Việt Nam: Đo thân nhiệt tại cửa khẩu để giám sát bệnh đậu mùa khỉ
- Minh Long
- •
Đến ngày 15/8, 92 quốc gia đã ghi nhận trên 35.000 ca bệnh đậu mùa khỉ, trong đó có 12 trường hợp tử vong. Hiện, một số quốc gia gần với Việt Nam như Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản đã ghi nhận trường hợp bệnh xâm nhập.
- Nghiên cứu: Quan hệ tình dục đồng tính nam làm lây lan bệnh đậu mùa khỉ là chính
- CDC Hoa Kỳ cập nhật hướng dẫn sau khi chó xét nghiệm dương tính với bệnh đậu mùa khỉ
- WHO: Chưa cần thiết tiêm vắc-xin phòng bệnh đậu mùa khỉ trên diện rộng
Ngày 22/8, Bộ Y tế Việt Nam đã ban hành quyết định hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.
Theo Bộ Y tế, bệnh đậu mùa khỉ không phải là bệnh mới, bệnh được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1958 trên các đàn khi được nuôi để nghiên cứu. Trường hợp bệnh đầu tiên ở người được ghi nhận vào năm 1970 tại Cộng hòa Dân chủ Congo, kể từ đó bệnh ở người trở thành bệnh lưu hành ở khu vực Trung Phi và Tây Phi.
Từ tháng 5/2022 đến nay, dịch có diễn biến bất thường, đã ghi nhận dịch tại 12 quốc gia khu vực châu Âu, đây là lần đầu tiên ghi nhận các ổ dịch tại khu vực này, mà chưa xác định được mối liên hệ với khu vực dịch lưu hành trước đó. Tiếp đó, dịch bệnh đã gia tăng liên tục cả về số ca mắc và số quốc gia, vùng lãnh thổ ghi nhận trường hợp bệnh.
Bộ Y tế cho biết ngày 23/7, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố dịch bệnh này là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế.
Đến ngày 15/8, 92 quốc gia đã ghi nhận trên 35.000 ca mắc, trong đó có 12 trường hợp tử vong. Hiện,một số quốc gia gần với Việt Nam như Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản đã ghi nhận trường hợp bệnh xâm nhập.
Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu giám sát ca bệnh tại cửa khẩu thông qua đo thân nhiệt, giám sát kiểm dịch viên y tế hoặc nhận thông tin từ người nhập cảnh khai báo.
Trường hợp phát hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh cần chuyển nơi cách ly tạm thời để khai thác yếu tố dịch tễ và khám sơ bộ. Căn cứ theo kết quả khai báo, khai thác dịch tễ để chuyển hành khách về cơ sở y tế để chẩn đoán, điều trị hoặc đề nghị hành khách tự theo dõi sức khỏe trong vòng 21 ngày từ ngày nhập cảnh.
Người nhập cảnh từ quốc gia, khu vực có dịch lưu hành cần theo dõi sức khỏe trong 21 ngày kể từ ngày nhập cảnh. Khi có triệu chứng phát ban, nhức đầu, sốt, ớn lạnh, đau họng, khó chịu, mệt mỏi và nổi hạch cần hạn chế tiếp xúc người khác và tới cơ sở y tế gần nhất.
Trước đó, hôm 27/7, giới chức TP.HCM có công văn gửi Bộ Y tế, đề xuất yêu cầu khai báo y tế đối với khách nhập cảnh, nhằm phát hiện sớm trường hợp nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ tại các cửa khẩu để truy vết, điều tra.
Theo giới chức thành phố, mẫu khai báo y tế đối với bệnh đậu mùa khỉ cho người nhập cảnh bao gồm thông tin cá nhân và 3 câu hỏi về khả năng tiếp xúc, trạng thái cơ thể và các triệu chứng nếu có.
3 câu hỏi gồm: Có tiếp xúc người nghi mắc/mắc bệnh đậu mùa khỉ trong 21 ngày qua? Có biểu hiện sốt không? Có bị nổi hạch, phát ban, nổi mụn nước, mụn mủ trên cơ thể?
Theo Bộ Y tế, đến ngày 21/8, Việt Nam vẫn chưa ghi nhận trường hợp bệnh đậu mùa khỉ. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, trường hợp nghi ngờ là người có phát ban cấp tính dạng mụn nước hoặc mụn mủ và không giải thích được bằng các bệnh phát ban phổ biến khác (thủy đậu, herpes, sởi, nhiễm trùng da do vi khuẩn, lậu, giang mai.
Ca nghi ngờ có một hoặc nhiều triệu chứng sau:
- Đau đầu;
- Sốt (>38,5°C);
- Nổi hạch (sưng hạch bạch huyết);
- Đau cơ, đau lưng, đau nhức cơ thể;
- Mệt mỏi.
Ca nghi ngờ có một hoặc nhiều yếu tố dịch tễ sau:
Từ khóa Bộ Y tế Bệnh đậu mùa khỉ