Bí ẩn thời khắc cuối cùng: Ông Tập Cận Bình sẽ dẫn dắt Trung Quốc theo hướng nào?
- Minh Ngọc
- •
Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vừa kết thúc, kênh truyền thông Đài Loan đã đăng tải bài báo chỉ ra rằng, nguy cơ “vong đảng vong quốc” hiện tại không hề giảm đi, ngược lại còn thậm tệ hơn. Khi “thời khắc cuối cùng” bí ẩn năm 2022 đến, khả năng sẽ xuất hiện 3 hướng đi cho Trung Quốc. Trung Quốc do Tập Cận Bình chấp chính, sẽ đi theo hướng nào vẫn luôn là vấn đề được giới phân tích bình luận quan tâm, nhưng hiện tại có nhiều quan điểm cùng nhận định rằng, nếu không từ bỏ ĐCSTQ, ông Tập khó có thể phục hưng đất nước.
Bài báo “Ba hướng đi của Trung Quốc năm 2022” đăng trên Upmedia ngày 2/11 đã viết, sau khi Đại hội 19 kết thúc, dư luận cơ bản đã đồng thuận với việc ông Tập Cận Bình sẽ tiếp tục nắm quyền sau Đại hội 20, và hiện tại người ta đang tranh luận xem ông Tập sẽ đưa Trung Quốc đi theo hướng nào?
Bài báo chỉ ra, tại Đại hội 18 của ĐCSTQ (năm 2012), mặc dù trên biểu hiện thì kinh tế vẫn đang “phát triển”, nhưng ĐCSTQ đã lâm vào nguy cơ sống còn. Khi đó, ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo đã từng công khai nói với giới truyền thông rằng tình trạng quan chức tham ô tham nhũng rất nghiêm trọng, và nguy cơ “vong đảng vong quốc” đang rất gần trước mắt. Đến Đại hội 19 năm 2017, nguy cơ “vong đảng vong quốc” này lại càng nghiêm trọng hơn.
Tác giả bài viết cũng đề cập đến “thời khắc cuối cùng” và đó chính là thời điểm Đại hội 20 diễn ra vào năm 2022, trừ phi đại hội này bị trì hoãn hoặc bị hủy bỏ. Bài báo viết, cái gọi là “thời khắc cuối cùng” không phải là thời điểm kết thúc cuộc chơi, mà ám chỉ ngã rẽ thay đổi bố cục lịch sử, cho dù là chủ động hay là bị động, đều sẽ đi vào một con đường trong số các ngã rẽ này.
Vậy tại sao “thời khắc cuối cùng” lại ấn định vào năm 2022? Tác giả cho rằng, Đại hội 19 năm 2017, ông Tập Cận Bình cho dù vẫn để cho người ta có đủ không gian tưởng tượng tương lai của Trung Quốc, nhưng mọi thứ sẽ được xác định trong giai đoạn 2018 – 2022. Một khi đã xác định được bố cục, thì có thể thấy rõ được Trung Quốc rốt cuộc sẽ như thế nào, không cần phải thấp thỏm đoán mò nữa.
Bài viết này phân tích 3 hướng đi của Trung Quốc khi mà “thời khắc cuối cùng” năm 2022 tới.
Theo đó, hướng đi thứ nhất bài báo gọi là “Trung Quốc phát xít”. Chủ yếu do cái gọi là “nền kinh tế mới nổi” hơn 30 năm nay của Trung Quốc, đã khiến một phương thức cực kỳ biến dạng trong hệ thống tài chính thâm nhập vào toàn bộ cơ cấu kinh tế của Trung Quốc, mà nhóm người làm ra những thứ biến dạng đang thao túng cục diện này lại không phải là người thuộc phe phái ông Tập. Quay trở lại mà nhìn cái gọi là chống tham nhũng 5 năm qua, thực tế chính là một phong trào “vận động chống tham nhũng”, đã khiến những người đang thao túng bỡn cợt hệ thống tài chính này rơi vào trạng thái mơ hồ. Theo hướng này, cách hữu hiệu nhất để ông Tập Cận Bình trừng phạt đối thủ của mình chính là sử dụng biện pháp “phát xít”, ví như phân phối lại sức mạnh quân sự mang tính cưỡng chế, ngòi bút và mũi dao là thứ công cụ quan trọng để ông Tập “chống tham nhũng”.
Hướng đi thứ 2 là biến Trung Quốc trở thành quốc gia do gia tộc lũng đoạn. Tức là một Trung Quốc lẫn lộn giữa đảng và quốc gia dần dần bước vào kiểu gia tộc hóa quốc gia. Những tập đoàn “danh gia vọng tộc” phân chia địa bàn, tài nguyên. Giữa các gia tộc với nhau sẽ đạt được sự cân bằng nhờ cạnh tranh lẫn nhau.
Hướng đi thứ 3 chính là trực tiếp đưa Trung Quốc đi theo con đường của Tưởng Kinh Quốc thời Dân quốc khi “thử nghiệm dân chủ Đài Loan” (con trai cả của Tưởng Giới Thạch, là người đặt nền móng cho dân chủ Đài Loan vào thập niên 1980, cho phép Đài Loan đa đảng, nới dần chế độ quân phiệt), hoặc “một quốc gia nhiều chế độ như Hồng Kông”.
Có điều, những phân tích của bài viết này chỉ dừng ở sự biến đổi cục diện của Trung Quốc, mà không đề cập đến sự ảnh hưởng của hình thái ý thức và thể chế cố hữu của ĐCSTQ. Về vấn đề này, giới quan sát cũng có không ít quan điểm cho rằng, dù chọn đi theo con đường nào, thì thể chế ĐCSTQ vẫn là một thể chế tà ác, chỉ có xóa bỏ ĐCSTQ thì ông Tập Cận Bình mới có hy vọng phục hưng Trung Quốc.
Nhà bình luận chính trị nổi tiếng Trần Phá Không hồi đầu năm khi diễn giảng tại Toyko cũng đề cập rằng “dân chủ hóa là lối thoát duy nhất cho Trung Quốc.”
Trước đó, Epoch Times từng xuất bản bài báo có tiêu đề “Từ bỏ ĐCSTQ, Tập Cận Bình có hy vọng lưu danh sử sách”. Bài báo viết, nhìn từ góc độ lịch sử hơn 60 năm qua, ông Tập Cận Bình sẽ không có lựa chọn thứ ba, hoặc là tiếp tục kế thừa con đường nợ máu của ĐCSTQ, hoặc là từ bỏ ĐCSTQ để bước sang tự do. Thêm nữa, bài báo viết ông Tập nếu như có thể tận dụng vị trí và ưu thế đặc biệt của mình để xóa bỏ ĐCSTQ, cứu vãn nguy cơ cho dân tộc, thì có thể lưu danh sử sách; dân tộc Trung Hoa sau khi xóa bỏ ĐCSTQ, nhất định sẽ mở ra một thời kỳ thịnh thế và phục hưng thực sự.
Minh Ngọc
Xem thêm:
Từ khóa Tập Cận Bình Đảng Cộng Sản Trung Quốc Chính trị Trung Quốc