tả Tổng thống Nga Putin là người ôm giấc mộng bá chủ nước lớn, tái hiện Đế chế Nga của Pyotr Đại đế năm xưa. Tuy rằng luận điểm này của phương Tây không có bất kỳ bằng chứng nào thuyết phục —đặc biệt khi mà chi tiêu quân sự hàng năm của Nga chỉ bằng 1/13 chi tiêu quân sự hàng năm của Mỹ— nhưng mà truyền thông nói nhiều quá, nên người ta đôi lúc đặt hình ảnh Liên bang Nga ngày nay và Đế chế Nga trong lịch sử.

Có lẽ vì nhiều điểm gợi lại có tính tương đồng, mà hiện nay cư dân mạng phe Nga đang gợi lại trận Poltava này. Ngay cả truyền thông Nga cũng nhắc lại trận Poltava khi đưa tin về vụ trường quân sự Poltava bị đánh sập, mà trong đó có các nhân viên quân sự của NATO, có mặt ở Ukraine với danh nghĩa huấn luyện viên, tư vấn quân sự, v.v. Cư dân mạng xã hội cho rằng con số thương vong ở Poltava kỳ thực cao hơn con số mà Ukraine công bố rất nhiều.

  • Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom bất ngờ từ chức — Ngày 4/9, chỉ 1 ngày sau vụ trường quân sự Poltava bị đánh sập, Ngoại trưởng Thụy Điển Billstrom bất ngờ từ chức nhưng không nói rõ bất kỳ lý do gì. Ông là người thuộc phe xúc tiến Thụy Điển gia nhập NATO, kết thúc 200 năm trung lập, và cũng là người ủng hộ mạnh mẽ chính quyền Kiev.

Nhật Tân