Báo cáo: Trung Quốc đang giam giữ hơn 300 tinh hoa trí thức người Duy Ngô Nhĩ
- Ngân Hà
- •
Một báo cáo mới đây đã xác nhận rằng chế độ Trung Quốc đang giam giữ hàng trăm nhân vật tinh hoa trí thức và văn hoá người Duy Ngô Nhĩ và người Thổ Nhĩ Kỳ theo Hồi giáo trong hệ thống trại giam rộng lớn của họ tại khu vực Tân Cương phía tây bắc Trung Quốc.
Check out our full database ➡️ ➡️ ➡️
We document 312 cases of disappeared Uyghur intellectuals in our new briefing.
This persecution constitutes eliticide & a significant component of genocide.
❌ Scholars
❌ Professors
❌ Poets
❌ Musicians
❌ Doctors
❌ Writers pic.twitter.com/JtUKTHanWF— Uyghur Human Rights Project (@UyghurProject) December 9, 2021
Báo cáo có tiêu đề “Sự biến mất của các tinh hoa trí thức và văn hoá Duy Ngô Nhĩ: Một hình thức diệt chủng mới” đã được công bố ngày 8/12 bởi Dự án Nhân quyền Duy Ngô Nhĩ (UHRP), một nhóm vận động nhân quyền có trụ trở tại Washington D.C., cho thấy ít nhất 312 nhân vật tinh hoa trí thức và văn hoá hiện đang bị ĐCSTQ giam giữ trong khu vực. Họ gồm các học giả, giáo sư, nhà thơ, nhạc sĩ, bác sĩ và nhà văn.
Tổng cộng, có khoảng hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ và người các dân tộc thiểu số khác đang bị giam cầm trong các nhà tù ở Trung Quốc.
UHRP đã tập hợp một cơ sở dữ liệu về 312 nhân vật tinh hoa đang bị giam giữ hoặc bỏ tù sau khi họ lần lượt ‘biến mất’ từ năm 2016 đến 2021.
“Cuộc bức hại các nhân vật tinh hoa trí thức và văn hoá người Duy Ngô Nhĩ và người Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ của Chính phủ Trung Quốc là một bộ phận cấu thành quan trọng của chiến dịch diệt chủng của Trung Quốc tại Đông Turkestan [Tân Cương],” báo cáo tuyên bố.
UHRP đã phân tích dữ liệu do các thành viên cộng đồng Duy Ngô Nhĩ ở nước ngoài thu thập được để dẫn chứng về việc nhiều nhân vật tinh hoa giới trí thức và văn hoá người Duy Ngô Nhĩ, người Kazal, và người Kyrgyz bị nghi ngờ là đang bị giam giữ hoặc cầm tù kể từ cuối năm 2021.
Báo cáo của UHRP đã nêu rõ trường hợp ba trí thức Duy Ngô Nhĩ bị bức hại, tất cả đã bị giam giữ hoặc biến mất vào năm 2017.
Giáo viên văn học và nhà thơ Duy Ngô Nhĩ Gulnisa Imin, được cho là bị giam giữ vì các sáng kiến của bà nhằm duy trì và thúc đẩy ngôn ngữ và văn hoá Duy Ngô Nhĩ. Trước khi biến mất, tác phẩm của bà đã được hoan nghênh rộng rãi, đặc biệt trên các nền tảng truyền thông xã hội trực tuyến như WeChat và QQ.
Đài phát thanh Tự do Châu Á được chính phủ Mỹ tài trợ ngày 6/12 đã đưa tin bà Gulnisa Imin bị kết án tù 17 năm rưỡi. Các cáo trạng đối với bà hiện vẫn chưa được biết.
Một chuyên gia về ngôn ngữ và di sản văn hoá Duy Ngô Nhĩ khác, Abudubesir Shukuri, giáo sư và trưởng khoa Văn tại Đại học Sư phạm Tân Cương, cũng đã mất tích kể từ ngày ông bị tạm giữ tại khu vực này trong năm 2017.
Học giả, nhà thư pháp và cựu nhà báo Duy Ngô Nhĩ, Exmet Momin Tarinmi, đã biến mất từ tháng 12/2017 khi ông đang hoàn thành chuyên đề luận án tiến sĩ về một chủ đề nhạy cảm là nguyên tắc chính trị tự trị tại khu vực, theo báo cáo.
UHRP cho biết, “Việc chính phủ Trung Quốc sử dụng hình thức diệt chủng mới này có thể cho thấy âm mưu diệt chủng và phá hủy cấu trúc văn hoá của người Duy Ngô Nhĩ.”
Báo cáo của UHRP ghi nhận rằng chế độ cộng sản Trung Quốc từ lâu đã bức hại và đàn áp giới tinh hoa Duy Ngô Nhĩ và quyền tự do của họ, đặc biệt gia tăng sức ép với những người lên tiếng phản đối các vụ vi phạm nhân quyền chống người Duy Ngô Nhĩ.
Báo cáo bổ sung rằng cuộc đàn áp này đã leo thang đáng kể kể từ năm 2017.
“Cuộc tấn công gần đây đối với các nhân vật tinh hoa trí thức và văn hoá Duy Ngô Nhĩ từ 2017 trở đi cho thấy cuộc bức hại đã leo thang đáng kể, ngay cả những người Duy Ngô Nhĩ trung thành với nhà nước và đảng hiện nay cũng đang trở thành đối tượng của những cáo buộc lố bịch như “kẻ hai mặt,” nghĩa là đạo đức giả về chính trị,” báo cáo cho biết.
Trong một tuyên bố với tờ Newsweek, Salih Hudayar, thủ tướng chính phủ Đông Turkistan lưu vong, cho biết việc các nhân vật tinh hoa văn hoá, trí thức và nhà kinh doanh Duy Ngô Nhĩ bị mất tích “là một phần của cuộc diệt chủng và thực dân hoá của Trung Quốc đang diễn ra ở Đông Turkistan.”
Chính phủ Trung Quốc từ lâu đã biện minh cho cuộc đàn áp đối với người Duy Ngô Nhĩ và các dân thiểu số khác là một phương cách để “giáo dục và chuyển hoá” những người bị coi là có nguy cơ thuộc “ba thế lực tà ác” là “cực đoan, ly khai và khủng bố.”
Trước khi Bắc Kinh công khai thừa nhận sự tồn tại của các nhà tù vào tháng 10/2018, họ đã thêu dệt câu chuyện những trung tâm này là cơ sở giáo dục thêm về “các kỹ năng nghề nghiệp,” như may vá và làm bánh.
Báo cáo được đưa ra sau phán quyết của một Toà án độc lập về Duy Ngô Nhĩ rằng hành vi của Đảng cộng sản Trung Quốc tại Tân Cương là tội diệt chủng.
Trong khi đó, ngày càng có nhiều nước cam kết tẩy chay ngoại giao đối với Thế vận hội Mùa đông sắp tới tại Bắc Kinh vì hồ sơ nhân quyền tồi tệ của Trung Quốc, bao gồm Mỹ, Canada, Úc, Vương quốc Anh và Lithuania.
Ngân Hà (theo Newsweek)
Xem thêm:
Từ khóa Dòng sự kiện diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ ĐCSTQ đàn áp trí thức Duy Ngô Nhĩ